Những nét đặc trưng trong văn hoá giao tiếp Nhật Bản
Mỗi quy tắc, phong tục, tập quán,..đều là mang những nét đặc trưng nhất của văn hoá và con người Nhật Bản. Ngay trong giao tiếp, khi gặp mặt hay bắt đầu một cuộc trò chuyện, một nghi lễ bắt buộc đó là cúi chào.
17:00 18/08/2019
Tư thế, góc cúi chào sẽ phụ thuộc vào địa vị, quan hệ và ý nghĩa của mỗi người.
Và có một quy tắc luôn đúng đó là người dưới luôn phải cúi chào người trên, ví dú như: thầy là người trên, nam là người trên so với nữ, khách cũng là người trên…
Có 3 kiểu cúi chào tại Nhật Bản:
+ Kiểu Saikeirei: người chào sẽ cúi đầu từ từ xuống rất thấp, đây là kiểu chào trang trọng nhất, thế hiện sự kính trọng sâu sắc và thường được sử dụng trước Quốc kỳ, chùa, đền,…
+ Kiểu cúi chào bình thường: người chào sẽ cúi cả người xuống khoảng 20 đến 30 độ, sau đó giữ nguyên 2-3 giây. Còn đối với tư thế ngồi thì người chào đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống, hướng vào nhau, cách nhau khoảng 10-20 cm, đầu cúi cách sàn 10-15cm.
+ Kiểu khẽ cúi chào: hai tay duỗi thẳng để bên hông, đầu và ngườ hơi cúi về đằng trước khoảng 1 giây.
Bên cạnh việc cúi chào thì các biểu hiện như ánh mắt, cử chỉ,…cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp của người dân Nhật Bản:
+ Ánh mắt: người Nhật thường tránh việc nhìn thẳng vào mắt người đối diện, họ cho rằng như vậy là không lịch sự, thay vào đó chúng ta có thế cúi xuống một chút, nhìn chếch sang bên hay nhin một lọ hoa, cà vạt,…
+ Sự im lặng: Người Nhật thường có tâm lý không tin tưởng vào những lời nói, đối với họ tất cả được thể hiện qua hành động thực tế. Vì vậy họ thường giữ im lặng trong cuộc trò chuyện.
Chúc các bạn thành công!
Theo: nguoivietonhat.com
Bạn có biết hộ chiếu trên thế giới chỉ có 4 tông màu duy nhất, mỗi màu sắc lại mang những ý nghĩa khác nhau?
Có vẻ sở hữu rất nhiều màu sắc và thiết kế khác nhau, thế nhưng hộ chiếu tiêu chuẩn trên thế giới chỉ sử dụng 4 tông màu chủ đạo bao gồm xanh nước biển, xanh lá cây, đỏ và đen.