Nhật Bản – ‘Thiên đường’ của phụ nữ sau kết hôn và ‘thảm họa’ của đàn ông tiền ly hôn
Chắc các bạn cũng biết, rất nhiều phụ nữ Nhật Bản, sau khi kết hôn, sẽ từ bỏ công việc đang làm để ở nhà làm nội trợ. So với trước kia, số lượng người sau kết hôn vẫn đi làm có tăng lên, nhưng con số không đáng kể.
14:21 24/10/2017
Thế nhưng có bao giờ bạn thắc mắc tại sao họ phải bỏ việc?
Để giải thích điều này, chúng ta phải xem xét đến những vấn đề trong cách tư duy truyền thống của người Nhật.
Đàn ông đánh bên ngoài, phụ nữ thủ bên trong
Người Nhật quan niệm rằng:
Ra ngoài làm việc, kiếm tiền là công việc của đàn ông. Vì thế phụ nữ được mặc định rằng sẽ ở nhà chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc con cái.
Thêm vào đó hệ thống kết hôn của Nhật cũng có vấn đề. Sau khi kết hôn, người phụ nữ sẽ đổi họ của chồng. Đây cũng là quy định đầu tiên khi cô dâu đặt chân vào nhà chồng, và sẽ sống ở đó trong phần đời còn lại. Tất nhiên cũng có trường hợp ngược lại.
Nguồn muutnet.com
Tóm lại, sau khi kết hôn, người vợ sẽ được giao trọng trách lo toan, gánh vác công việc nhà chồng, vì thế cô ấy không cần thiết phải ra ngoài kiếm tiền nữa. Không những chăm sóc con cái, người vợ còn phải chăm lo cho cha chồng, mẹ chồng.
Đổi lại, người chồng phải cố gắng hết sức để làm thay phần việc của vợ ở bên ngoài. Anh ta phải đem tiền về cho vợ lo quản chuyện gia đình. Có lẽ vì thế mà áp lực làm việc trên đất nước này lại kinh khủng đến thế.
Nguồn .ehon-gift.jp/blog/
Thế nhưng hiện tại, tình thế đã có phần đổi khác. Phụ nữ đang trở thành một thành phần quan trọng trong lực lượng lao động xã hội Nhật Bản. Tuy là vậy, vẫn còn rất nhiều đàn ông ôm tư tưởng rằng “Phụ nữ nên là người gánh vác chuyện gia đình”, chính vì thế nhắc đến Nhật Bản, người ta vẫn nghĩ đến một đất nước mà ở đó phụ nữ rất khó tìm được việc làm.
Thêm một lý do nữa đó là số lượng nhà trẻ ở Nhật rất ít, có rất nhiều trẻ em không được đưa vào nhà trẻ khi đủ tuổi. Chính vì lý do này, các bà mẹ phải bỏ việc để chăm con cho đến khi chúng đủ lớn. Đến khi ấy, họ cũng gặp không ít khó khăn khi quay về với xã hội.
Ngày xưa, khi bước vào nhà chồng, mẹ chồng chính là nỗi ám ảnh lớn của những cô con dâu. Cuộc sống của các cô tại nhà chồng rất khó khăn. Tuy nhiên vào thời nay mọi chuyện đã có vẻ “dễ thở” hơn nhiều.
Nguồn lancers.jp
Họ không cần phải dậy từ sáng sớm nữa. Những bà vợ thường lựa chọn khung giờ ưa thích để thức dậy, sau khi dọn dẹp nhà cửa, thong thả thư giãn uống cà phê cùng những người bạn. Họ cũng không cần thiết phải tự tay nấu ăn cho chồng. Các món ăn có thể được mua sẵn từ siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, chỉ cần được bày biện một cách bài bản trên đĩa là được.
Khi đó, công việc của phụ nữ trong nhà thật ra khá nhẹ nhàng. Và cũng có nhiều phụ nữ muốn kết hôn, sau đó nghỉ việc cũng vì lý do này.
Vì cho dù có nằm “vật vờ” xem TV cả ngày cũng chẳng có ai phàn nàn gì, không phải rất thoải mái sao !. Chuyện tiền bạc không cần phải lo nghĩ nhiều, vì đã có chồng mang về rồi.
Thế nhưng đây lại là một ví dụ cho sự phát triển theo chiều hướng tiêu cực của Nhật Bản.
Chính vì tồn tại hệ thống kết hôn như vậy, chuyện gì sẽ xảy ra trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý có thể xảy ra.
Đầu tiên là tiền bạc.
Sau khi kết hôn, mọi của cải trong nhà được xác đinh là tài sản chung của vợ chồng, vì thế nếu ly hôn, theo cách giải quyết thông thường, chúng sẽ được chia đôi.
Không chỉ tiền, nhà hay xe, trong trường hợp hai vợ chồng vận hành doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp này cũng được tính là tài sản chung. Nhà, xe hay thậm chí doanh nghiệp đều không phải những vật thể có thể dễ dàng chia đôi, do đó tất cả sẽ được quy ra thành tiền mặt. Thế nhưng lượng tiền mặt này ai sẽ trả đây?
Có rất nhiều món đồ không thể bán được, vì thế đại đa số cuộc ly hôn đều rơi vào trường hợp không đủ tiền mặt để chi trả cho cả hai vợ chồng. Lúc này, người chồng sẽ tiếp quản tài sản, đổi lại, anh ta phải trả đủ số tiền chia đôi cho người vợ, dù cho có phải nợ ngập đầu. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do chồng phản bội, anh ta lại phải trả thêm cho vợ một khoản tiền bổi thường thiệt hại tinh thần.
Không chỉ thế, nếu người vợ giành được quyền nuôi con, cho đến lễ trưởng thành của đứa trẻ, người chồng cũng phải chịu trách nhiệm cho mọi chi phí nuôi dưỡng bao gồm sinh hoạt phí và cả chi phí cho giáo dục, vui chơi,…
Một vấn đề cũng đau đầu không kém, là họ của đứa con.
Nguồn digima-news.com
Sau khi ly hôn, người vợ sẽ lấy lại họ gốc của mình. Đứa con chung nếu sống với mẹ cũng phải thay đổi cái họ. Sự thay đổi này rất dễ nhận thấy tại trường học, vì thế đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Người Nhật quan niệm gia đình chỉ có một, dưới nóc nhà chung, tất cả các thành viên đều mang chung một họ. Chính vì thế một khi đã thay đổi, sẽ rất khó để quay trở lại.
So với Nhật Bản, tình hình này ở Việt Nam có vẻ khác rất nhiều.
Với một xã hội Nhật Bản đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động, tại sao không tạo ra một môi trường làm việc thích hợp cho cả phụ nữ?
Nguồn: Japo.vn
Thủ tướng Abe đắc cử, Triều Tiên lo bị Nhật Bản “tái xâm lược”
Bình Nhưỡng đã lên tiếng cáo buộc Thủ tướng Shinzo Abe và các quan chức Nhật Bản đang lên sẵn “kế hoạch triển khai tái xâm lược bán đảo Triều Tiên”.