Nữ du học sinh Việt xinh đẹp đạt học bổng Tiến sĩ trị giá 9,3 tỷ VND: Mong muốn về Việt Nam cống hiến

Cô nàng Nguyễn Thị Sao Ly vừa được nhận học bổng Tiến sĩ hơn 9,3 tỷ đồng. Cô sống trong gia đình có mẹ làm kinh doanh, bố làm giáo dục, anh trai đang là Tiến sĩ Vật lí ở Anh và cô chị làm Thạc sĩ Kinh tế.

13:09 13/10/2022

Nữ sinh Việt bước chân đến Mỹ vào năm 16 tuổi, hoàn thành bậc cử nhân ngành Sinh học, Thạc sĩ Y tiến hoá ở trường đại học California, Los Angeles (UCLA) và đúng trong top 5% của trường. Cô cũng nhận được Giải thưởng Sinh viên xuất sắc (Excellence Award) đồng thời cũng nhận được bằng cử nhân danh dự Honors của chuyên ngành.

Khi được hỏi về nhận xét “một cô gái xinh đẹp sinh ra ở vạch đích”, Ly nói: “Ly nghĩ là không có ai sinh ra ở vạch đích cả. Gia đình Ly cũng chỉ là một gia đình trí thức bình thường, không phải quá giàu có và Ly cũng đã phải đổ mồ hôi nước mắt để đạt được những thứ mình có tới bây giờ và còn phải cố gắng thêm nữa cho tương lai”.

Những thành viên trong gia đình có ảnh hưởng thế nào đến việc học tập của Ly?

Nhà của Sao Ly là nhà gia giáo, có truyền thống nghề giáo, bố mẹ lúc nào cũng đặt áp lực học hành cho con để con cố gắng. Ba mẹ rất tập rung khi đầu tư vào những thứ mang tính giáo dục chứ không phải những thứ khác. Những anh chị đi trước trong gia đình cũng tạo động lực để Ly phải cố trách nhiệm với gia đình để người thân không cảm thấy thất vọng về mình.

Tại sao Ly lại chọn ngành y? Và tại sao chọn Johns Hopkins?

Ở thời cấp 3, Ly thật sự rất đam mê môn Sinh. Mãi đến su này, khi được tiếp thu thêm những môn chuyên sâu hơn về Sinh thì Ly lại cảm thấy rất thích thú. Khi học, Ly cảm thấy mình càng ngày càng có thể giải thích được những hiện tượng trong bản thân mình, hiểu bản thân mình hơn.

Khi làm nghiên cứu mình lại có khả năng đặt câu hỏi chưa có câu trả lời, và có thể chính mình sẽ là người đầu tiên trả lời câu hỏi đó trên thế giới.

Ly rất thích sự tìm tòi học hỏi và trả lời những câu hỏi đó.Johns Hopkins là trường đi đầu trong ngành này và có chương trình đào tạo tiến sĩ rất tốt. Ngay từ khi còn đại học, mình đã mơ ước được rèn luyện tại ngôi trường này. Mình đăng ký và được nhân lên mình chọn luôn.Làm nghiên cứu thì mỗi ngày lại có kiến thức mới được tạo ra bởi những người cũng làm nghiên cứu giống như Ly. Hàng ngày Ly đến trường đều có thông tin mới, sự di chuyển kiến thức rất nhanh và mạnh vì đây là môi trường của những người tạo ra kiến thức. Đó là động lực khiến Ly muốn đến trường và làm việc mỗi ngày

Một phụ nữ luôn muốn xinh đẹp và quyến rũ nhưng lại muốn trở thành một nhà nghiên cứu khoa học toàn thời gian, có mâu thuẫn không?

Thực sự những người theo khoa học như Ly thì cũng đã phải hi sinh rất nhiều thời gian đáng lẽ dành cho việc chăm sóc bản thân rồi. Vì làm khoa học thì phải ở trên phòng thí nghiệm nghiên cứu rất nhiều, mà ở đó thì mọi người không để ý về ngoại hình nhiều đâu. Nên ngoại hình ở đó không phải là chuyên ưu tiên, và Ly cũng thế thôi. Ly không đặt giá trị vật chất bên ngoài lên đầu mà chủ yếu là trau dồi học hỏi kiến thức.

Không đâu, là do khả năng sắp xếp thời gian của mình thôi. Sẽ có người dành 100% thời gian của một ngày cho khoa học, cho công việc nhưng những nguời khác có thể dành ra 10% thời gian chăm sóc cho ngoại hình, sức khoẻ của mình, hoàn toàn phụ thuộc vào ưu tiên của người đó thôi chứ không hề mâu thuẫn.

Tùy vào ưu tiên của mỗi người và khả năng sắp xếp thời gian của mỗi người thôi.Chuyện xao nhãng thì cũng tùy vào mỗi người luôn, mình mà có khả năng tâp trung cao thì mình không bị xao nhãng, vậy thôi. Ly xưa giờ không ưu tiên vẻ ngoài là thứ nhất và thứ hai là không nghĩ đến chuyện người này người kia thích mình, những mối quan hệ không quan trọng thì mình không giữ.

Ly không rõ ở Việt Nam bây giờ thế nào nhưng trước đây thường trong nhận thức vẫn có những người nghĩ rằng xinh đẹp và tri thức thường không đi đôi với nhau. Nhưng định kiến đó giờ quá cũ rồi, hai điều đó không cần phải tách biệt với nhau.

Thái Trang / Tri thức trẻ

Tags:
Định cư nước ngoài – vì sao đi? Đi như thế nào để an cư lạc nghiệp?

Định cư nước ngoài – vì sao đi? Đi như thế nào để an cư lạc nghiệp?

Mấy năm gần đây, định cư nước ngoài dường như trở thành trào lưu ở Việt Nam. Vì sao người ra đi? Người giàu hay người nghèo đi nhiều hơn?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất