Sɑu xạ ɫrị vì bị cɦẩп đoáп пɦầɱ uпg ɫɦư, cô gái 27ɫ bị uпg ɫɦư ɫɦậɫ: Giờ kɦôпg có vòɱ ɱiệпg, đɑu ốɱ

Cɦồпg eɱ đɑu răпg 4 ɦôɱ пɑy, пɦưпg sợ dịcɦ пɦấɫ địпɦ kɦôпg đi kɦáɱ. Hôɱ пào cũпg kêu đɑu kɦôпg ăп uốпg được gì, eɱ sốɫ ruộɫ quá ɱà lão cứ пɦư kɦôпg. Nɦưпg sáпg пɑy eɱ bắɫ bằпg được đi kɦáɱ rồi, bác sĩ пói bị viêɱ lợi, lợi bị пứɫ rɑ пêп gây đɑu.

19:40 27/06/2021

Thật ra sáng nay em nhất quyết bắt lão đi vì đọc được bài báo nói về người phụ nữ này cũng đau răng nhưng sau lại phát hiện ra bị ung thư đấy ạ.

hình ảnhẢnh minh họa. Nguồn: Internet

Cô này tên Nicole Kowalski, 28 tuổi, Mỹ. Cô ấy bắt đầu bị đau ở bên phải miệng vào tháng 6/2017. Lúc đầu cô tưởng phản ứng đau bình thường thôi, ít hôm sẽ khỏi, nhưng rồi nó không khỏi.

Cô Nicole Kowalski tới gặp nha sĩ, sau khi được chụp X-quang họ nói với cô rằng không cần lo lắng. Nhưng sau đó cơn đau răng dần dần phát triển thành suy nhược cơ hàm và đau lên mặt.

Đến tháng 1 năm sau tình trạng nặng hơn cô lại tới nha sĩ. Tại đây họ lại cho rằng cô Nicole Kowalski bị rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMJ) do nghiến hàm vào ban đêm.

Sau đó nha sĩ chụp lại X-quang và nhận thấy có rất nhiều xương bị thiếu. Lúc này họ giới thiệu cô ấy đến 1 chuyên gia nha khoa khác và anh ta cũng không biết người phụ nữ này mắc bệnh gì.

Họ tiếp tục gửi cô đến 1 bác sĩ phẫu thuật răng miệng. Tại đây bác sĩ phẫu thuật đã quyết định nhổ chiếc răng phía sau hàm, nơi bắt đầu đau răng. Lúc đó chiếc răng này cũng đã bị lung lay và hầu như cô Nicole Kowalski không thể nhai bên đó.

Các bác sĩ đổ lỗi cho một khối u lành tính

Bác sĩ nhổ răng cho cô đã gửi chiếc răng được nhổ đến một bệnh viện khác để làm sinh thiết. Sau 2 tuần họ nói rằng cô bị u sợi mô mảnh, là khối u xương hiếm gặp nhưng lành tính. Trong lúc đang không tìm được một bác sĩ để làm phẫu thuật cắt khối u đó đi thì may mắn thay, mẹ của cô Nicole Kowalski đã giới thiệu cho cô với 1 bác sĩ chuyên khoa Tai-mũi-họng tại 1 bệnh viện lớn.

hình ảnhẢnh: Cô Nicole Kowalski (bên trái), Nguồn: Internet

Tại đây cô ấy mới thực sự biết được chính xác về căn bệnh đau răng của mình. Cô được thông báo rằng để cắt khối u cô sẽ phải nhổ bỏ 4 chiếc răng và 1 phần vòm miệng mềm. Đồng thời cô phải đeo một bộ răng giả trong suốt quãng đời còn lại.

Một chẩn đoán bất ngờ, đáng sợ

Tháng 3/2018 cô ấy được phẫu thuật, sau 5 ngày ở bệnh viện cô được về nhà. 2 tuần sau cô được bác sĩ thông báo rằng có sự sai lệch trong sinh thiết. Kết quả thực sự là cô bị ung thư tuyến nước bọt cấp độ thấp chứ không phải khối u lành tính.

“Nó rất hiếm và tôi không hề biết loại ung thư này, thậm chí nó còn tồn tại trước khi tôi mắc phải. Rõ ràng bác sĩ đã không mổ xẻ đủ mô trong sinh thiết ban đầu của tôi để đưa ra chẩn đoán chính xác sớm hơn. Tôi đã chết lịm khi nhận kết quả”.

Cô chia sẻ rằng gia đình cô có tiền sử mắc ung thư nên cô luôn nghĩ có khả năng cao mình sẽ bị: “Nhưng tôi không mong đợi nó ở tuổi 27. Tôi cảm thấy sợ hãi, nhưng tôi đã sẵn sàng chiến đấu”. Tháng 5, cô hoàn thành 30 ngày xạ trị, nhưng cơn đau vẫn còn.

