Những kiến thức cơ bản về kỳ thi du học Nhật Bản EJU bạn cần phải biết

EJU mỗi năm được tổ chức hai lần vào tháng 6 và tháng 11. Thời điểm dự thi, địa điểm, hướng dẫn dự thi sẽ được thông báo trên trang web của Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO).

20:30 23/03/2018

EJU (Examination for Japanese University Admission) là kỳ thi được tổ chức với mục đích đánh giá năng lực tiếng Nhật cần thiết và trình độ kiến thức cơ bản của du học sinh người nước ngoài có nguyện vọng theo học tại các trường đại học của Nhật Bản.

Nội dung và hình thức kỳ thi du học EJU

EJU là một phần trong việc xét tuyển du học sinh vào đại học (bậc đại học) của Nhật Bản. Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) là cơ quan tổ chức kỳ thi này. Ngoài 16 thành phố của Nhật Bản, bạn có thể đăng ký dự thi tại 17 thành phố của 14 nước, khu vực trên thế giới.

 

Ngoài 16 thành phố của Nhật Bản, bạn có thể đăng ký dự thi tại 17 thành phố của 14 nước, khu vực trên thế giới.

Kết quả EJU sẽ được thông báo đến từng thí sinh dự thi.

Thí sinh cần nộp đơn dự thi trước 4 tháng so với ngày thi EJU. Kết quả sẽ được thông báo trong 1-2 tháng sau khi thi.

Nội dung thi

Kỳ thi EJU có hai khối thi là khối xã hội và khối tự nhiên. Thí sinh thi bằng hình thức trắc nghiệm và không được dùng máy tính.

Khối xã hội: nếu học ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kiểm toán, Xã hội học, Nhân văn học, Giáo dục, Luật, Ngôn ngữ, Thiết kế, Sư phạm, Văn học… thì thường thí sinh sẽ thi các môn như: tiếng Nhật (nếu trường yêu cầu), Khoa học xã hội, Toán 1.

Khối tự nhiên: Nếu học ngành Kỹ thuật, Cơ khí, Hóa học, Công nghệ thông tin… thì các môn thí sinh phải thi thường là: tiếng Nhật (nếu trường yêu cầu); Khoa học tự nhiên (Hóa, Lý); Toán 2.

Nếu học ngành Y – Dược, Môi trường, Hóa dược, Nông nghiệp, Công nghệ sinh học… thì các môn thi thường là tiếng Nhật (nếu trường yêu cầu); Khoa học tự nhiên (Hóa, Sinh); Toán 2.

Toàn bộ nội dung kiến thức kỳ thi EJU đều là chương trình kiến thức cấp 3 của Nhật Bản. Thí sinh lựa chọn môn thi theo yêu cầu của trường.

Xem thêm nội dung thi theo bảng sau:

Các trường đại học danh tiếng hàng đầu; trường kỹ thuật chuyên nghiệp quốc lập (KOSEN); đại học quốc lập; đại học tư lập của Nhật… đều yêu cầu kết quả Kỳ thi EJU khi xét tuyển đầu vào đối với du học sinh tự túc.

Lịch dự thi

Địa điểm thi: Tại Việt Nam bạn có thể tham gia kỳ thi tại các điểm thi sau (lệ phí dự thi là 145.000 đồng):

Hà Nội: Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội – Khoa Tiếng Nhật, 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa. Điện thoại: 0243.835.6800 (Ext.565), Email: [email protected]; [email protected]

TP HCM: Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP HCM, Phòng Hợp tác quốc tế – Phát triển dự án quốc tế (P.K01), 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1. Điện thoại: 0283.829.3828 ( Ext.114), Email: [email protected]; [email protected]

Thời gian thi: ngày thi chính thức cụ thể năm 2018 như sau:

Lần 1: Ngày 17/6 (Chủ nhật), thời hạn nộp đơn: 13/2-9/3.

Lần 2: Ngày 11/11/2018 (Chủ nhật), thời hạn nộp đơn: 2-27/7.

Các trường sử dụng kết quả thi EJU để xét tuyển nhập học sẽ tự quy định môn thi và ngôn ngữ thi dành cho du học sinh. Tùy từng trường, sẽ có trường chỉ yêu cầu nộp kết quả thi lần 1 (tháng 6), có những trường chỉ yêu cầu nộp kết quả thi lần 2 (tháng 11). Một số trường không yêu cầu dự thi EJU. Hiệu lực của Kỳ thi EJU thường là 2 năm.

Trước khi nộp hồ sơ dự thi EJU, bạn cần liên hệ với trường có nguyện vọng dự thi để nắm thông tin, yêu cầu của trường. Xem thêm danh sách các trường sử dụng kết quả thi EJU và yêu cầu đầu vào EJU để xét tuyển trên website.

Kỳ thi EJU có hai khối thi là khối xã hội và khối tự nhiên. Thí sinh thi bằng hình thức trắc nghiệm và không được dùng máy tính.

Nếu đạt thành tích cao trong kỳ thi EJU, bạn sẽ nhận chế độ học bổng dành cho học sinh, sinh viên gồm: học bổng 48.000 Yên mỗi tháng (tương đương 9,6 triệu đồng), học bổng trong 4 năm học (nếu thi ngoài nước Nhật). Xem thêm thông tin về cuộc thi trên website hoặc facebook.

Nguồn: vnexpress.net

Tags:
Nữ du học sinh Việt quịt tiền phòng, lẳng lặng trốn đi để lại cả núi rác cho chủ nhà khiến dân mạng “dậy sóng”

Nữ du học sinh Việt quịt tiền phòng, lẳng lặng trốn đi để lại cả núi rác cho chủ nhà khiến dân mạng “dậy sóng”

Vừa bùng tiền thuê phòng mấy tháng, vừa để phòng bẩn, bát đĩa mốc meo, rác quanh nhà, cô gái này đúng là không thể chấp nhận nổi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất