Ông chủ tỷ đô của Nhật đi lên từ bán hàng đồng giá

Chuỗi bán lẻ đồng giá các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho người thu nhập thấp đã giúp ông chủ người Nhật trở thành người tỷ phú sáng giá.

12:47 02/01/2018

Hirotake Yano là nhà sáng lập và chủ tịch Daiso Sangyo Corp- thương hiệu được xem là thiên đường mua sắm ở Nhật và là người mở đường cho mô hình bán hàng đồng giá ở Nhật.

Hirotake Yano là nhà sáng lập và chủ tịch Daiso Sangyo Corp.

Mô hình bán hàng bình dân đồng giá này của ông Hirotake Yano bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1991 ở Nhật. Tính đến nay, bán hàng đồng giá đã đem về cho ông chủ người Nhật khối tài sản ròng là 1,9 tỷ USD.

Thành công của ông chủ người Nhật được chuyên gia lý giải là do ông đã chọn được thời điểm kinh doanh hoàn hảo. Sau khi bong bóng kinh tế Nhật Bản xảy ra, người tiêu dùng của Nhật bắt đầu có sự dịch chuyển về nhu cầu thì những sản phẩm đồng giá 100 Yên đầu tiên của Hirotake Yano là sự lựa chọn hàng đầu.

Con đường kinh doanh của Hirotake Yano chứa đựng nhiều thăng trầm và cả nước mắt.

Tốt nghiệp đại học Chuo ở Tokyo, Hirotake Yano đã phải trải qua nhiều công việc khác nhau để kiếm miếng ăn. Đỉnh điểm nhất, khi ông làm người điều hành kinh doanh cá của gia đình nhà vợ thì bị phá sản.

Ông chủ của Daiso Japan đã chọn được thời điểm kinh doanh hoàn hảo

Yano đã phải lang thang khắp các cung đường bằng các gánh hàng rong trên xe tải từ năm 1972. Công việc này đã nhen nhóm lên ý tưởng đưa ra mức giá đồng nhất là 100 Yên cho tất cả các sản phẩm mà ông đang bán để tiết kiệm công sức ra giá.

Năm 1977, ông quyết định thành lập Daiso – trong tiếng Nhật có nghĩ là “tạo ra một thứ gì đó lớn lao.

Sự dịch chuyển về nhu cầu của người tiêu dùng Nhật diễn ra kéo theo tiềm năng bùng nổ của kênh bán lẻ giá rẻ ở Nhật và lẽ dĩ nhiên công ty Daiso đã thành công thu hút được thị phần đó.

Theo ước tính của ngân hàng Thụy Sỹ UBS, mỗi năm ngành bán lẻ tại Nhật sẽ cho về doanh thu khoảng 600 tỷ Yên (5,4 tỷ USD). Trong khi đó, Daiso lại là chuỗi thương hiệu bán lẻ lớn nhất ở Nhật với gần 3.200 cửa hàng trong nước và 1.800 chi nhánh ở nước ngoài nên việc Hirotake Yano nhanh chóng có tên trong bảng người giàu tỷ USD là điều tất yếu.

Công ty của ông Hirotake Yano không phải là công ty duy nhất ở Nhật kinh doanh qua mô hình bán lẻ và đồng giá nhưng việc coi trọng số lượng hàng bán đã giúp Daiso luôn chiếm giữ ngôi đầu bảng về cạnh tranh so với các công ty cùng ngành.

Người Nhật có thói quen mua hàng giá rẻ đồng giá từ 20 năm nay.

Hirotake Yano thừa nhận rằng bí quyết thắng lợi nằm ở việc ông có được sự am hiểu tường tận trong việc tìm nguồn hàng. Hệ thống kênh bán lẻ của công ty Daiso hiện đang phân phối khoảng 70.000 mặt hàng gia dụng đủ các loại và mức giá thuộc top “mềm ” nhất trên thị trường.

Những năm gần đây, nền kinh tế Nhật đang trên đà tăng trưởng, người dân giàu lên trông thấy nhưng công ty của Hirotake Yano vẫn tiếp tục làm ăn khấm khá với mô hình kinh doanh này bởi người Nhật không dễ dàng từ bỏ đi thói quan mua hàng giá rẻ trong suốt 20 năm qua.

Nguồn: Nhatbanplus.com

Tags:
Vì sao một số loại trái cây Nhật Bản có mức giá siêu đắt?

Vì sao một số loại trái cây Nhật Bản có mức giá siêu đắt?

Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng với việc theo đuổi sự hoàn hảo trong tất cả mọi việc nên không có gì lạ khi sự “ám ảnh” này tác động đến cả việc buôn bán các loại hoa quả, trái cây.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất