Số điện thoại tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn tại Nhật Bản

Tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ, tư vấn sức khỏe và ý tế, tư vấn sức khỏe tinh thần của tổ chức JITCO hay Đại sứ quán… là những địa chỉ cần ghi nhớ trước khi sang Nhật phòng lúc khó khăn.

16:30 07/09/2017

Tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ, tư vấn sức khỏe và ý tế, tư vấn sức khỏe tinh thần của tổ chức JITCO hay Đại sứ quán… là những địa chỉ cần ghi nhớ trước khi sang Nhật phòng lúc khó khăn.

Trong quá trình làm việc tại Nhật, dù không muốn nhưng đâu đó vẫn có những thực tập sinh gặp khó khăn tại đất nước xứ sở hoa anh đào. Vậy những lúc như thế phải tìm đến ai?.

Doanh nghiệp tiếp nhận lao động chính là cơ quan đầu tiên bạn nên tìm đến. Tuy nhiên, nếu vấn đề phức tạp hơn và phải cần đến sự tư vấn của các đơn vị khác thì đâu sẽ là đại chỉ cần thiết cho người lao động? Sau đây là 7 địa chỉ hữu ích cho thực tập sinh khi gặp khó khăn tại Nhật.

Địa chỉ liên lạc cho người lao động khi gặp khó khăn tại Nhật Bản

1. Tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ của tổ chức JITCO

Gặp khó khăn, bạn có thể gọi điện thoại vào số 0120-022332 (miễn phí) hoặc 03-6430-1111 để được tư vấn, giải đáp.

Đối với lao động Việt Nam, ngày tư vấn và thời gian tiếp nhận được quy định như sau:

Ngày thứ 6, thời gian tiếp nhận là 11h đến 19h (nghỉ trưa từ 13h-14h).

Ngày thứ 7 tư vấn từ 13h-20h

2. Tư vấn sức khỏe và y tế của tổ chức JITCO

Nếu có vấn đề sức khỏe, lao động có thể gọi điện thoại tới 03-6430-1118 để được tư vấn hoặc đặt lịch khám trực tiếp. Tại đây các bác sỹ sẽ giải đáp bằng tiếng Nhật về bệnh cũng như cách khám chữa bệnh vào thứ 4 đầu tiên mỗi tháng lúc 14h – 17h.

3. Tư vấn sức khỏe tinh thần của tổ chức JITCO

Trừ thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ, trong khoảng thời gian từ 9h đến 17h hàng ngày, bạn sẽ được lắng nghe tư vấn bằng tiếng Nhật của các chuyên gia về những lo lắng, phiền muộn… đang gặp phải. Điện thoại liên hệ: 03-6430-1173.

4. Cục Quản lý nhập cảnh địa phương

Cục có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo, giám sát việc áp dụng chính xác chế độ thực tập kỹ năng của các doanh nghiệp tiếp nhận. Do vậy, tùy theo vấn đề, bạn có thể liên lạc với Cục để được tư vấn thêm.

5. Phòng Quản lý thuộc Cục Lao động tại các tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh

Phòng này thực hiện chỉ đạo, giám sát việc tuân thủ các luật lao động của doanh nghiệp tiếp nhận.Vì vậy, nếu các điều kiện lao động không được tuân thủ một cách đầy đủ thì bạn nên liên lạc Phòng Quản lý thuộc Cục Lao động tại các tỉnh và thành phố tại đó.

6. Các Đại sứ quán và Lãnh sự quán

Đại sứ quán và Lãnh sự quán là nơi để người lao động có thể nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Cho nên, trước khi sang Nhật thực tập sinh cần ghi nhớ địa chỉ Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật.

7. Nhân viên thường trú của cơ quan phái cử tại Nhật Bản

Ngoài các địa chỉ trên, lao động xuất khẩu sang Nhật có thể tìm đến nhân viên thường trú của cơ quan phái cử tại Nhật Bản để được hỗ trợ. Vì vậy, ghi nhớ địa chỉ, số điện thoại của học trước khi sang Nhật là điều rất cần thiết.

Tags:
Kinh nghiệm khi làm thẻ tín dụng ở Nhật

Kinh nghiệm khi làm thẻ tín dụng ở Nhật

Thẻ tín dụng (credit card) là một trong những phương tiện thanh toán tiện dụng nhất trong đời sống hiện đại.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất