Những nét văn hóa ngày đầu năm ở Nhật
Người dân Nhật Bản luôn xem trọng những ngày đầu năm mới, vì đây là khoảng thời gian sum họp gia đình và cùng tham gia các phong tục, lễ nghi truyền thống cầu mong bình an. Hãy cùng iSenpai tìm hiểu những hoạt động và phong tục truyền thống năm mới tại Nhật nhé!
10:00 25/12/2019
1. “Rung chuông năm mới” ở Tsukiji Honganji
Nguồn: https://livejapan.com/en/article-a0001606/
Hãy thử tận hưởng năm mới một cách truyền thống của Nhật Bản bằng việc “Rung chuông năm mới”, tiếng chuông được vang lên từ đêm giao thừa cho đến ngày đầu năm mới, nhằm mang ý nghĩa cầu mong an lành. Tại Tsukiji Honganji, du khách có cơ hội trở thành một trong 350 người may mắn có thể rung chuông, nhưng phải xếp hàng từ rất sớm. Bên cạnh đó, nơi đây còn diễn ra những buổi hòa nhạc và biểu diễn Gagaku – một vũ điệu cổ xưa của Nhật Bản. Thưởng thức Soba ấm và Oden xua đi cái giá lạnh của mùa đông và chiêm ngưỡng những màn pháo hoa rực rỡ trên nền trời, sẽ là một kỷ niệm năm mới không tầm thường chút nào.
2. Trải nghiệm nghi lễ ở đền Zojoji
Nguồn: https://livejapan.com/en/article-a0001606/
Zojoji là một ngôi đền cổ có từ năm 1393, nằm ngay dưới chân tháp Tokyo thơ mộng. Du khách đến đây sẽ được chào đón bởi cánh cổng khổng lồ có tên là Sangatsatson. Vào đêm cuối năm 31 tháng 12, người dân và du khách sẽ xếp hàng để làm phong tục “Hatsumode” sau đó nhà sư sẽ rung lên 108 tiếng chuông. Theo thuyết Phật giáo, phong tục này được thực hiện để xóa sạch 108 ham muốn trần tục. Nghe thì có vẻ trang trọng, uy nghiêm nhưng thực sự đây là một sự kiện khá vui vẻ, khiến ngôi đền tràn ngập trong bầu không khí ấm áp, sống động. Ngồi đền nằm ngay dưới chân tòa tháp Tokyo, hòa chung không khí sự kiện Countdown năm mới, tạo nên khoảnh khắc náo nhiệt trong khung cảnh đầy màu sắc, không khí cổ xưa kết hợp pha lẫn nét hiện đại duy chỉ có ở đền Zojoji.
3. Thưởng thức Osechi Ryori
Nhắc tới tới tết chúng ta đều sẽ nhớ tới bữa cơm đầu tiên ngày năm mới, Osechi Ryori cũng như vậy, là những món ăn độc đáo chỉ được chuẩn bị mỗi năm một lần để chào mừng năm mới. Nhiều món cần đến hàng giờ chuẩn bị, sau đó được bảo quản để đảm bảo luôn tươi ngon và ăn suốt trong ba ngày đầu tiên của năm, là văn hóa truyền thống ăn mừng năm mới của người Nhật Bản. Vào ngày đầu năm mới, mọi người thường thức dậy từ sớm để thưởng thức bát ozoni và sau đó kiên nhẫn chờ đợi các món osechi khác đều được bày lên. Văn hóa Osechi Ryori mang ý nghĩa may mắn, sức khỏe tốt và thịnh vượng trong suốt cả năm.
4. Thử may mắn với Fukubukuro
Trong dịp năm mới, nhiều cửa hàng bày bán những chiếc túi may mắn – fukubukuro – với giá cả siêu rẻ. Chính vì được giảm giá đặc biệt nên số lượng của mặt hàng này có hạn và phải xếp hàng từ rất sớm. Vào dịp năm mới, các cửa hàng thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách đặt các mặt hàng của cửa hàng vào túi, rồi đặt ở lối vào hoặc giữa cửa hàng nơi mọi người dễ nhìn thấy nhất. Những chiếc túi nhanh chóng hết sạch bởi giá trị của những món quà bên trong có khi cao gấp nhiều lần giá tiền của chúng, chính vì vậy món quà đầu năm may mắn này ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một nét văn hóa thú vị.
Nguồn: https://matcha-jp.com/en/1520
5. Ngắm nhìn Kimono truyền thống
Nếu những ngày đầu năm mới rơi vào những ngày nắng, khách du lịch đến Nhật sẽ có cơ hội ngắm nhìn những cô gái Nhật khoác lên mình những bộ quần áo đẹp đi thăm đền năm mới hay dạo chơi tụ họp cùng người thân, bạn bè. Đây là khoảng thời gian ít ỏi mà du khách có thể nhìn thấy cả nữ và nam giới đều mặc kimono. Năm mới cũng là một dịp tuyệt vời để du khách tự mình trải nghiệm cảm giác đi dạo phố phường trong trang phục truyền thống của đất nước mặt trời mọc.
6. Tìm mua những lá bùa Omamori may mắn
Nguồn: https://blog.gaijinpot.com/change-luck-better-power-omamori/
Đối với nhiều người dân Nhật Bản, những chuyến thăm đền sẽ không được trọn vẹn nếu không tìm mua một chiếc bùa may mắn đem về. Điều này càng đặc biệt được chú trọng đối với những du khách đến với Nhật Bản và mong muốn sở hữu chiếc bùa nhỏ xinh may mắn cho bản thân và mang về làm món quà lưu niệm. Năm mới là thời điểm thích hợp để mua Omamori, đây không chỉ là văn hóa truyền thống mà còn mang ý nghĩa may mắn, an lành cả một năm. Omamori thường có nhiều màu sắc khác nhau tượng trưng cho nhiều loại may mắn mà nó sẽ mang lại.
Nguồn https://livejapan.com/en/article-a0001606/
https://livejapan.com/en/article-a0000772/
https://livejapan.com/en/article-a0000776/
https://www.japan-talk.com/jt/new/fukubukuro
Theo: isenpai.jp
Nhật Bản: Án chung thân cho kẻ giết người “mơ được sống trong tù”
Một người đàn ông Nhật Bản bị kết án tù chung thân hôm 18-12 sau vụ đâm chém trên tàu cao tốc khiến 1 người chết và 2 người bị thương năm 2018.