Nhà tôi 40 năm không mua hoa chậu chưng Tết
Một lần anh trai tôi tặng mẹ một chậu mai vàng, nhưng mẹ cằn nhằn: Để tiền mua đồ ăn lợi hơn vì hoa hở rồi hoa cũng tàn.
11:34 18/01/2023
Tối qua tôi có trò chuyện với vài người bạn, Tết năm nay đến sớm, họ không xoay xở được nhiều tiền hơn để có cái Tết ấm cúng. Mọi năm chừng này, đã thấy gia đình họ thuê chậu mai vàng thật to, gắn thiệp xuân và dây đèn màu để trước cửa nhà, nhưng năm nay thì giờ này chỉ có vài chậu vạn thọ, gọi là mừng xuân.
Chị Diệu, một người lao động ở xóm tôi than: Tết nhất không có tiền, mọi năm còn mua được hai chậu cúc mâm xôi để trước cửa nhà, năm nay cắt luôn phần chi này.
Mọi người thường nói hoa cỏ mùa xuân. Tết đến, xuân về thì các loại hoa đua sắc, tô điểm cho đời. Thế nhưng, tôi nghĩ năm qua kinh tế khó khăn, tiền kiếm được cũng không nhiều bằng mọi năm, nên việc đón cái Tết sao cho ấm cúng, đơn giản là điều cần làm. Thế nên, Tết năm nay có tiền thì mua hoa, không có tiền cũng chẳng sao. Xin kể trường hợp gia đình tôi:
Mẹ tôi trải qua nửa đời người trong những giai đoạn cuộc sống rất khó khăn, chỉ biết lo kiếm sống nuôi con. Vì thế mà bà có suy nghĩ có lẽ là thực dụng, chỉ mua những gì cần thiết nhất, như cái ăn cái mặc.
Cho dù sau này anh em tôi lớn lên đi làm cũng kiếm được tiền, nhưng mẹ tôi luôn dạy phải sống tiết kiệm, dành dụm những lúc cần thiết. Từ hơn bốn mươi năm nay, ngày Tết, mẹ tôi thích anh em tôi mua về biếu mẹ đồ ăn, để bà được nấu những bữa ăn tết cho cả nhà chứ không thích những chậu hoa kiểng to lớn, đắt tiền.
Ngày Tết trong nhà mẹ tôi chỉ mua hoa để trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên và một bó cúc vàng trên bàn khách. Có lần anh tôi mua tặng mẹ một chậu mai vàng cho căn nhà rực rỡ nhưng bà cứ cằn nhằn mãi thôi. Bà nói tiền đó mua đồ ăn cho con cháu có lợi hơn, hoa nở rồi hoa cũng tàn.
Biết rằng cuộc sống ngày càng phát triển, con người có nhiều nhu cầu lớn hơn cơm no áo ấm, nhưng chúng tôi cũng chiều theo ý mẹ, vì biết bà đã trải qua rất nhiều khó khăn mới nuôi chúng tôi khôn lớn thế này.
Những ngày tết, điều mẹ tôi muốn nhất là từ trưa 30 Tết đến hết những ngày nghỉ, bữa cơm nào các con cũng về ăn đủ hết, còn bông chưng tết, mẹ tôi không cần.
Vũ Yến
Người Pháp 20 tuổi sống cho tuổi trẻ, 30 tuổi sống có ý vị, 40 tuổi sống có trí tuệ, 50 tuổi sống thản nhiên với đời và ở tuổi này họ trở thành là “vật báu vô giá“
Khi nhắc đến Pháp, người ta thường liên tưởng đến những bức tranh phong cảnh thơ mộng, lãng mạn đầy chất thơ, hoặc những phong cách thời trang thanh lịch xuất hiện đó đây trên khắp các tạp chí. Nhưng ít ai biết rằng, người Pháp còn sở hữu những phong cách sống thú vị đáng để học hỏi.