Nɦọc пɦằп ɫɦɑ ɦươпg, giới ɫrẻ ɫɦấɫ пgɦiệρ đi bộ ɫừ SG về Huế, Ngɦệ Aп: Ngủ cɦâп cầu, bị giữ lại
Tình hình dịch bệnh căng thẳng tại TP.HCM nên nhiều người xa quê trở nên chật vật, khó khăn vì mất việc, thất nghiệp. Để bám trụ lại thành phố trong lúc này là cả vấn đề nan giải, thậm chí nhiều trường hợp rơi vào bế tắc nên làm liều đi bộ về quê.
21:34 29/07/2021
Bình thường, nhiều bạn trẻ đã chọn bỏ quê lên phố mưu sinh vì nơi đây là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội việc làm so với ở quê nhà. Điều này cũng đúng phần nào vì Sài Gòn vẫn được mệnh danh là “miền đất hứa”.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát, TP.HCM đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, đồng nghĩa với việc nhiều hàng quán, công ty phải tạm đóng cửa chống dịch. Lúc này, không ít lao động xa quê trở nên lao đao vì mất việc, tiền cầm cự ngày càng vơi dần và thậm chí lương thực thực phẩm hằng ngày cũng là bài toán nan giải.
Khi rơi vào bế tắc, nhiều bạn trẻ đã chọn giải pháp… đi bộ về quê. Đáng nói, quãng đường cũng không hề ngắn chút nào. Điển hình như một cư dân mạng đã đăng tải khoảnh khắc 3 thanh niên nằm ngủ tạm trên vỉa hè ở trạm thu phí chân cầu Đồng Nai vào tối 26/7. Theo người này chia sẻ, 3 thanh niên ở huyện Con Cuông, Nghệ An.
Ảnh: 60 giây.
2 tháng trước, các thanh niên này vào TP.HCM tìm việc nhưng chưa tìm được thì dịch bùng phát khiến tình cảnh càng thêm khó khăn. Cả 3 em hiện không có tiền đóng nhà trọ nên chủ nhà không cho ở nữa. Sau đó, 3 người quyết định đi bộ về quê và không muốn nhờ vả ai trong khi sức dài vai rộng.
Ngặt nỗi, tới chốt kiểm dịch tại Đồng Nai, 3 thanh niên bị giữ lại, không qua được do không có giấy xét nghiệm Cô Vy. “Một số đồng hương hay tin đã hỗ trợ, nhưng hiện giờ tình hình giãn cách cũng rất phức tạp, nên không biết làm gì hơn... Là động viên nhau, cùng cố gắng vượt qua để sớm trở về nhà”, người đăng tải câu chuyện ngậm ngùi cho biết.
Hay trước đó, câu chuyện 2 bạn trẻ từ Huế vào TP.HCM làm thuê ở một quán ăn nhưng khi dịch bùng phát đã thất nghiệp, không còn khả năng xoay sở. Cuối cùng, hai người đã đi bộ từ TP. Thủ Đức về Huế và đi đến Đồng Nai đã gặp chốt chặn. May mắn, anh M.Đ. (25 tuổi) đang làm nhiệm vụ ở chốt chặn đã thương tình trước hoàn cảnh của 2 đồng hương nên quyết định giúp đỡ.
Chàng trai đi bộ từ TP.HCM về Huế do thất nghiệp, may gặp người tốt khi qua chốt chặn ở Đồng Nai. (Ảnh Thanh Niên)
Anh Đ. Đã mời 2 người về ở tạm tại khi nhà dành cho giáo viên mầm non. Sau đó anh đã liên hệ và được chị T. giúp đỡ tiền mua vé tàu để 2 bạn trẻ có thể về lại Huế trong lúc khó khăn này. “Biết 2 em được lên tàu là tôi vui lắm rồi. Mong rằng những người Huế đang kẹt lại TP.HCM cũng cầm trên tay những chiếc vé như vậy để được đoàn tụ cùng gia đình lúc này”, chị Thảo chia sẻ trên Thanh Niên.
(Ảnh Thanh Niên)
Những ngày qua, nhiều địa phương cũng tổ chức những chuyến bay hoặc xe khách đón người lao động ở TP.HCM có cơ hội về quê khi dịch bùng phát. Dĩ nhiên, những người này sẽ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus trước khi về quê và sau đó phải cách ly đúng quy định trước khi được về nhà.
Với nhiều người, ho chọn Sài Gòn là nơi mưu sinh và mong mỏi cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn khi ở quê nhà. Lúc bình thường thì rõ ràng là vậy nhưng khi dịch bệnh bùng phát, nhiều hoạt động kinh tế phải tạm hoãn nên kéo theo hệ lụy đau lòng.
Những người có cơ hội về quê mong rằng sẽ xoay sở, dù sao ở quê nhà vẫn hơn trong lúc này. Còn những ai ở lại cũng cảm thấy ấm lòng, ít ra không bị bỏ rơi lúc giãn cách. Hằng ngày vẫn có rất nhiều đoàn thiện nguyện, mạnh thường quân hỗ trợ người lao động nghèo, người trong các khu cách ly, phong tỏa.
Xóɫ xɑ vợ ɱắc Covid-19 ρɦải đi cácɦ ly, cɦồпg ɫɦẫп ɫɦờ gào kɦóc bêп пôi coп пɦỏ
Có lẽ vì quá lo lắng cho người vợ trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, người đàn ông đã bất lực, gào khóc.