Những điều người Nhật dạy chúng ta: Sống với lòng biết ơn, chờ đợi để an nhiên tự tại
Nhật Bản không chỉ được thế giới biết đến là một cường quốc về kinh tế, một quốc gia văn minh, một dân tộc kỷ luật mà còn khiến cho bất kỳ ai đã từng đặt chân đến đây đều cảm thấy ấm lòng…
19:59 30/01/2018
Luôn vì người khác trước
Ở Nhật, việc nhường cho bạn bè phần bánh to hơn, dành cho mẹ chỗ ngồi tốt hơn khi đi nhà hàng, hoặc để khách đứng vào giữa tấm hình chụp chung v.v… đều là những chuyện thường ngày. Người Nhật cũng luôn khiến bạn có cảm giác mình thật đặc biệt và được quan tâm. Nếu đi vào tiệm bánh và mua một ít wagashi, họ thường sẽ mua thêm một phần nữa để tặng cho hàng xóm hoặc bạn bè. Đó là một trong vô vàn cách để thắt chặt những mối quan hệ, bằng những hành động nhỏ mà chân thành.
Ở Nhật cũng không có khái niệm “Nhặt được của rơi tạm thời đút túi”. Dù làm rơi một món đồ giá trị như ví tiền hoặc điện thoại hay chỉ là một vật rất nhỏ như chiếc khăn tay, bạn đều có thể dễ dàng tìm lại được ở điểm tập trung đồ thất lạc gần nhất.
Ngoài ra, khi đến Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một chuyến đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm gần nhất, kèm lời hướng dẫn: “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Đặc biệt, nguyên tắc không gây ảnh hưởng đến người khác luôn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Điều này càng được thể hiện rõ khi Osaka bỏ ra 18 tỷ USD để xây một hòn đảo nhân tạo làm sân bay rộng hơn 500ha trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Lắng nghe và bình hòa
Xã hội Nhật Bản là một xã hội lịch thiệp và hoà nhã. Người Nhật thường nói năng nhỏ nhẹ, và bạn sẽ rất hiếm khi nghe họ than vãn, thở dài dù phải đứng xếp rất hàng lâu hay lớn tiếng cãi vã khi có chuyện bất bình. Đặc biệt, ở đất nước mặt trời mọc, bạn sẽ không bao giờ thấy nạn lạng lách, vượt ẩu; người Nhật sống rất bình thản và giỏi nhẫn nhịn. Đối với họ, chờ đợi thực sự là một cách tận hưởng trọn vẹn cách sống an nhiên tự tại.
Đặc biệt, người Nhật vô cùng biết lắng nghe. Họ không bao giờ ngắt lời khi người khác đang nói cho dù ý kiến đó có thể trái ngược hoàn toàn với quan điểm của họ. Họ sẽ luôn để đối phương nói hết rồi mới đưa ra ý kiến và cùng nhau chia sẻ, thảo luận. Họ có thể tranh luận mà không tranh cãi; họ có thể vẫn giữ ý kiến của mình mà không bao giờ phản bác ý kiến của người khác. Làm được điều này là bởi từ trong sâu thẳm mỗi con người Nhật Bản, tôn trọng sự khác biệt là một phẩm giá không thể thiếu trong cuộc đời.
Bình đẳng là một văn hóa
Ở Nhật, mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng ngay từ nhỏ. Bằng chứng là mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường, nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất, bởi các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến trường bằng xe hơi. Điều này là không ngoại lệ với bất kỳ ai, kể cả công chúa.
Ngoài ra, khi đến Nhật bạn cũng sẽ không nhận ra khoảng cách địa vị qua trang phục họ mặc. Người ta mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức… Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ, có thể giàu nghèo khác nhau, nhưng đều chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Sự bình đẳng còn thể hiện trong văn hóa xếp hàng vốn đã thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Nội trợ cũng là một nghề
Ở Nhật Bản, hàng tháng Chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ vẫn được hưởng các tiêu chuẩn giống như một người đi làm. Về già, họ vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa, nhiều công ty đã áp dụng chính sách lương của chồng sẽ được chuyển vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Sống với lòng biết ơn
Đối với người Nhật, “cảm ơn” không chỉ là một câu nói xã giao lịch sự bình thường, đó là sự trân trọng và biết ơn thật sự đối với những hành động dù là nhỏ nhất. Hãy tưởng tượng, bạn gặp lại người hàng xóm cũ sau một thời gian dài không liên lạc, cô ấy cười rất vui vẻ với bạn và nói: “Ôi, thực sự cảm ơn bạn vì năm ngoái đã giúp tôi chuyển nhà”. Cảm giác thật dễ chịu phải không? Người Nhật luôn thật lòng biết ơn và ghi nhớ điều đó.
Ở Nhật Bản, bạn cũng sẽ học được rằng, không chỉ nhận ân huệ từ người khác dành cho mình, mà cần phải đáp lại ân huệ đó. Hồi đáp lại ân huệ là yếu tố quan trọng để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp ở nơi đây. Ví dụ, nếu ai đó giúp bạn di chuyển chiếc ghế sofa mới vào nhà, bạn có thể chỉ cần mời họ một ly nước giải khát để thể hiện lòng biết ơn của mình.
Văn hóa sống biết ơn của người Nhật đã được dạy từ khi còn rất nhỏ, thấm đẫm trong sâu thẳm mỗi sinh mệnh, để ngay cả khi những thiên tai khủng khiếp ập đến, họ vẫn chấp nhận như đó là một quy luật bình thường của tạo hóa. Và hôm nay, trong những người sống sót, người Nhật luôn cảm ơn đã dành cho họ cơ hội được sống…
Người Nhật đã chứng minh NGỦ cũng có thể giảm cân! Sốc chưa!
Giảm cân bằng phương pháp ngủ đã được người Nhật áp dụng từ rất lâu, và bạn sẽ ngạc nhiên bởi những gì mà giấc ngủ có thể đem lại cho bạn đấy!