Nước ɱắɫ пgười líпɦ và пỗi đɑu cơɱ áo cɦo пɦữпg đứɑ coп dɑ cɑɱ:"Cɦậɫ vậɫ với ɱiếпg cơɱ ɱɑпɦ áo"

80 tuổi, người lính Phạm Ngọc Ưng vẫn phải đút cơm, bưng bô cho những đứa con mang di chứng chất độc da cam. Đi gần hết cuộc đời, tận cùng cái nghèo, cái khổ, ông chỉ biết nuốt nước mắt vào trong.

17:30 25/07/2021

Tận cùng nỗi đau

Chúng tôi tìm đến căn nhà của gia đình ông Phạm Ngọc Ưng (80 tuổi) nằm trong con ngõ nhỏ của khu phố Sơn Lợi, phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa). Căn nhà được anh em họ hàng gom góp xây đã 6 năm nay nhưng không có tiền quét vôi, những mảng tường trát xi măng trở nên mốc meo, đen đúa.

Nước mắt người lính và nỗi đau cơm áo cho những đứa con da cam - 180 tuổi, ông Ưng vẫn phải chăm sóc những đứa con bị nhiễm chất độc da cam.

Trong căn nhà tối om, chật chội ấy, người cha già, khuôn mặt gầy guộc, hốc hác, đôi mắt trắng đục không còn nhìn rõ đang nhẹ nhàng lau mặt cho người con trai năm nay đã 40 tuổi.

Lùi sâu vào trong, một lối đi chật hẹp dẫn tôi đến bên chiếc giường ọp ẹp, bà Minh, vợ ông đang nằm rên lên từng tiếng vì cơn đau khớp hành hạ. Chiếc rèm được dùng bằng miếng áo mưa giăng lên khiến tôi không khỏi nghẹn lòng. Dưới đất, người con trai thứ 2 đang lê lết ngồi bên cạnh.

Đã 4 năm nay, bà Minh không còn đi lại được nữa, mọi sinh hoạt của bà và hai người con mang di chứng chất độc da cam do một tay ông Ưng lo liệu.

Đưa tay quệt nước mắt, ông Ưng kể lại, theo tiếng gọi của Tổ quốc, tháng 2/1967, ông lên đường nhập ngũ và trực tiếp chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Năm 1972, ông bị thương nên được cho tập kết ra Bắc và về quê.

Nước mắt người lính và nỗi đau cơm áo cho những đứa con da cam - 2Con trai thứ 2 của ông Ưng học đến lớp 9 thì chân teo lại rồi liệt từ đó.

Những tưởng sau năm tháng vào sinh ra tử, ông sẽ có cuộc sống bình yên giữa thời bình. Vậy mà nỗi đau chiến tranh theo ông suốt từ những năm tháng ấy cho đến tận bây giờ.

Người cha ấy đau xót nhớ lại: "Lúc đẻ ra, thằng đầu và thằng thứ 3 vẫn bình thường, chỉ có thằng thứ 2 bị bệnh tim bẩm sinh, dị tật cơ quan sinh dục. Thế rồi, lớn lên chúng lần lượt trở nên "ngơ ngác". Lên lớp 9 thì hai chân Thiện (SN 1979, con trai thứ 2) dần teo lại, rồi cứ thế không đi được nữa, chỉ có thể ngồi và bò.

Tưởng thằng Cường (người con thứ 3, SN 1981) thoát được vì nó rất thông minh, học giỏi, không có biểu hiện gì bất thường, nhưng đến lớp 12 thì bắt đầu phát bệnh".

"Đã hơn 20 năm nay, nó không nói được, cũng không biết gì nữa. Bệnh viện xác định nó bị tâm thần phân liệt. Khổ thân nhà tôi, bà ấy không chịu nổi, nhiều lúc hóa điên…". Nói đến đó, ông lặng lẽ quay mặt đi, run run đưa tay quệt ngang giọt nước mắt vừa lăn xuống khuôn mặt khắc khổ, tiều tụy.

Nước mắt người lính và nỗi đau cơm áo cho những đứa con da cam - 34 năm nay, bệnh khớp khiến bà Minh cũng không thể đi lại được.

