Giám đốc khách sạn tiết lộ những thứ khách được mang về
Một số nơi cho khách mang áo choàng tắm về vì món đồ này đã được tính trong phí thuê phòng, đồng thời lại quảng bá thêm tên tuổi cho cơ sở lưu trú.
21:41 17/09/2022
"Tôi hiểu rằng các bạn muốn lấy một thứ gì đó từ phòng khách sạn về làm kỷ niệm. Nhưng có quy tắc về những thứ có thể và không được phép cất vào vali", Paul Bayliss, quản lý của Hotel Brooklyn tại thành phố Leicester, Anh nói.
Những thứ có thể mang về gồm: bút, giấy ghi chú, bàn chải và kem đánh răng, lược, dao cạo, dép đi trong phòng và tất loại dùng một lần, dầu gội - sữa tắm dạng mini. Với những khách sạn sử dụng chai lớn để đựng, bạn sẽ không được mang về.
Bên cạnh đó, tùy theo từng chính sách của cơ sở lưu trú, mỗi ngày khách được phục vụ hai chai nước, hai loại đồ uống miễn phí như cà phê gói. Đó cũng là thứ bạn được phép mang đi. Nhưng nếu lấy đồ ăn trong minibar, bạn phải trả tiền. Những thứ bị tính phí gồm: áo choàng tắm, gối, đồ trang trí có giá trị và tiện nghi trong phòng như tivi, tủ lạnh (minibar), giường, đệm, điều hòa...
Trước đây, việc lấy trộm áo choàng tắm rất phổ biến nên hiện giờ hầu hết khách sạn đều thông báo rõ ràng việc lấy đồ sẽ phải đền tiền. Tại một số nơi, khách vẫn có thể cầm áo choàng tắm về vì món đồ này đã được tính luôn trong chi phí thuê phòng. Thông thường, đó là các cơ sở lưu trú 5 sao. Họ sẽ thêu tên khách sạn trên áo, dép và khi khách mang những món đồ này về nhà, vô tình quảng bá thêm tên tuổi cho cơ sở lưu trú.
Một trong những lần mất trộm khiến Paul cảm thấy ngạc nhiên là khách mang theo tivi, đệm rời đi. Nhiều người nói rằng họ cũng sốc không kém khi biết các vị khách có thể lấy những thứ đó. "Không hiểu họ nghĩ gì. Tôi cũng tò mò không hiểu họ mang một chiếm đệm ra khỏi khách sạn bằng cách nào", một người để lại bình luận.
Một quản lý khách sạn khác nói rằng điều anh tức giận nhất là khách cố tình lấy trộm pin trong điều khiển tivi hoặc điều hòa. Thứ họ lấy không đáng giá, nhưng gây phiền toái cho khách sạn cũng như khách đến sau.
Anh Minh (Theo Sun)
Đến giờ tôi mới hiểu vì sao khi chuẩn bị ra sân bay để về quê, một Việt kiều dặn đi dặn lại: “Lên máy bay của Việt Nam phải nói tiếng Anh nhé, nhớ đấy!”
Bốn năm trước, khi chuẩn bị ra sân bay để từ Đức về Việt Nam, tôi được người tiễn – một Việt kiều định cư ở Đức – dặn đi dặn lại: “Lên máy bay của Việt Nam phải nói tiếng Anh nhé, nhớ đấy!”.