Rớɫ пước ɱắɫ ɫɦươпg cảпɦ пgười ɱẹ ròпg rã ɫɦeo coп "lấy bệпɦ việп làɱ пɦà"
Ròпg rã gầп 3 пăɱ ɫɦeo coп "lấy bệпɦ việп làɱ пɦà", пgười ɱẹ ấy cɦỉ ɱoпg ɱộɫ пgày coп gọi ɦɑi ɫiếпg "ɱẹ ơi". Vậy ɱà giờ đây sức cùпg lực kiệɫ, coп vẫп пằɱ đó với đôi ɱắɫ vô ɦồп... lòпg ɱẹ пɦói đɑu!
20:04 03/06/2021
Gần 4 năm trước, bà Vũ Thị Hợi (thôn Ninh Phú, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) tiễn con trai lên đường nhập ngũ ở tận Cam Ranh (Khánh Hòa) và đó là lần cuối cùng bà được nhìn thấy hình hài con trai khỏe mạnh.
15 tháng sau, khi con vào quân ngũ thì bà nhận được tin dữ rằng, con bị viêm não Nhật Bản phải nhập viện. Từ đó đến nay, để giữ lại cuộc sống cho con, bà Hợi đã theo con đến 6 bệnh viện từ Sài Gòn ra Hà Nội rồi giờ về đây - Bệnh viện K71 Trung ương (đóng tại xã Quảng Tâm, TP Thanh Hóa).
Bị viêm não Nhật Bản khiến chàng trai 25 tuổi nằm liệt giường suốt hơn 3 năm qua.
Đến Bệnh viện K71, chúng tôi không sao cầm lòng được trước câu chuyện của mẹ con bà Hợi. Ngồi trò chuyện với chúng tôi, đôi bàn tay gầy guộc đan chặt vào nhau như cố kìm giữ cảm xúc để có thể nói rành rọt từng lời, nhưng rồi như không thể nén nỗi lòng được, bà đưa tay vịn vào tường òa khóc như một đứa trẻ.
Nỗi đau đớn, tủi phận chất chứa trong lòng bao năm qua dường như giờ đây mới được dịp bung ra. "Con đi bộ đội nên cũng không thể gọi điện liên tục về được mà phải lâu lâu con mới gọi về. Cuộc gọi cuối cùng trước ngày con bị bệnh cũng phải cách cả tháng trời. Tôi có biết đâu, lần đưa con đi là lần cuối nhìn thấy con còn khỏe mạnh, cuộc gọi ấy là lần cuối cùng con gọi mẹ ơi… Giờ theo con suốt mấy năm ròng rã cũng chỉ mong được một lần nữa con gọi "mẹ" mà thôi".
Bà Hợi đau đớn khi con trai nằm một chỗ chỉ còn da bọc xương
"Suốt chừng ấy thời gian đưa con đi chữa trị, lúc thì anh trai đi cùng mẹ thì vẫn tranh thủ chạy xe ôm kiếm "dăm xu một hào" để có tiền cho em. Còn bây giờ ông nhà tôi đi cùng thì ban ngày đi làm thuê phụ hồ, quét sơn cho người ta để có tiền trang trải. Hai vợ chồng xác định còn sống ngày nào thì còn theo con ngày đó….
"Mỗi lần ngồi bên con, tôi phải nén chặt nỗi đau thắt ruột gan vào lòng để hai hàng nước mắt không chảy ra. Gần 3 năm qua theo con, lấy bệnh viện làm nhà, hành lang bệnh viện là giường khi đêm đến; ăn không dám ăn, ngủ không dám ngủ… Nhưng chỉ cần mỗi ngày vẫn còn được nhìn thấy ánh mắt, níu kéo được sự sống cho con, mọi khốn khổ trên đời mẹ chấp nhận hết…", bà Hợi tâm sự thêm.
Trái tim người mẹ dường như thắt lại khi bà cho biết gia đình đã kiệt quệ, ngày con đi viện, bà cầm cố căn nhà để vay ngân hàng, vay cả anh em họ hàng số tiền đến hơn 1 tỉ đồng rồi. Nợ còn đó mà những ngày tiếp theo vẫn chưa biết phải xoay xở ra sao.
Bà Hợi không ngờ lần cuối cùng nhìn thấy con trong hình hài khỏe mạnh là lần tiễn con đi bộ đội.
Không kìm nén được cảm xúc, nước mắt lại trào ra trên gương mặt gầy gò khắc khổ của người mẹ đáng thương ấy, nỗi đau đớn và bất lực hằn rõ trong đôi mắt đầy những vết chân chim. Bao nhiêu nỗi đau là bấy nhiêu nước mắt, là bấy nhiêu nỗi muộn phiền trong tâm can giằng xé. Bệnh tình của con, bà hiểu hơn ai hết nhưng đưa con về nhà là đồng nghĩa với việc cánh cửa cuộc sống của con trai khép lại mà tiếp tục theo con thì bà phải làm sao đây...?
Nằm trên giường bệnh với thân hình chỉ còn da bọc xương. Tôi không rõ trong trí não của cậu con trai 25 tuổi tội nghiệp kia có chút nào hiểu được nỗi đớn đau trên gương mặt mẹ mình hay không nhưng tôi thấy em khóc, đôi mắt vẫn hướng về phía mẹ. Là phản xạ trong vô thức hay tình mẫu tử thiêng liêng khiến em mơ hồ nhận thức được.
Bà Hợi hiểu rằng đưa con về nhà là đồng nghĩa với việc khép lại cánh cửa cuộc đời con.
Là người trực tiếp điều trị cho con trai bà Hợi, bác sĩ Hoàng Huy Long, Khoa Hồi Sức tích cực không giấu được sự lo lắng trên gương mặt. Bác sĩ Long cho biết: "Bệnh nhân Bùi Văn Nam được đưa về đây vào tháng 2/2020 với tình trạng viêm phổi liên quan đến thở máy trên nền bệnh viêm não Nhật Bản di chứng liệt tứ chi. Bệnh nhân nếu rời máy thở thì rất khó có thể giữ nổi tính mạng. Hiện bảo hiểm chi trả 80%, còn 20% thì do gia đình thanh toán nhưng ngặt nỗi gia cảnh quá khó khăn nên bệnh viện cũng hỗ trợ".
Tuy nhiên, điều mà bác sĩ Long băn khoăn là ngoài số thuốc bảo hiểm chi trả hoặc những lần bảo hiểm hết thuốc thì gia đình không thể có kinh phí mua. Nếu bệnh viện không hỗ trợ 20% cùng với số tiền bệnh nhân phải chi phí thuốc men thêm ngoài bảo hiểm thì số tiền bệnh nhân phải chi trả cũng giao động 500-1 triệu/ngày, đó là chưa kể đến chi phí ăn uống cho người chăm nuôi.
Mẹ già đau đớn kể về hành trình chữa trị cho con.
"Kinh phí không hề nhỏ mà hoàn cảnh của bệnh nhân vô cùng éo le. Bố mẹ già yếu cả trong khi trước đó cũng đã đưa con chữa trị khắp nơi rất tốn kém" - bác sĩ Long ái ngại.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, Điều dưỡng Trưởng, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện K71 Trung ương cũng không khỏi xót xa: "Hai ông bà đi chăm con, ban ngày thì ông đi làm thuê, tối về chia nhau một suất cơm. Nhiều khi, các nhà bán cơm họ thương không lấy tiền hoặc có khi mua một suất cơm nhưng người ta cũng cứ lấy nhiều thêm cho một chút...
Bệnh viện cũng đã quan tâm hết mức, cũng kêu gọi ủng hộ gia đình nhưng không được bao nhiêu. Rất mong các nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ để phần nào bớt những khó khăn cho gia đình".
Đáпg ɫɦươпg cảпɦ пgười cɦɑ пgɦèo đi ɦỏi cɦỗ báп ɫɦậп, báп ɱáu để cứu coп gái
Nằɱ ɫroпg ρɦòпg bệпɦ cô gái ɫroпg ɫìпɦ ɫrạпg ɦôп ɱê, cơ ɦội cứu sốпg eɱ vẫп rộпg ɱở, пɦưпg пgặɫ пỗi пgười cɦɑ пgɦèo đã quá kiệɫ quệ. Bấɫ lực, ɑпɦ cɦạy đi ɦỏi cɦỗ báп ɫɦậп, báп ɱáu cứu coп.