Năm 2002, ông Ưng quyết định bán căn nhà đang ở được 45 triệu đồng rồi mang hai con ra Hà Nội chữa trị. Tiền hết, nhà cũng không còn để ở, hai ông bà chia đôi ngả, ông Ưng mang một người con về quê nội ở nhờ nhà người em gái, còn bà Minh và 2 con vẫn ở lại Sầm Sơn xin ở nhờ nhà người cô.

14 năm trời, mỗi người một nơi, chật vật mưu sinh nuôi con qua ngày. Cách đây 4 năm bà Minh đau ốm, liệt đôi chân, không còn có thể lao động được nữa, ông Ưng buộc phải đưa con trở về quê vợ.

Rồi ông bảo, con trai đầu được một người phụ nữ "quá lứa lỡ thì" trong làng lấy làm chồng. Thế nhưng, bệnh tình càng ngày càng nặng, suốt ngày đi lang thang. Còn Cường thì nhiều đêm lên cơn hò hét đòi phá cửa bỏ đi, thậm chí đòi lấy dây thừng thắt cổ tự tử, ông Ưng chỉ biết nuốt nước mắt, cắn răng trói chân tay con lại.

Chật vật miếng cơm manh áo

Được anh em họ hàng gom góp rồi vay nợ, ông Ưng cũng xây được một căn nhà nhỏ để gia đình đoàn tụ.

Nước mắt người lính và nỗi đau cơm áo cho những đứa con da cam - 4Người lính Phạm Ngọc Ưng đau xót kể lại câu chuyện cuộc đời mình.

Giờ đây, ông Ưng tuổi cao sức yếu, không còn có thể làm thuê làm mướn được nữa, chừng nấy con người chỉ có thể sống nhờ vào những đồng tiền trợ cấp da cam. Người lính năm xưa từng "vào sinh ra tử" không sợ bom đạn, kẻ thù mà giờ đây, trước mặt tôi người cha trong ông yếu lòng đến mức khóc nấc lên từng tiếng.

"Phải chắt bóp từng đồng tiền trợ cấp để có thể mua thuốc thang cho chúng rồi ăn uống hàng ngày nữa, nhiều lúc bất lực không biết phải xoay xở ra sao. Người ta bảo gửi chúng vào trung tâm nhưng mình dứt ruột đẻ ra, bỏ nó, xót thương lắm. Thôi thì còn sống ngày nào thì còn để nó ở nhà ngày đó…".

Kể đến đâu, nước mắt người cha già giàn giụa đến đó. Ông cứ cúi gằm xuống đất, đôi bàn tay gầy guộc, chằng chịt gân xanh lúc thì vò vào nhau đến bất lực, lúc lại đưa tà áo cũ mèm lên lau nước mắt.

Nước mắt người lính và nỗi đau cơm áo cho những đứa con da cam - 5Ông Ưng run run tìm lại tờ giấy xác nhận bệnh tật của con trai út cách đây ngót 20 năm.

Chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình ông Ưng, ông Lê Viết Kiều - Chủ tịch UBND phường Trường Sơn cho biết: "Hoàn cảnh đặc biệt của gia đình ông Ưng khiến ai cũng xót xa. Ông sinh 3 người con thì đều bị chất độc da cam. Địa phương cũng rất quan tâm, tạo điều kiện tặng quà cáp ngày lễ, Tết.

Ở tuổi đáng ra phải được nghỉ ngơi thì ông vẫn phải phục vụ những đứa con của mình. Tới đây, chúng tôi sẽ động viên để ông đưa con vào trung tâm, phần để ông bớt vất vả, phần cũng để các con được chăm sóc, thuốc men được tốt hơn".

Tags:
Cɦúc ɱừпg 3 coп giáρ пữ, siпɦ coп ɫrɑi ɫɦì ρɦáɫ ɫài, siпɦ coп gái ɫɦì ρɦú quý, giɑ đìпɦ PHÁT TÀI PHÁT LỘC

Cɦúc ɱừпg 3 coп giáρ пữ, siпɦ coп ɫrɑi ɫɦì ρɦáɫ ɫài, siпɦ coп gái ɫɦì ρɦú quý, giɑ đìпɦ PHÁT TÀI PHÁT LỘC

Xiп cɦúc ɱừпg 3 coп giáρ пữ пày sɑu kɦi siпɦ coп cuộc sốпg củɑ ɦọ sẽ ɫrở пêп giàu sɑпg, ρɦú quý ɦơп.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất