Rửa sạch mũi mỗi ngày, đẩy nhiều bệnh đi ngay

Không chỉ hạn chế chảy nước mũi hay rỉ mũi làm ngạt mũi khó thở, việc rửa mũi hằng ngày còn có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống vùng hầu họng, phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp một cách hiệu quả

16:30 27/01/2019

Rửa sạch mũi mỗi ngày, đẩy nhiều bệnh đi ngay

Vệ sinh mũi mỗi ngày giúp hệ hô hấp khỏe mạnh

Nhiều chuyên gia Tai Mũi Họng đã khẳng định, mũi cũng cần được chăm sóc, giữ gìn vệ sinh mỗi ngày, giống như việc đánh răng, rửa mặt vậy. Bởi lẽ, theo quan sát của các chuyên gia thì thói quen rửa mũi mỗi ngày có tác dụng tích cực đến hệ hô hấp, giúp phòng tránh nhiều bệnh lý lây lan qua đường hô hấp một cách hiệu quả.

Cụ thể, mỗi ngày, chúng ta nên vệ sinh mũi bằng các phương pháp truyền thống như rửa mũi bằng nước sạch, nước muối sinh lý, nhưng tốt nhất là dùng các sản phẩm dung dịch xịt mũi có chứa nước biển sâu, ở dạng phun sương. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nước biển sâu có chứa nhiều khoáng tố quý như: đồng (Cu), kẽm (Zn),… mang đến nhiều hiệu quả như sát khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng, làm se niêm mạc mũi..., giúp hệ hô hấp luôn khỏe mạnh.

Đặc biệt, nước biển sâu được khai thác từ đại dương bao la, ở độ sâu 450 m nên rất an toàn khi sử dụng, phù hợp cho cả trẻ em lẫn người lớn rửa mũi mỗi ngày lâu dài mà không gây khó chịu hay có tác dụng phụ nào.

Bên cạnh đó, một điểm đặc biệt khác khi vệ sinh mũi bằng dung dịch ở dạng phun sương, đó chính là khả năng rửa mũi sạch tận sâu bên trong. Dung dịch ở dạng phun sương có thể đi sâu vào hốc mũi, luồn lác h đến các ngóc ngách hốc mũi và bám lên bề mặt niêm mạc mũi, từ đó, đẩy các chất bụi bẩn lẫn vi khuẩn từ trong hốc mũi ra ngoài, đảm bảo mũi luôn được sạch sẽ, thông thoáng.

Giữ mũi sạch sẽ - cách tốt nhất để đẩy lùi các bệnh lý hô hấp

Không chỉ giúp hệ hô hấp luôn được khỏe mạnh, việc rửa mũi thường xuyên và đúng cách với nước biển sâu còn được biết đến và áp dụng trong phòng ngừa và làm giảm tỉ lệ tái phát của viêm mũi xoang, một số bệnh lý đường hô hấp cũng như điều trị hậu phẫu...

Đặc biệt, trong các bệnh lý mũi xoang, thói quen rửa mũi bằng sản phẩm xịt mũi có chứa nước biển sâu giúp làm sạch hốc mũi và các lỗ thông xoang, hạn chế tình trạng ứ đọng dịch nhầy, đờm mủ, giúp hồi phục chức năng của niêm mạc, cũng như giảm các triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm mũi...

Còn trong giai đoạn hậu phẫu của các bệnh lý mũi xoang, rửa mũi với dung dịch chứa nước biển sâu là phương pháp phòng ngừa cực kỳ hiệu quả để cải thiện tình trạng ngạt mũi, giúp người bệnh dễ chịu và mũi xoang nhanh chóng hồi phục.

Các chuyên gia Tai Mũi Họng cũng lưu ý, để đạt được hiệu quả như mong muốn, cần duy trì thói quen vệ sinh mũi hằng ngày với dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước biển sâu, bằng cách xịt 3-5 lần cho mỗi bên mũi, sử dụng 3-6 lần mỗi ngày. Đây cũng chính là cách tốt nhất để bảo vệ hệ hô hấp luôn khỏe mạnh nói chung, cũng như đẩy lùi các bệnh lý mũi xoang nói riêng.

Các bước rửa mũi đúng cách, hiệu quả

Rửa sạch mũi mỗi ngày, đẩy nhiều bệnh đi ngay - ảnh 1

Bước 1: Rửa tay sạch với xà phòng và lau khô. Sau đó, lắc đều chai dung dịch xịt mũi nhiều lần trước khi sử dụng.

Bước 2: Nếu là người lớn thì có thể đứng hoặc ngồi, hơi cúi người về phía trước và cúi đầu xuống. Trước khi rửa mũi, nên hỉ hết dịch mũi trong hố mũi ra ngoài nếu có.

Còn nếu là trẻ nhỏ, nên đặt trẻ nằm nghiêng một bên và lót khăn dưới đầu, cổ cho trẻ. Cần giữ nhẹ đầu trẻ để phòng khi trẻ giãy giụa trong quá trình rửa mũi, có thể làm mũi bị tổn thương.

Bước 3: Đặt đầu chai xịt mũi vào trong lỗ mũi, xịt nhanh nhưng không quá mạnh để dung dịch đi vào trong mũi.

Bước 4: Hỉ mũi nhẹ nhàng và lau sạch bằng khăn mềm.

Chú ý, trong khi xịt và sau khi xịt, không nên hít quá mạnh, sẽ khiến dung dịch đi thẳng xuống họng mà không đọng lại trong hố mũi để làm sạch mũi.

Bên cạnh đó, hãy cầm chai xịt mũi bằng tay trái khi xịt vào mũi phải và cầm chai xịt mũi bằng tay phải nếu xịt vào mũi bên trái, đảm bảo dung dịch được xịt vào hướng thành ngoài của mũi để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: thanhnien.vn

Tags:
Đừng sang Nhật theo trào lưu

Đừng sang Nhật theo trào lưu

Cách đây không lâu, tôi có đọc một bài báo mạng viết về “ Nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động Nhật”.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất