Nỗi sợ đi siêu thị thời bão giá của người Mỹ: Hồi nhỏ rất háo hức mỗi khi được đi siêu thị, nhưng bây giờ chỉ thấy rùng mình.

Kerry Carter, 54 tuổi, cho biết hồi nhỏ ông rất háo hức mỗi khi được đi siêu thị, nhưng bây giờ ông chỉ thấy rùng mình.

08:43 26/09/2022

Đối với Kerry Carter, công nhân xây dựng tại Houma, Louisiana, mua sắm tạp hóa đã trở thành công việc thứ hai. Carter có đam mê nấu ăn nhưng giờ đây ông chỉ mua thực phẩm giảm giá và dựa vào đó để lên kế hoạch cho các bữa ăn.

Ở khu vực Houma, hơn 50% số hộ gia đình được coi là tầng lớp trung lưu với thu nhập trung bình 44.956 USD/năm, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew. Tại siêu thị Rouses ở Houma, Carter và các khách hàng khác chia sẻ những câu chuyện tương đồng. Họ ngày càng lo lắng khi các mặt hàng thiết yếu, từ sữa đến bánh mì, đều tăng giá phi mã còn tiền lương của họ lại không thể đuổi kịp.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Mỹ đã tăng 8,3% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, do giá cả mọi thứ đều tăng, từ xe cộ, dịch vụ chăm sóc y tế cho đến hóa đơn điện. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, giá hàng tạp hóa trong tháng 8 đã cao hơn 13,5% so với một năm trước đó. Đây là mức tăng đột biến nhất trong chu kỳ 12 tháng, kể từ tháng 3/1979 đến nay. Trước một tương lai thậm chí còn ảm đạm hơn, nhiều người tiêu dùng cho biết họ đang phải vật lộn để thích nghi.

Carter quyết định đi mua sắm ở đâu trong tuần nhờ những tờ rơi quảng cáo giảm giá mà ông xem vào bữa sáng mỗi ngày. Ông thường chỉ đến Rouses vào thứ 4 hàng tuần khi có nhiều hàng hóa được giảm giá hơn. Tuy nhiên, Carter cho hay dù cố gắng đến đâu, hóa đơn hàng tháng của ông vẫn tăng.

Kerry Carter bên giỏ hàng đã mua của mình ở siêu thị Rouses thuộc khu dân cư Houma, bang Louisiana. Ảnh: WSJ.
Kerry Carter bên giỏ hàng của mình ở siêu thị Rouses thuộc khu dân cư Houma, bang Louisiana. Ảnh: WSJ.

"Tôi không thể làm những gì tôi muốn. Tôi phải chi tiêu dè sẻn", Carter nói. Ông không thể nhớ kỳ nghỉ cuối cùng của mình là vào khi nào và không đủ khả năng mua vật liệu cần thiết để hoàn thành ngôi nhà mà ông đang xây cho gia đình mình.

Ông đã tiêu 80,86 USD cho buổi đi chợ hôm đó. Ông chỉ định mua cà chua nhưng cuối cùng lại lấy thêm 6 gói cánh gà vì được khuyến mại, cùng ba gói xúc xích, đùi gà, chuối, bông cải xanh và một củ hành tím.

Carter nói rằng ông không còn đủ tiền để mua thịt đỏ hay sườn lợn nữa, nhưng điều ông tiếc nhất là không còn có thể nấu những bữa hải sản thơm ngon cho bạn bè và gia đình. Một mâm tôm, cua, ngô, xúc xích, khoai tây và chanh trước đây có giá 100 USD thì nay đã lên tới 300 USD.

Khi người mẹ đơn thân Jamaica Bonvillian được hỏi thăm về chuyến đi mua sắm của mình, cô ứa nước mắt. "Tôi đã đến ngưỡng không thể chịu đựng được rồi và tôi tự hỏi làm thế nào mình có thể vượt qua đây", Bonvillian chia sẻ.

Sau khi rời khỏi ca làm bán thời gian ở công trường, cô đến siêu thị và mua thực phẩm với 129 USD, trong đó có một món đồ ăn nhẹ mang tới trường mà con trai cô van nài mẹ mua cho đã tăng giá từ 5 USD lên 7.99 USD. Cô đang dự trữ tủ đồ ăn sau hai tuần trở về căn nhà cũ của mình. Hơn một năm trước, nó đã bị hư hại nặng bởi cơn bão Ida.

Chỉ vài tháng trước, 832 USD hỗ trợ hàng tháng của chính phủ đủ để nuôi sống gia đình 4 người của cô. Giờ đây, chỉ riêng những thứ thiết yếu đã tiêu tốn của cô gần 1.400 USD mỗi tháng. Cô chọn cách mua từ các siêu thị bán buôn để có giá tốt hơn. Cô cũng chọn khăn giấy và giấy vệ sinh giá rẻ nhằm tiết kiệm. Bonvillian nhận thêm việc quét sơn và làm vườn vào cuối tuần để cố gắng bù đắp thiếu hụt.

"Tôi phải nói thật rằng, về sức khỏe tinh thần, tôi đang suy kiệt. Tại sao chỉ tồn tại thôi mà cũng khó khăn đến vậy", người phụ nữ 40 tuổi nói. Hai con của Bonvillian, một 8, một 13 tuổi, cùng mẹ đến siêu thị. Các em cho biết bản thân cũng cảm thấy rất lo lắng.

Người phụ nữ chọn hàng bên trong một siêu thị ở thủ đô Washington DC, Mỹ, hồi giữa tháng 8. Ảnh: Reuters.
Người phụ nữ chọn hàng bên trong một siêu thị ở thủ đô Washington DC, Mỹ, hồi giữa tháng 8. Ảnh: Reuters.

Jessica Boudreaux, 45 tuổi, và con trai Daniel Horsley, 23 tuổi, đã chi 68,21 USD trong buổi mua sắm tại Rouses cho nguyên liệu làm bánh mì ngô, nước dùng kiểu Mexico và các mặt hàng thiết yếu giá rẻ như xúc xích.

Bà cho biết đã chọn mua sắm ở Rouses thay vì một cửa hàng đắt tiền hơn gần nhà. Hai năm trước, mỗi tháng Boudreaux chi khoảng 300 USD cho đồ tạp hóa. Nay hóa đơn của hai mẹ con đã lên tới 600 USD.

Boudreaux bất ngờ khi giá của một tá trứng đã lên 2,49 USD còn một thanh bơ thực vật lên 1,49 USD. Theo Bộ Lao động Mỹ, giá trứng đã tăng khoảng 40% so với một năm trước, trong khi bơ và bơ thực vật tăng khoảng 29%.

"Thật khủng khiếp, quá vô lý", Boudreaux nói.

Một người con trai khác của bà và cháu nội sắp chuyển về sống chung với Boudreaux. Bà cho hay bản thân cũng không biết làm thế nào để có đủ tiền nuôi tất cả mọi người.

"May mắn là cháu tôi mới hai tuổi nên không ăn quá nhiều", bà nói đùa.

Boudreaux cũng đang tính toán việc mua kẹo cho lễ Halloween sắp tới. Bà đã bắt đầu dự trữ từ bây giờ để có những lựa chọn giá rẻ nhất. "Tôi cảm thấy tệ vì kẹo là để dành cho lũ trẻ, nhưng tôi phải làm điều cần làm", bà chia sẻ.

Megan Naquin và hai con tại bãi đỗ xe của siêu thị. Ảnh: WSJ.
Megan Naquin và hai con tại bãi đỗ xe của siêu thị. Ảnh: WSJ.

Megan Naquin, 38 tuổi, đến siêu thị cùng hai con nhỏ để mua nguyên liệu cho món gà tẩm bột. Với một gia đình 8 người, Naquin cho biết giờ đây cô thậm chí tiêu nhiều tiền hơn để mua hàng tạp hóa so với khoản tiền trả vay mua nhà 1.500 USD mỗi tháng.

"Mọi thứ không chỉ tăng lên một chút mà tăng rất nhiều là đằng khác", Naquin nói, thêm rằng cô và chồng trước đây thường thử nhiều công thức nấu ăn khác nhau như một cách để thư giãn, nhưng nay họ không thể làm điều đó nữa.

Cô cảnh báo 6 đứa con của mình không dùng đồ ăn trong tủ đựng thực phẩm quá nhanh. "Mỗi khi đi mua hàng tạp hóa, chúng tôi thường an ủi lũ trẻ rằng lần khác sẽ mua đồ chúng muốn", Naquin nói.

Tags:
Hé lộ bí mật về cᴜộc đời thật của NSƯT Kim Tiến: Giọng đọc huyền thoại với câu “Thuê bao quý khác vừa gọi hiện không liên lạc được”

Hé lộ bí mật về cᴜộc đời thật của NSƯT Kim Tiến: Giọng đọc huyền thoại với câu “Thuê bao quý khác vừa gọi hiện không liên lạc được”

NSƯT Kim Tiến được mệnh danh là “Giọng đọc huyền thoại”, dù đã về hưu nhưng cuộc sống của bà vẫn được công chúng quan tâm.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất