Số điện thoại tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn tại Nhật Bản

Khi bạn đang sống ở Nhật Bản mà gặp sự cố đột xuất hay khó khăn trong cuộc sống, học tập, lao động,…rất cần trợ giúp thì bạn cần phải biết gọi đến đâu? Nhờ cơ quan tổ chức nào để được trợ giúp?..v.v. 

14:00 06/08/2019

Đặc biệt là đối với các du học sinh và thực tập sinh mới sang Nhật bản.

Điều này là những thứ không thể tránh khỏi khi xa nhà.

Để đảm bảo quyền lợi của mình, mỗi người nên biết được các địa chỉ tin cậy để nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết.

Dưới đây là danh sách những số điện thoại, thông tin các tổ chức mà người Việt Nam sống ở Nhật cần biết để khi gặp tình huống khẩn cấp sử dụng.

Hãy nhớ lưu vào hay gi ra sổ tay của mình nhé!

1. Những điều đầu tiên cần lưu ý

a) ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BẢO HỘ, GIÚP ĐỠ

• Là công dân Việt Nam, mang hộ chiếu Việt Nam;

• Công dân đang hưởng quy chế tị nạn ở nước ngoài không thuộc đối tượng được bảo hộ, giúp đỡ vì chính bản thân họ đã từ chối nhận sự bảo hộ, giúp đỡ của nhà nước mà người đó mang quốc tịch;

• Đối với người có hai quốc tịch khi dùng hộ chiếu Việt Nam đi đến một nước thứ ba mà ở nước đó bạn không phải là công dân, Cơ Quan Đại Diện Việt Nam cũng có thể tiến hành bảo hộ lãnh sự cho bạn nhưng chủ yếu ở khía cạnh nhân đạo

(ví dụ : khi tính mạng, sức khỏe của bạn bị đe dọa hoặc khi bạn bị giam giữ, đối xử vô nhân đạo);

b) NGUYÊN TẮC CHUNG

Những giúp đỡ mà Cơ Quan Đại Diện có thể làm:

• Cấp hộ chiếu để tiếp tục hành trình hoặc cấp Giấy thông hành để về nước;

• Giúp hồi hương công dân bị ốm đau, bị tai nạn hoặc đưa thi hài người chết về nước với chi phí của gia đình, người thân, bạn bè người đó.

• Tiến hành thăm lãnh sự nếu công dân có yêu cầu trong trường hợp bị bắt, bị giam giữ hoặc bị tù;

• Giúp thông báo cho gia đình, người thân bạn bè trong trường hợp công dân bị chết;

• Thăm công dân ốm đau đột xuất phải cấp cứu tại bệnh viện; giúp thông báo cho gia đình, thân nhân biết;

• Giúp tìm kiếm thông tin nếu công dân bị mất tích;

• Giúp cung cấp danh sách, địa chỉ bệnh viện, luật sư;

• Giúp can thiệp khi công dân VN bị giam giữ trong điều kiện phi nhân đạo (Bị tra tấn, đánh đập, ốm đau không được khám, chữa bệnh);

• Giúp liên hệ với gia đình, người thân, bạn bè trong nước nếu bị bắt giữ; giúp thuê luật sư (với điều kiện bản thân hoặc gia đình chịu chi phí);

Những việc mà Cơ Quan Đại Diện không thể làm:

• Cấp đổi giấy phép lái xe;

• Trả chi phí cho việc hồi hương thi hài, di hài người chết.

• Trả tiền khách sạn, tiền phạt hoặc viện phí;

• Trả chi phí cho các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tiến hành bởi cơ quan dịch vụ nước sở tại;

• Trả tiền cho công dân mất tiền bạc tiếp tục hành trình;

• Hành động thay thế các đại lý du lịch , bảo hiểm y tế hoặc ngân hàng;

• Ứng tiền đặt cọc hoặc lệ phí thuê luật sư;

• Can thiệp vào tiến trình tư pháp hoặc yêu cầu nhà chức trách sở tại thả công dân bị bắt;

• Cử viên chức lãnh sự ra sân bay cấp hộ chiếu;

• Hành động thay thế luật sư;

• Tiến hành điều tra tội phạm;

c) NHỮNG HOÀN CẢNH CẦN BẢO HỘ KHẨN CẤP

– Mất hộ chiếu ở nước ngoài

– Bị bắt, giam, giữ, bị tù ở nước ngoài

– Nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em

– Xử lý công dân chết ở nước ngoài

– Nạn nhân của các tội phạm khác

– Ốm đau hoặc tai nạn ở nước ngoài

2. Cảnh sát (miễn phí)

– Gọi 110 (Hyaku-tou-ban)

– Thông báo tên (tên ngắn dễ gọi) và địa chỉ

3. Cấp cứu (miễn phí)

– Gọi 119 (Hyaku-juukyu-ban)

– Nói 救急車をお願いします Kyukyusha-wo-onegaishimasu

– Thông báo địa chỉ

4. Cứu hỏa (miễn phí)

– Trước tiên hét to ra xung quanh 火事だ Kaji-da

– Gọi 119 (Hyaku-juukyu-ban)

– Nói 火事です Kaji-desu

– Thông báo địa chỉ

(Nếu ở nơi khác nơi ở, có thể xem địa chỉ trên điện thoại di động, địa chỉ ở cột điện, hoặc ở máy bán hàng tự động)

5. Bạn gặp khó khăn về cuộc sống mà tiếng Nhật lại chưa thành thạo?

Trong trường hợp tiếng Nhật của bạn chưa thành thạo, bạn có thể liên lạc tới các tổ chức, trung tâm hỗ trợ lao động Việt Nam tại Nhật Bản nhé!

Bạn có thể liên lạc tới tổ chức JITCO – trung tâm hỗ trợ lao động Việt Nam tại Nhật Bản. (miễn phí, được giữ bí mật)

– Địa chỉ: Igarashi BLDG 2-11-5 Shibaura, Minato-ku, Tokyo.108-0023

Trung tâm hỗ trợ người lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản.

Tại đây, bạn sẽ được tư vấn, giúp đỡ bằng tiếng mẹ đẻ. Sẽ có các nhân viên Việt Nam hỗ trợ các bạn.

Vì thế khi gặp khó khăn, cần tư vấn, các du học sinh và lao động Việt Nam có thể liên hệ với tổ chức này để được giải đáp.

– Lịch tư vấn cho người Việt Nam: trong ngày thứ 6 và thứ 7.

+ Ngày thứ 6, thời gian tiếp nhận là 11h đến 19h (nghỉ trưa từ 13h-14h).

+ Ngày thứ 7 tư vấn từ 13h-20h.

– Điện thoại miễn phí: 0120-022332

– Điện thoại thường: 03-6430-1111

– Fax: 03-4306-1114

6. Bạn cần tư vấn về sức khỏe và tinh thần do chưa quen môi trường sống ở Nhật Bản?

– Giờ làm việc: Hàng ngày từ 9h đến 17h

(trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Hoặc bạn có thể liên hệ tới tổng đài hỗ trợ lao động Việt Nam tại nước ngoài để giải đáp thắc mắc.

– Số điện thoại liên lạc: 03-6430-1173

Các chuyên viên sẽ lắng nghe và tư vấn bằng tiếng Nhật, giúp bạn giải quyết những lo lắng, phiền muộn… đang gặp phải.

7. Trung Tâm Tư Vấn Hỗ Trợ Người Nước Ngoài do Bộ Tư Pháp Nhật ủy thác (miễn phí)

Đối với người nước ngoài cư trú ở Nhật Bản, Trung Tâm tư vấn và hỗ trợ những vấn đề có khả năng xảy ra trong cuộc sống, trong đó có cả vấn đề về tư cách cư trú.

Nếu bạn có những băn khoăn, lo lắng thì hãy mạnh dạn hỏi.

Ngoài tiếng Nhật ra có hỗ trợ bằng 7 thứ tiếng.

Xin hãy gọi điện theo số này:

Tokyo, Tel: TEL 03-3202-5535, tư vấn tiếng Việt vào thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần.

8. Tất cả các vấn đề về lao động, công ty (nhân viên công ty, arubaito, thực tập sinh, hộ lý, điều dưỡng…)

– Danh sách các Phòng giám sát, Cục Lao động (労働局監督課) các tỉnh trong nước Nhật

Tại đây: –>…..<–

– Thông tin trợ giúp người lao động nước ngoài từ Bộ Lao Động Nhật (tiếng Việt)

Tại đây: –>…..<–

9. Xử lý sự cố khi ở nước ngoài (thông tin của Bộ Ngoại Giao Việt Nam)

– Số điện thoại

(+84) 0918.370.497

(+84 4) 3823.1825

Lưu ý: Số điện thoại trực 24/24 giờ công tác bảo hộ công dân (7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm)

Trang Web tại đây: –>…..<–

10. Phòng Quản lý thuộc Cục lao động tại các tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh

Phòng Quản lý thuộc Cục lao động tại các tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc tuân thủ các luật lao động như luật Tiêu chuẩn lao động, luật Tiền lương tối thiểu, luật Bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động cho người lao động của doanh nghiệp tiếp nhận.

Các bạn hãy liên hệ với bộ phận tư vấn dành cho người nước ngoài, phòng Phòng Quản lý thuộc Cục lao động nếu thấy điều kiện lao động không đúng với hợp đồng.

11. Các Đại sứ quán và Lãnh sự quán

Việc xác nhận địa chỉ Đại sứ quán và Lãnh sự quán của nước mình khi sang Nhật là vô cùng quan trọng.

Vai trò của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật là bảo vệ quyền công dân của nước mình.

Vì thế, khi thấy quyền con người của mình không được đảm bảo, du chọ sinh và người lao động Việt Nam tại Nhật có thể tìm đến địa chỉ:

a) Đại sứ quán tại Tokyo

– Địa chỉ: 〒151-0062 東京都渋谷区元代々木町50-11 (50-11 Motoyoyogi-cho, Shibuya-ku, Tokyo/151-0062)

Đại sứ quán tại Tokyo, Nhật Bản.

– Đường dây nóng trực 24/24 giờ: +81-80-3590-9136

+ Phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản.

Trực từ 9h đến 18h: +81-80-4006-0234

+ Phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

Trực từ 9h đến 18h: +81-90-6187-6644

+ Fax: Phòng lãnh sự: hộ chiếu, visa

(+81)-3-3466-3312

(+81)-3-3466-3391

(+81)-3-3466-7652

+ Phòng lãnh sự: hộ chiếu, visa (hầu như không liên lạc được!):

(+81)-3-34663311

(+81)-3-34663313

Lưu ý: Các số điện thoại trên phục vụ công tác bảo hộ công dân, không trả lời về các thủ tục lãnh sự cũng như các câu hỏi khác không liên quan đến công tác bảo hộ công dân.

– Email: [email protected]

b) Tổng Lãnh sự quán tại Osaka

– Địa chỉ: 〒590-0952 大阪府堺市堺区市之町東4-2-15 (4-2-15 Ichinocho Higashi, Sakai-ku, Sakai-shi, Osaka/590-0952)

Tổng Lãnh sự quán tại Osaka, Nhật Bản

– Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản)

+ Buổi sáng: từ 9h đến 12h (riêng thứ 2 từ 10h đến 12h)

+ Buổi chiều: từ 14h đến 17h

– Điện thoại: +81-7-2221-6666

(Nhánh 1 phục vụ vấn đề công tác lãnh sự, Nhánh 2 phục vụ vấn đề hành chính, chính trị, văn hóa và giáo dục)

– Fax: (+81)-72-221-6667

– Email: [email protected]

– Website: http://www.vnconsul-osaka.gov.vn/vi/

c) Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka

– Địa chỉ: 〒810-0801 福岡市博多区中洲5-3-8 アクア博多4階

(4th Floor, AQUA HAKATA, 5-3-8 Nakasu, Hakata-ku, Fukuoka 810-08)

– Điện thoại: (+81)-92-263-7668

– Fax: (+81)-92-263-7676

– Email: [email protected]

– Website: http://www.mofa.gov.vn/vnconsulate.fukuoka/nr070627004147/

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp du học sinh và thực tập sinh Việt Nam làm việc tại Nhật Bản yên tâm hơn.

Theo: nuocnhatplus.com

Tags:
Tình trạng bố mẹ Nhật xa rời con cái vì mải mê điện thoại thông minh tăng cao báo động

Tình trạng bố mẹ Nhật xa rời con cái vì mải mê điện thoại thông minh tăng cao báo động

25/7, Cơ quan hành chính độc lập -Tổ chức xúc tiến giáo dục thanh niên quốc gia đã tổ chức một khảo sát liên quan đến mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái và mạng Internet.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất