Nhà khoa học Nhật được giải Ig Nobel vì nghiên cứu về âm vực của cá sấu sau khi hít khí Heli

Ngày 17 tháng 9 vừa qua, nhóm nghiên cứu quốc tế gồm một nhà khoa học Nhật Bản đã giành giải Ig Nobel sau khi cho nghiên cứu chứng minh rằng âm vực của một con cá sấu cao lên sau khi nó hít phải không khí có giàu khí heli.

18:00 21/09/2020

Giải Ig Nobel được biết đến là giải thưởng nhại lại giải Nobel, được tổ chức thường niên nhằm vinh danh các thành tựu “ban đầu làm mọi người cười, sau đó khiến họ suy nghĩ”.

Các nghiên cứu mới đầu nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng tìm hiểu sâu hơn sẽ thấy được phần lớn chúng hướng đến giải quyết các vấn đề thực tế. Giải thưởng bắt đầu được tổ chức từ năm 1991, có 10 hạng mục, bao gồm giải Ig Nobel hòa bình và giải Ig Nobel giáo dục, y tế, đến năm nay là vừa tròn năm thứ 30. Lễ trao giải thường được tổ chức thường niên tại Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tổ chức bằng hình thức trực tuyến.

Nhà khoa học Nhật Bản trong nhóm nghiên cứu giành được giải là Takeshi Nishimura, phó giáo sư tại Đại học Kyoto. Ông cho biết vô cùng biết ơn vì nghiên cứu kỳ lạ của nhóm đã thu hút sự chú ý của ban tổ chức. Nhóm nghiên cứu cách phát âm của cá sấu, đã khiến một con cá sấu cái Sinensis – một giống cá quý hiếm thường được gọi là cá sấu Trung Quốc – cất tiếng gáy trong một buồng kín chứa hỗn hợp khí heli và oxy. Họ phát hiện ra rằng tần số âm thanh của cá sấu đã tăng từ khoảng 400 Hertz lên khoảng 800 Hertz sau khi hít thở hỗn hợp khí heli và oxy gọi là heliox, cho phép họ kết luận rằng cá sấu sử dụng các vùng thanh âm, tương tự như ở động vật có vú nằm trên dây thanh âm, để cộng hưởng không khí.

Phó GS Nishimura cho biết nhiều khả năng khủng long, loài có nhiều điểm tương đồng với cá sấu, có thể cũng sử dụng cùng một cơ chế để phát âm. Kết quả của cuộc thử nghiệm đã được công bố vào năm 2015. Đây là năm thứ 14 liên tiếp một công dân Nhật Bản giành được giải Ig Nobel.

Các giải thưởng còn lại được trao gồm: Giải Ig Nobel Tâm lý học: Nghiên cứu về cách xác định người ái kỷ bằng cách phân tích lông mày Giải Ig Nobel Hòa bình thuộc về các nhà ngoại giao của chính phủ Ấn Độ và Pakistan vì họ ấn chuông cửa của nhau vào nửa đêm, sau đó chạy đi trước khi có người mở cửa. Giải Ig Nobel Vật lý: Nghiên cứu xác định hình dạng của giun thay đổi như thế nào khi bị rung lắc ở tần số âm thanh cao. Giải Ig Nobel Kinh tế: Một nghiên cứu về mối tương quan giữa chênh lệch mức thu nhập trung bình của quốc gia với số lần hôn trung bình. Giải Ig Nobel quản lý được trao cho năm sát thủ người Trung Quốc khi khoán thầu nhau để thực hiện một vụ giết người thuê, nhưng không ai thực sự thực hiện vụ giết người. Giải Ig Nobel côn trùng học: Nghiên cứu dẫn ra bằng chứng cho thấy nhiều nhà côn trùng học sợ nhện.

Giải Ig Nobel Giáo dục Y tế được trao cho Tổng thống Brazil Gyle Borsonaro , Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador, Tổng thống Bellarus  Alexander Lucashenko ,Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Legep Taiip Erdogan, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Turmekistan Grubangul Verdimhamedov vì đã chứng minh rằng trong bối cảnh dịch Covid-19, các chính trị gia có thể gây tác động ngay lập tức lên sự sống và cái chết còn hơn các nhà khoa học và bác sĩ. Giải Ig Nobel Khoa học Vật liệu: được trao cho nghiên cứu chứng minh rằng dao kéo làm từ phân người đông lạnh hoạt động kém. Giải Ig Nobel Y học được trao cho nhóm nghiên cứu về chứng rối loạn nhịp tim và lo âu khi nghe tiếng người khác nhai và liệu pháp điều trị chứng bệnh này là nói chuyện.

Tham khảo:

https://www.japantimes.co.jp/news/2020/09/18/national/japan-ig-nobel-alligator-helium/

https://www.fnn.jp/articles/-/86406

https://www.bbc.com/japanese/54200589

Theo: isenpai.jp

Tags:
Cứ 1.500 người Nhật có 1 người sống đến 100 tuổi

Cứ 1.500 người Nhật có 1 người sống đến 100 tuổi

Dữ liệu mới từ Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật ngày 19-9 cho thấy cứ 1.500 người Nhật có gần 1 người sống đến ít nhất là 100 tuổi, và gần hết trong số này là phụ nữ, theo Đài CNN.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất