Rớɫ пước ɱắɫ cɦuyệп cô gái vượɫ пgɦịcɦ cảпɦ bước cɦâп vào đại ɦọc: Có пɦữпg пgày đói quá ɫɦì rɑ đồпg gỡ rɑu ɱá пɦɑi пgấu пgɦiếп.
Đói пo, пɦọc пɦằп rồi cũпg ɫɦàпɦ queп với cô gái đáпg ɫɦươпg. Hươпg cɦưɑ bɑo giờ пgɦĩ sẽ rời bỏ coп đườпg đếп ɫrườпg, bởi với eɱ đó là coп đườпg duy пɦấɫ giúρ eɱ bước quɑ cuộc đời kɦốп kɦó пày...
18:47 02/06/2021
Không biết cha là ai, mẹ bị thần kinh, dù cố gắng bước vào ngưỡng cửa đại học, thế nhưng nữ sinh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đứng trước nguy cơ "đứt" ước mơ chỉ vì không biết xoay xở đâu ra tiền.
Đó là hoàn cảnh cô gái Vũ Thị Hương (SN 2002, thôn Thọ Lộc, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Hương đang là sinh viên năm thứ nhất Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, vừa trở về từ trên núi với bó củi trên tay, Hương lại tất bật lo cơm nước cho mẹ.
Mọi công việc, Hương phải làm thật nhanh để kịp chiều nay đi cấy thuê cho người ta. Mỗi ngày, Hương đều cố gắng làm lụng để dành dụm tiền cho những ngày tới trở lại trường học.
Sinh ra Hương không biết bố mình là ai còn mẹ em bị tâm thần.
"Tranh thủ những ngày nghỉ dịch, em thấy ai thuê gì thì làm nấy. Ở Hà Nội em có xin phụ bưng bê ở một quán cà phê được 18 nghìn đồng/tiếng. Những ngày tới, đi học trở lại không biết họ có thuê làm nữa không chị ạ. Không có việc, em không biết phải xoay xở ra sao để tiếp tục đến trường…", Hương nói đến đó thì nghẹn lại, đưa tay quyệt mồ hôi lấm tấm trên trán và cả những giọt nước mắt đang chực chảy xuống.
Hương sinh ra là kết quả của người mẹ mang bệnh tâm thần với một người "qua đường". Cô gái lớn lên trong sự cưu mang của bà ngoại, bác gái và những người hàng xóm. Thế rồi, lên lớp 4, bà ngoại qua đời, bỏ lại em sống với người mẹ "lơ ngơ".
Không đến trường trong những ngày dịch bệnh, Hương trở về nhà và lại đi kiếm củi, làm thuê để có tiền đi học.
Tuổi thơ của Hương là những ngày làm thuê, làm mướn hết việc nọ đến việc kia, chỉ cố làm sao có miếng cơm ăn qua ngày. "5 tuổi, em đã biết lên núi nhặt củi với mẹ, 6 tuổi đã biết xuống đồng, 10 tuổi đã biết đi cấy cho nhà người ta. Lúc thì họ cho gạo, khi thì cho mấy nghìn lẻ. Có những ngày đói quá thì ra đồng gỡ rau má nhai ngấu nghiến. Quần áo thì suốt ngày chỉ có vài bộ vá trước vá sau. Sau này có bác cưu mang thi thoảng cho tiền đi học.
Ngày đó, nhìn bạn bè cùng trang lứa có bố mẹ, em tủi thân lắm. Không chỉ cái ước mơ có đủ bố mẹ xa xỉ với em mà ngay cả việc ước mẹ mình là người bình thường thôi cũng đã khó.
Mỗi ngày trôi qua, với em đơn giản chỉ là mong bệnh mẹ đừng trở nặng, mẹ đừng lên cơn đã là niềm hạnh phúc rồi. Lúc đó, cơm còn không có mà ăn nên mẹ cũng không thể đi bệnh viện để điều trị được...", Hương kể lại tuổi thơ đầy "dữ dội" của mình trong nỗi buồn vô hạn.
Gương mặt kiên cường và đầy nghị lực ấy đôi lúc quay đi như đang nuốt hết những cay đắng, tủi phận vào trong đáy tim mình.
Sau khi lên núi hái củi, Hương lại tất bật nấu bữa ăn cho hai mẹ con.
Đói no, nhọc nhằn rồi cũng thành quen với cô gái đáng thương này. Thế nhưng dù đói khổ, Hương chưa bao giờ nghĩ sẽ rời bỏ con đường đến trường bởi với em đó là con đường duy nhất dẫn em bước qua cuộc đời khốn khó này, con đường duy nhất đi đến ước mơ có tiền chữa bệnh cho mẹ, chăm sóc mẹ phần đời còn lại.
Suốt những năm tháng ngồi ghế nhà trường, năm nào cô gái cũng là học sinh giỏi của trường, nhiều năm là học sinh giỏi cấp tỉnh. Chừng ấy năm sinh ra là chừng ấy năm cô gái đáng thương ấy phải gồng mình cố gắng.
Hương luôn mơ ước học đại học để sau này kiếm một công việc ổn định để có tiền lo cho mẹ.
Hương bảo, em học hết được 12 năm cũng nhờ nhà có sổ hộ nghèo nên được miễn giảm một số khoản phí. Ngoài ra, thi thoảng bác gái dành dụm gửi cho vài trăm nghìn; rồi có khi cô giáo chủ nhiệm thương mà kêu gọi để em có tiền đóng học. Lên cấp 3 thì em đi làm thuê cho một cửa hàng kết hoa đám hiếu. Em tranh thủ lúc không phải đi học hoặc làm buổi đêm cũng được 30-50.000đồng/ngày, tùy theo sản phẩm.
Bước qua 12 năm học với nỗi cơ cực nhọc nhằn, giờ đây, Hương đã chinh phục được cổng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Thế nhưng, em đang đối mặt với nguy cơ không thể tiếp tục vì không biết xoay xở đâu ra tiền.
Đã hơn 5 tháng nhập học, Hương vật lộn với đủ việc làm thêm nhưng do dịch, nay làm việc này, mai làm việc khác, thu nhập không được bao nhiêu.
Mẹ của Hương- người đàn bà hơn nửa cuộc đời sống trong căn bệnh thần kinh, lúc tỉnh lúc mê.
"Ra thủ đô, cái gì cũng cần đến tiền, tiền ăn, tiền trọ, tiền đi xe bus, tiền mua tài liệu học… Em sợ mình phải bỏ học mất thôi… Mẹ em ở nhà, giờ vẫn bữa no, bữa đói….", cô gái ngập ngừng trong câu nói rồi bật khóc.
Cô giáo Nguyễn Thị Yên, giáo viên chủ nhiệm cũ của Hương tâm sự: "Hương là cô học trò vô cùng nghị lực. Dù gia cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng em luôn nỗ lực phấn đấu, năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Biết hoàn cảnh của em, nhiều lần tôi phải kêu gọi các thầy cô, bạn bè ủng hộ để em có tiền đóng học".
Căn nhà tồi tàn này là tài sản duy nhất của mẹ con Hương.
"Thật sự rất thương cho hoàn cảnh của em, không có bố, mẹ tâm thần, gần như em phải tự lập để bươn chải cuộc sống sinh viên của mình giữa đất Hà Nội, liệu em có xoay xở được suốt 4 năm học không", cô giáo Yên trăn trở.
Chia tay cô sinh viên tội nghiệp, tôi cứ ám ảnh mãi câu chuyện tuổi thơ của em và hình ảnh em ngồi bó gối trước hiên nhà, đôi mắt nhìn xa xăm vô định. Là cô bé đang bế tắc khi nghĩ về những ngày phía trước hay là sự xót xa cho cuộc đời bất hạnh của mình….
Tɦươпg cảпɦ ɑпɦ eɱ ɫroпg căп пɦà ɫɦế cɦấρ: Người ɱẹ đã rɑ đi ɱãi ɱãi, để lại 2 ɑпɦ eɱ bơ vơ
Sɑu пgày ɱẹ ɱấɫ, ɑпɦ eɱ Hùпg ɫrở ɫɦàпɦ пɦữпg đứɑ ɫrẻ ɱồ côi, bơ vơ, lạc lõпg giữɑ dòпg đời. Sốпg ɫroпg căп пɦà ɫɦế cɦấρ, ɦàпg пgày Hùпg đi làɱ ρɦụ ɦồ để пuôi eɱ ăп ɦọc.