Nhật Bản đã từng là quốc gia ‘khuyến khích’ việc gi.ết người?
Đúng là như vậy đấy, nhưng đó là vào thời đại của các Samurai.
14:00 09/05/2019
Nhật Bản từ xa xưa có một điều luật sẽ khiến tất thảy những con người sống trong thời đại này phải giật mình. Ngày nay, việc giết một ai đó chỉ hợp pháp khi hành động này được thực hiện đối với tử tù. Thế nhưng vào thời các Samurai, dù không phải là cảnh sát, ai cũng có quyền được giết người.
Nói một cách khác, chế độ luật pháp nước Nhật thời bấy giờ cho phép hành vi giết người trả thù. Thông thường việc bắt và tuyên án tử với một ai đó phải do cơ quan có thẩm quyền phụ trách. Tuy vậy, trong trường hợp cảnh sát bất lực, để kẻ phạm tội chạy mất, người bị hại có quyền được trả thù.
Ví dụ, đứa con trai có quyền trả thù khi cha mẹ bị người khác sát hại. Tuy nhiên, chiều ngược lại không được cho phép.
Ngoài ra, hành vi trả thù chỉ được tha thứ một lần. Muốn trả thù phải đưa được lý do chính đáng và được Chính phủ cho phép. Điều này nhằm hạn chế vòng ân oán kéo dài gây hậu hoạ cho người đời sau.
Ảnh https://www.news-postseven.com/archives/20161226_474154.html
Thời này, Nhật Bản chia làm nhiều vùng lãnh thổ, được cai trị dưới trướng các Samurai khác nhau. Thông thường các Samurai không được phép rời khỏi phạm vi lãnh thổ của mình, nhưng nếu được cấp phép trả thù, người này có thể đi đến mọi vùng của nước Nhật để truy tìm kẻ thù.
Trong trường hợp phụ nữ và trẻ em muốn trả thù kẻ mạnh hơn, họ được quyền sử dụng người giết thuê, gọi là 助太刀 (Sukedachi). Sukedachi cũng phải cần được thông báo và cho phép mới được sử dụng.
Luật pháp là như vậy, nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh đạo đức cần được xem xét trong điều luật này. Ví dụ, khi đàn ông bị cắm sừng bởi người phụ nữ của hắn, lẽ đương nhiên hắn được phép trả thù (theo luật thời này). Tuy vậy, hành vi trả thù này sẽ bị xem là nhỏ nhen và thể hiện sự yếu đuối của đấng nam nhi. Chưa kể đến việc để người phụ nữ của mình bị cướp bởi một người đàn ông khác cũng là đáng xấu hổ rồi.
Ngoài ra còn có nhiều “màn trả thù” kỳ cục khác. Ví dụ, sự trả thù của người phụ nữ bị đàn ông vứt bỏ.
Khi kết hôn với một người đàn ông, trong vòng một tháng, nếu người đàn ông ấy kết hôn với một người phụ nữ khác, người vợ trước được phép cảnh cáo người mới tới này bằng cách cho người tấn công phá hoại nhà riêng của đối phương. Việc này thời xưa được cho là nghi lễ bảo vệ danh dự của người vợ trước.
Thế còn trường hợp không thể tự trả được thù? Khi ấy, cái kết chính là さし腹 (Sashibara)- tự mổ bụng. Hình ảnh này là đặc trưng gắn liền với các Samurai Nhật Bản. Thế nhưng đặt trong bối cảnh trả thù, việc mổ bụng phải được thực hiện dưới sự chứng kiến của kẻ thù.
Mang theo nỗi thất vọng, bất lực của kẻ yếu thế, không thể giải quyết ân oán trong kiếp này, người mang hận thù truy đuổi kẻ thù đến tận cùng, nhưng kết cục vẫn không thể kết liễu đối phương, Khi ấy, người này sẽ tự mổ bụng mình trước mặt kẻ thù, nhằm chứng tỏ rằng bản thân đã cố gắng trả thù cho đến phút cuối, dưới sự chứng kiến của rất nhiều người khác. Đây được xem là một ván cược sinh mệnh, sau khi người kia mổ bụng, kẻ thù sẽ phải chịu sức ép khổng lồ, kết cục là mổ bụng tự sát theo. Tất nhiên việc tự sát này không bắt buộc, thế nhưng nếu không tự sát, hành vi này bị xem là nhục nhã, xấu hổ và bị người đời lên án, cười chê.
Còn nếu trả thù thành công sẽ được người đời ca tụng, vinh danh.
Một chế độ kỳ lạ như vậy, may là ngày nay không còn nữa.
Nhật Bản sẽ tăng thời gian đến lớp bắt buộc ở các trường dạy tiếng Nhật
Cơ quan nhập cư Nhật Bản (ISA) vừa cho hay từ bây giờ sẽ yêu cầu các trường dạy tiếng Nhật đảm bảo học viên đến lớp ít nhất 70% thời gian của khóa học trung bình 6 tháng,tăng hơn quy định hiện nay, theo Đài NHK.