Bác sĩ lại bảo: Âm tính, không hề bị ung thư

Sau khi cơn đau vẫn không ngớt, cô Nicole Kowalski đã đến gặp bác sĩ ung thư của mình, người này nói rằng cô có thể bị hoại tử và phải phẫu thuật lại. Lần này, sẽ phải nhổ toàn bộ răng cửa và bất kỳ mô nào đang chết xung quanh chúng.

Đến tháng 12, cô Nicole Kowalski đã phẫu thuật lần thứ hai. Lần này họ đã loại bỏ những chiếc răng cửa đó, phần còn lại của vòm miệng mềm và khoảng ba phần tư khẩu cái cứng. Cô nghĩ rằng sau lần này tình trạng sẽ tốt lên

Nhưng sau khi cô trở lại phòng bệnh thì 1 bác sĩ sinh thiết lại tới và nói rằng: Kết quả sinh thiết là âm tính, cô không hề bị ung thư.

Lúc đó, cô ấy quay lại tái khám sau cuộc phẫu thuật này thì kết quả sinh thiết lại cho thấy sự tái phát của ung thư tuyến nước bọt. Cô này phải thực hiện một đợt xạ trị khác, lần này thì cô bị ung thư thật. Nguyên nhân cũng vì lần hóa trị nhầm trước, bởi: hóa trị không phải là một lựa chọn tốt với loại ung thư này.

hình ảnhẢnh: Cô Nicole Kowalski (bên phải) sau khi đã điều trị khỏi ung thư. Nguồn: Internet

Cuộc sống hiện tại: 'Ung thư đã khỏi nhưng tôi phải chịu di chứng nặng nề'

Theo kết quả quét gần đây nhất của cô Nicole Kowalski vào tháng 11, thì cuối cùng cô ấy đã khỏi ung thư: “Tôi rất vui khi nhận được một số tin tốt. Tuy nhiên, những tác dụng phụ mà tôi đang gặp phải rất nặng nề: Tôi phải đeo miếng bịt kín này trong miệng suốt đời, tôi không có vòm miệng cứng hay mềm, khiến tôi khó nói, nghe và nuốt cũng khó. Tôi cũng phát triển chứng trismus nặng (hàm răng cưa) do bức xạ, khiến tôi không thể mở hàm để ăn hoặc nói chuyện. Tôi chỉ có thể mở miệng khoảng một phần ba inch”, cô Nicole Kowalski chia sẻ.

Hiện tại cô vẫn phải đi trị liệu ngôn ngữ và thực hiện các bài tập giãn hàm. Ngoài ra cô còn bị tê mặt vĩnh viễn và bị lệch vách ngăn làm biến dạng mũi gây khó thở hơn. Hiện giờ cô ấy vẫn chưa thể đi làm lại vì cảm thấy mệt mỏi và khó tỉnh táo.

Cô tâm sự: “Nếu lần sinh thiết đầu tiên được thực hiện đúng thì tôi có thể tránh được nhiều chấn thương. Tôi đã gặp tổng thể 15 bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Tôi đã được điều trị nhiễm trùng xoang , TMJ và dị ứng - nhưng tất cả đều không liên quan đến những gì đang thực sự diễn ra”.

Hiện cô đã phải thay đổi chế độ ăn uống, bệnh trismus khiến cô không thể ăn một số loại thức ăn (như bỏng ngô). Khuôn mặt dù có chút biến dạng, ảnh hưởng tới sự tự tin nhưng cô vẫn luôn chiến đấu và hi vọng có 1 cuộc sống tốt hơn. Điều quan trọng là cô ấy vẫn đang được sống. Một lời khuyên đưa ra đó là: Đối với những người lo lắng về việc bị chẩn đoán sai, đừng bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm câu trả lời đúng.

Tags:
Muốп đàп ôпg cả đời cɦỉ yêu ɱìпɦ, ρɦụ пữ пêп ''cɦảпɦ'' ɱộɫ ɫý cứ đừпg biếп ɫɦàпɦ ''đồ ăп пɦɑпɦ''

Muốп đàп ôпg cả đời cɦỉ yêu ɱìпɦ, ρɦụ пữ пêп ''cɦảпɦ'' ɱộɫ ɫý cứ đừпg biếп ɫɦàпɦ ''đồ ăп пɦɑпɦ''

Bảп cɦấɫ đàп ôпg lúc пào ɦɑɱ ɱê cái đẹρ, ɫɦế пêп ρɦụ пữ ạ, bạп ρɦải làɱ bảп ɫɦâп ɱìпɦ ɫrở пêп có giá. Đừпg làɱ ''củɑ lạ'' пɦấɫ ɫɦời củɑ đàп ôпg.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất