Rớɫ пước ɱắɫ ɫrước bữɑ cơɱ 5 пgɦìп đồпg củɑ đôi vợ cɦồпg "ôпg điếc cɦăɱ bà ɱù": "Cɦỉ sợ cɦếɫ kɦôпg có ɫiềп làɱ đáɱ ɫɑпg"
5 nghìn đồng với nhiều người chẳng bằng gói xôi sáng lót dạ nhưng với ông bà, số tiền đó là cả bữa cơm. Sống giữa lòng Hà Nội, 2 cụ vất vả dựa vào nhau qua những tháng ngày khổ cực dù con cái ở ngay cạnh bên.
20:47 27/08/2021
Dẫu biết cuộc đời vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh khổ cực nhưng khổ đến mức mỗi bữa ăn chỉ gói gọn trong 5 nghìn như vợ chồng cụ Tài (78 tuổi, Quốc Oai, Hà Nội) thì thật là xót xa. 2 cụ đã ở tuổi xưa nay hiếm, cụ Tài (tên đầy đủ là Nguyễn Văn Tài) dù bị lãng tai nhưng vẫn còn nghe được, đi đứng chậm chạp vẫn còn đủ sức để kề bên chăm sóc cho vợ là cụ bà Nguyễn Thị Đầm (79 tuổi). Cụ Đầm mắt mờ, tai điếc nên chỉ có ghé sát tai may ra bà mới nghe được.
Hoàn cảnh của 2 vợ chồng cụ người dân trong thôn không ai là không biết. Một người hàng xóm khi nghe nhắc đến tên 2 cụ thì thốt lên: "Ôi ông bà ấy là hộ nghèo bền vững đấy, ngôi nhà cấp 4 phía trong kia kìa, lúc nào cũng lủi thủi".
Căn nhà cấp 4 của 2 cụ đã rất cũ, rong rêu mọc đầy. Ảnh Đời sống Việt Nam
Nhìn 2 cụ sống neo đơn trong ngôi nhà cũ, không ít người nghĩ rằng họ không có con. Nhưng thực tế 2 cụ sinh được 4 người gồm 2 trai, 2 gái. Con gái lớn hơn chục năm nay bỏ đi biệt xứ, con gái thứ 2 lấy chồng xa, con trai thứ 3 sống kế bên nhà, còn người con út thì đã mất. Kinh tế các con đều eo hẹp nên bấy lâu nay ông bà sống khổ cực, chắt chiu từng đồng tiền trợ cấp của nhà nước mỗi tháng 700 nghìn. Thế nhưng điều đáng nói là dù ở kế bên nhà, người con thứ 3 cũng không sang hỏi thăm, chăm sóc. Cụ Tài nói trong nước mắt: “Dù ở ngay cạnh nhưng nó cũng chả bao giờ hỏi han bố mẹ. Tết nhất cũng chả đem cho cái gì, mặc tôi và bà nhà sống như thế nào cũng được”.
Bữa ăn đơn giản, không mâm cao cỗ đầy nhưng ấm cúng. Ảnh Đời sống Việt Nam
Ngày còn khỏe, 2 cụ đi mò cua bắt ốc bán lấy tiền mua gạo thóc, thức ăn. Nay tuổi đã cao, 2 ông bà suốt ngày quanh quẩn trong nhà. Cụ Đầm bị lãng tai, mắt mờ nên ai đứng sát bên nói lớn vào tai thì may ra mới nghe được. Bà nói, bản thân già cả nên suốt ngày chỉ có ăn rồi nằm, thỉnh thoảng ra sau nhà nhổ cỏ cho đỡ buồn.
Còn cụ Tài khỏe hơn chút, cụ cho biết mình hay đi chợ mua đồ về nấu cho cụ bà ăn. Bữa ăn gói ghém trong 5 nghìn chủ yếu gồm rau, thịt thì bữa nào có sẽ kho mặn để ăn dần. Cụ nói: “Hàng ngày tôi vẫn đi bộ xuống chợ mua thức ăn, may giờ thịt lợn rẻ mua khoảng 20 nghìn được 3 lạng cả nạc lẫn mỡ về kho mặn, ăn kèm rau tôi và bà nhà cũng ăn được 2 ngày đấy.
Bữa sáng chúng tôi thường nhịn để dành cho bữa trưa và chiều tối, làm vậy đỡ tốn kém cô à!”.
Cụ ông tỉ mỉ gọt vỏ mướp để nấu cơm chiều, bữa cơm không có gia vị. Ảnh Đời sống Việt Nam
Thỉnh thoảng bà con dưới chợ thương tình cho thêm con cá lá rau, cụ đem về nấu cũng ăn được mấy ngày. Người ta 5 nghìn không bằng nắm xôi của bữa sáng còn 2 cụ phải gói ghém trong từng bữa ăn. Để ít tốn kém, 2 cụ nhịn ăn sáng để dành phần cho trưa và chiều.
Trong một lần phóng viên đến nhà cũng trùng dịp cụ Tài đang nấu cơm chiều. Bữa cơm chỉ vỏn vẹn có ít rau đựng trong cái chén nhỏ, vài 3 miếng thịt con gái thứ 2 vừa đến thăm mua cho và mấy miếng đậu cháy xém không có mỡ. Cụ Tài nhường thịt cho vợ, trong khi ông ăn phần rau còn cụ bà tỉ mẩn nhai từng miếng thịt. Bữa cơm nghèo không có gia vị vì mọi thứ đã hết từ lâu, chỉ có độc một chai nước mắm dùng nêm nếm.
Nước mưa đựng trong những chiếc thùng lớn nhỏ dùng để sinh hoạt. Ảnh Đời sống Việt Nam
Mọi vật dụng trong nhà đều không có gì đáng giá, mọi thứ đã cũ và hư hỏng nhiều. Cuộc sống khó khăn, cụ Đầm than thở về nỗi lo lắng của mình ở thời điểm hiện tại: "Giờ sống được nhờ hỗ trợ của Nhà nước nhưng tôi lo khi không qua khỏi đi không biết lấy tiền đâu mà thiêu. Trong làng giờ có tục lệ, cứ hễ ai không qua khỏi là phải đem đi thiêu, lo lắm cô à. Số khổ từ nhỏ lúc về già cũng không sướng được, đến cái chổi còn chả có mà quét nữa là…”. Bà Đầm bỏ dở câu nói rồi lại cắm cúi nhổ cỏ.
Người con dâu thứ 3 ở kế bên nhà cho biết 2 cụ khó tính không ở được với con cháu nên mới ra ở riêng. Chị cũng khẳng định kinh tế eo hẹp nên không giúp đỡ cho bố mẹ nhiều. Còn theo lời cán bộ thôn, hoàn cảnh của ông bà Tài khó khăn nhưng có trợ cấp hàng tháng. Vị này nói: "Con cái ông bà, ai kinh tế cũng eo hẹp chứ không phải không quan tâm đến bố mẹ."
Cụ ông khỏe hơn đôi chút nên đảm nhiệm việc nấu ăn, chăm sóc cho bà. Ảnh Đời sống Việt Nam
Hiện tại cuộc sống của 2 ông bà nghèo khó nhất thôn, ai nhìn cũng thương. Ở cái tuổi xưa nay hiếm, 2 cụ vẫn dựa vào nhau cho qua những ngày vất vả. Cụ ông khỏe hơn thì lo cơm nước, chăm sóc đỡ đần cho vợ. Cụ bà tai điếc mắt mờ lúc nào tù túng thì làm phụ việc nhà, quét cái sân nhổ cọng cỏ phụ ông. Bà nghẹn ngào cho biết đến cây chổi quét sân cũng chẳng đủ tiền mà mua. Thật sự là khổ trăm bề.
Con cái của 2 cụ cũng vì kinh tế mà chẳng lo nhiều được cho bố mẹ. Thế nhưng thiết nghĩ dù có khổ đến mấy cũng nên cố gắng sắm sửa cho bố mẹ từ những thứ nhỏ nhặt nhất, giống như ngày bé dù thiếu thốn đến mấy ông bà cũng không để con phải khổ vậy. Sống kế bên nhà nhưng để bố mẹ buồn tủi, một lời hỏi thăm cũng không có thì con cái nên xem lại chính mình.
Đến cây chổi quét sân cũng chẳng có. Ảnh Đời sống Việt Nam
Ngay khi đăng tải lên mạng xã hội, nhiều người trẻ nhận ra mình đã sống quá phung phí trong suốt thời gian qua. Bữa ăn 5 nghìn như 2 cụ là điều hoàn toàn không thể và ngoài sức tưởng tượng của họ. Ở cái tuổi giàu sức trẻ và làm ra tiền, người ta không nghĩ rằng ở đâu đó trên đất nước vẫn có những hoàn cảnh phải thắt lưng buộc bụng, chắt chiu từng đồng để sống qua ngày. Đọc câu chuyện về 2 cụ, người ta tự nhắc bản thân phải cố gắng tiết kiệm và giúp đỡ những cảnh đời không may trong cuộc sống.
Mỗi người sống trên đời này đều mang mỗi số phận khác nhau nhưng người ta chỉ thật sự hơn nhau ở thái độ sống và tinh thần không khuất phục trước khó khăn. 2 ông bà cụ trên đây tuy cuộc sống thật sự khốn khó nhưng họ vẫn đùm bọc, yêu nhau thương và dìu dắt nhau qua từng ngày. Tuổi này chẳng còn mưu cầu giàu sang, chỉ mong còn nhiều thời gian gắn bó và ở bên nhau lâu hơn dù phải rau cháo qua ngày. Cầu mong 2 cụ có thật nhiều sức khỏe và nhận được những sự giúp đỡ để cuộc sống bớt vất vả. Bữa ăn sẽ có thịt, món ăn sẽ có gia vị và nụ cười sẽ lại rạng rỡ trên môi.
Vợ cɦồпg пgɦèo ứɑ пước ɱắɫ пɦìп 250 ɫriệu đồпg vɑy ɱượп quăп queo sɑu vụ cɦáy bếρ lúc rạпg sáпg
250 ɫriệu đồпg củɑ ɱộɫ ɦộ dâп пgɦèo ở ɦuyệп Tɦɑпɦ Cɦươпg (Ngɦệ Aп) ɫícɦ góρ và vɑy ɱượп пgâп ɦàпg để cɦuẩп bị xây пɦà ɱới ’’bốc ɦơi’’ ɫɦeo bà ɦỏɑ vì giɑп пɦà bếρ cɦậρ điệп lúc rạпg sáпg.