Phải chăng người Nhật làm việc cả đời chỉ để chi khoản kết xù xây “chốn yên nghỉ nơi chín suối”?
Nếu đã từng trông thấy một ngôi mộ ở Nhật, bạn có thể sẽ giật mình về hàng ngàn bản “sao in” kiểu dáng, màu sắc y hết nhau xuất hiện trong một khu mộ.
16:59 15/02/2018
Nó hoàn toàn khác Việt Nam về cả hình thức lẫn “nội dung” bên trong. Ngay cả cách viếng mộ của người Nhật cũng có những đặc điểm rất thú vị nếu bạn tìm hiểu sâu. Nào, hãy cùng Japo lướt qua đôi nét về chủ đề những ngôi mộ ở Nhật nhé.
Về địa điểm đặt mộ, từ ngày xưa hầu hết chúng đều nằm trong khuôn viên của một ngôi chùa.
Nhưng gần đây, những mảnh đất chuyên dụng tập trung nhiều mộ phần được hình thành và phổ biến hơn cả, gọi là Raien (霊園).
Những ngôi chùa thoạt nhìn kích thước khá nhỏ nhưng bên trong vẫn chứa rất nhiều ngôi mộ của các phật tử
Chi phí dành cho việc xây dựng mộ vô cùng tốn kém. Với ngôi chùa trong ảnh các bạn thấy trên đây, một ngăn tốn khoảng 2,000,000 Yên.
Phải nói là đáng giá cả một gia tài.
Sau khi mua xong, hằng năm phải gửi thêm phí tu sửa và bảo quản. Nếu ai đó không duy trì số tiền này hằng năm bởi bất kỳ lý do gì, chùa có quyền đập vỡ để dọn chỗ cho một ngôi mộ mới dọn vào.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt lớn nhất giữa mộ Việt Nam và Nhật Bản đó là hình dáng và thứ bậc trong dòng họ.
Một ngôi mộ thông thường trong khuôn viên sẽ có hình khối chữ nhật. Trên đó sẽ ghi họ của cả một gia tộc.
Ngôi chùa trên tuy đã 400 năm tuổi nhưng có cả những bậc tổ tiên, con cháu, tất cả những ngôi mộ thuộc dòng họ đó đều tập trung về một khu. Và được sắp xếp theo thứ tự trên xuống dưới. Một khi đã kết hôn, phụ nữ Nhật sẽ theo họ chồng và được chôn chung trong cùng một khu mộ.
Vì thiết kế hình khối dựng đứng như vậy nên khi động đất xảy ra thì rất dễ đổ sập.
Vậy nên, gần đây, thiết kế mộ thấp trở nên phổ biến.
Và nếu các bạn để ý thì phía sau tảng bia mộ có những thanh gỗ khắc chữ Hán. Đó gọi là Sotoba (卒塔婆). Những dòng chữ phía sau là lời cầu nguyện đến các bậc thần linh, mong người đã khuất được thanh thản nơi chín suối hoặc đầu thai luân hồi…
Tuỳ vào cách con cháu tổ chức đám tang và chăm lo phần mộ cho ông bà mà người dưới suối vàng sẽ được hưởng phúc đức hay không? Tâm niệm gọi là Tsuizenkuyou (追善供養) của người Nhật.
Nếu không thể tự chuẩn bị lời khấn, bạn có thể nhờ đến dịch vụ ở chùa với giá 3,000 đến 10,000 Yên.
Dòng chữ Hán khắc trên bia đá thể hiện tên của dòng họ (Abe Ke: Dòng họ Abe) của người được chôn cất. Sau đó là năm sinh, năm mất và tên người đã khuất. Tuy nhiên riêng phần tên, có một điều rất đặc biệt, đó là họ sẽ không dùng tên lúc còn sống mà sử dụng một tên mới,chỉ dành cho người chết gọi là Kaimyo (戒名) . Vì người Nhật tin rằng, một khi được chôn ở chùa, nghĩa là bắt đầu cuộc sống như một phật tử, nên pháp danh là điều cần thiết.
Trong Kamyo thường có một chữ lấy từ tên thật và chữ còn lại sắp xếp dựa vào tính cách, nghề nghiệp hoặc sở thích của người đó khi còn sống. Và tất nhiên, việc đặt pháp danh cũng mất phí. Mức giá dao động từ 100,000 đến 1,000,000 Yên.
Tuỳ theo từng chùa và số nét chữ trong tên mà mức giá sẽ chênh lệch lên xuống.
Nhìn vào bia mộ, nếu bạn thấy tên người nào được khắc càng dài thì nhà họ càng giàu có. Thật là một quy luật kỳ lạ.
Tang lễ và thủ tục mộ phần ở Nhật vô cùng phức tạp và tốn kém. Vì vậy nhiều người Nhật lúc còn sống sẽ tự để dành tiền xây mộ cho mình chứ không phụ thuộc và làm phiền con cháu.
Thêm một điều nữa là người Nhật thường hoả táng để tiết kiệm diện tích của ngôi mộ đấy. Vì thế mà như các bạn đã thấy, mỗi ngôi mộ chỉ có một tấm bia chồng lên để tượng trưng và bên dưới chứa hủ cốt của người chết.
Đối với Việt Nam việc xây mộ tập trung như thế này có vẻ còn khá mới mẻ. Cả cách suy nghĩ của người sống dành cho người chết cũng khó lý giải phải không nào. Vào mùa hè, ở Nhật thường tổ chức cuộc thi thử thách lòng can đảm ở các khu mộ đấy. Nếu có dịp các bạn cũng thử một lần xem sao nhé!
Nguồn: Japo.vn
Người Nhật nổi tiếng với việc “chơi” với…rác! – Bạn cần biết những điều này khi sống ở Nhật
Trong hầu hết các nước trên thế giới, việc loại bỏ rác dường như rất đơn giản, chỉ cần cho vào túi, sau đó vứt vào thùng, thế là xong! Tuy nhiên, ở xứ sở Phù Tang, loại bỏ rác hay nói đúng hơn là phân loại rác là một quá trình nghiêm ngặt, cần được xử lý cẩn thận và có trách nhiệm.