Phong tục đi lễ chùa đầu năm mới tại Nhật Bản
Giống như người Việt Nam, một trong những phong tục của người Nhật Bản trong những ngày đầu năm mới là đi lễ tại các ngôi đền, chùa.
14:00 03/01/2019
Trưa ngày đầu tiên của năm mới - ngày 1/1/2019, đoàn người xếp hàng dài cả km để đợi vào lễ tại điện chính của chùa thờ Phật Quan Âm Sensoji - ngôi chùa cổ kính nhất thủ đô Tokyo. Hàng năm, trong 3 ngày đầu tiên của năm mới, ngôn chùa này đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó thời điểm trưa và chiều ngày 1/1 là đông nhất, trong 1 tiếng đồng hồ số lượng khách đến chùa có thể lên đến 40.000 người. Ban tổ chức cũng khuyến khích người dân mặc trang phục truyền thống khi đi lễ chùa.
Anh Shono - người dân Nhật Bản nói: "Hiện nay, những người mặc trang phục truyền thống Kimono đi lễ chùa không nhiều nữa, nhất là dịp đầu năm mới. Chúng tôi mặc trang phục truyền thống đi chua đầu năm như một cách để lưu giữ nét văn hóa của dân tộc".
Cũng trong này đầu tiên của năm mới 2019, tại ngôi đền thờ thần đạo nổi tiếng Meiji, cảnh xếp hàng dài cũng diễn ra tương tự. Trong 3 ngày đầu năm mới, đền Meiji cũng đón trung bình mỗi ngày lên đến 1 triệu lượt khách. Dù đông nhưng không hỗn loạn, từng nhóm hàng trăm người xếp hàng đi theo sự chỉ dẫn của lực lượng an ninh.
Chị Natsu Tanaka - người dân Nhật Bản nói: "Em cầu nguyện để thi đỗ kỳ thi đại học sắp tới và có sức khỏe tốt".
"Tôi cầu cho hòa bình thế giới và sự hòa thuận của người dân", ông Hideo Ibaragi - người dân Nhật Bản nói.
Năm 2019, Nhật Bản sẽ đón một triều đại mới, khi Nhà vua và Hoàng hậu thoái vị và nhường ngôi cho Thái tử. Rất nhiều người đến lễ đầu năm tại ngôi đền Meiji đã có những lời cầu chúc tốt lành hướng đến Nhà vua và Hoàng hậu của mình.
Nhiều năm trước đây, người Nhật Bản thường có thói quen viếng thăm đền chùa vào lúc giao thừa, giữa lúc 108 tiếng chuông ngân vang. Nhưng hiện nay người Nhật đi lễ đền, chùa kể từ lúc giao thừa cho đến hết 3 ngày đầu năm mới.
Nguồn: vtv.vn
Cậu bé mang chăn đến nghĩa trang lạnh lẽo để ngủ và câu chuyện cảm động phía sau
Giữa nghĩa trang lạnh lẽo, hai anh em trai dù còn rất nhỏ nhưng vẫn mang chăn ra để ngủ và cầu nguyện cho người cha quá cố.