Nguyên nhân nào khiến chính phủ Nhật siết chặt quản lý tu nghiệp sinh?

Tình trạng vi phạm luật lao động tại các công ty có tiếp nhận tu nghiệp sinh đã diễn ra tràn lan tại Nhật.

22:00 19/03/2018

Nguyên nhân nào khiến chính phủ Nhật siết chặt quản lý tu nghiệp sinh?

Những doanh nghiệp Nhật cuối cùng cũng đã cởi mở hơn với ý tưởng chấp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài làm việc tại nước này.

Tuy nhiên, ngày một nhiều ý kiến chỉ trích về tình trạng vi phạm nhân quyền, và nhiều người đang gây áp lực để yêu cầu các công ty tuân thủ luật lao động, theo khẳng định của báo Nikkei.

Vào tháng 11/2017, chính phủ Nhật đã chính thức thông qua luật để cải thiện điều kiện lao động cho tu nghiệp sinh. Luật mới sẽ yêu cầu khoảng hơn 2.000 tổ chức giám sát, công ty và nông trại có tiếp nhận tu nghiệp sinh phải có trách nhiệm giải trình cao hơn.

Luật mới được thông qua sau khi có quá nhiều những lời phàn nàn về việc tu nghiệp sinh phải làm việc quá nhiều giờ, không được thanh toán đầy đủ lương. Tu nghiệp sinh có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại Nhật.

Việc chính phủ Nhật muốn áp dụng luật mới được coi như cách để giúp cho chương trình này trở nên hấp dẫn hơn đối với những tu nghiệp sinh tương lai.

Năm 2016, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm Luật Lao động của nước này. Trong số những công ty bị kiểm tra, có đến 70% vi phạm luật lao động. Vi phạm phổ biến có thể kể đến là làm việc quá giờ.

Có trường hợp, một tu nghiệp sinh người Trung Quốc đã phải làm việc tại một nhà máy may hơn 15 tiếng mỗi ngày, mức lương anh này nhận được chỉ là 400 yên tức khoảng 3,77USD/giờ.

Sau khi phóng sự về vụ việc vi phạm luật lao động này được phát sóng, một công ty may mặc đã phải đưa ra thông báo xin lỗi chính thức trên trang web của họ.

Nguyên nhân nào khiến chính phủ Nhật siết chặt quản lý tu nghiệp sinh? - Ảnh 1.

Các tu nghiệp sinh người Việt tại TP.HCM tham gia khóa đào tạo lắp ráp các thanh thép cường lực trong xây dựng vào tháng 9/2017 trước khi được đưa sang Nhật. Ảnh: Nikkei

Theo một quan chức chịu trách nhiệm giám sát chương trình tu nghiệp sinh, nhiều nhóm giám sát và doanh nghiệp tại Nhật tin rằng chương trình thực tập sinh được đưa ra để giúp cho người Nhật có được tu nghiệp sinh với chi phí thấp.

Luật sư chuyên các vấn đề liên quan đến nhân quyền, ông Sakon Kuramoto, tuyên bố đánh giá cao luật mới. Ông khẳng định luật đã làm rõ được những trách nhiệm của những nhóm giám sát và doanh nghiệp có tiếp nhận tu nghiệp sinh, và kêu gọi các bên phải tôn trọng quyền lợi của tu nghiệp sinh.

Theo luật mới, các nhóm giám sát sẽ cần phải được cấp phép hoạt động. Cùng lúc đó, doanh nghiệp cũng phải có chương trình đào tạo riêng cho tu nghiệp sinh. Những doanh nghiệp có tuyển tu nghiệp sinh vào làm những công việc không được quy định trong luật sẽ cần phải xin phép.

Tất cả những hành vi vi phạm nhân quyền, trong đó có việc giữ hộ chiếu của tu nghiệp sinh giờ đây hoàn toàn bị cấm. Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt.

Nhiều doanh nghiệp Nhật đang đón nhận luật mới về tu nghiệp sinh. Tháng 8/2018, công ty bảo hiểm Sompo của Nhật sẽ đón nhận tu nghiệp sinh nước ngoài lần đầu tiên. Công ty sẽ nhận 2 người Việt Nam vào một cơ sở chăm sóc người già.

Những tu nghiệp sinh này được đào tạo tại một cơ sở y tế ở Tokyo dưới sự hỗ trợ của một người nhân viên Việt Nam nói tốt tiếng Nhật.

Hiệp hội kinh doanh chuỗi tại Nhật từng có ý tưởng sẽ vận động chính phủ cho phép đưa công việc ở cửa hàng tiện lợi vào nhóm công việc được phép tiếp nhận tu nghiệp sinh, tuy nhiên cho đến nay hiệp hội chưa có động thái rõ ràng.

Theo Diễn đàn đầu tư

Tags:
Chàng trai qua đời ở tuổi 27, nguyên nhân là điều ám ảnh cả nước Nhật

Chàng trai qua đời ở tuổi 27, nguyên nhân là điều ám ảnh cả nước Nhật

Nhật Bản là quốc gia có số giờ làm việc dài nhất trên thế giới. Một thực tế khắc nghiệt đang diễn ra tại đất nước này là ngày càng có nhiều người trẻ kiệt sức mà chết vì làm việc quá giờ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất