Sớm mở đường bay thương mại đến Nhật Bản, Hàn Quốc

Bộ Giao thông Vận tải được yêu cầu xử lý ngay việc mở lại đường bay thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc và những nơi có hệ số an toàn cao.

16:00 31/08/2020

Ngày 29/8, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 tuần trước, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo nội dung trên trước 31/8. Trước mắt, Bộ chỉ đạo thực hiện chuyến bay đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được giao chủ trì tổ chức điều phối chuyến bay đón công dân Việt Nam về nước; tạo thuận lợi đưa chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh. Mỗi chuyến bay phải có phương án cụ thể đảm bảo an toàn, kể cả cách ly phù hợp với từng nhóm người nhập cảnh.

Trong tháng 8, Bộ Y tế được yêu cầu ban hành hướng dẫn quy trình, thủ tục kiểm tra, theo dõi y tế với các trường hợp nhập cảnh dưới 14 ngày.

Thủ tướng đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chủ trương lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp Hàn Quốc (theo danh sách của Đại sứ quán Hàn Quốc đề nghị) được sớm nhập cảnh, thực hiện các chuyến công tác ngắn ngày tại Việt Nam; đồng thời xem xét, giải quyết cụ thể với các nhà đầu tư khác.

Sân bay Nội Bài đang được sửa chữa đường băng, đường lăn nên giảm tần suất khai thác bay. Ảnh: Giang Huy

Sân bay Nội Bài đang được sửa chữa đường băng, đường lăn nên giảm tần suất khai thác bay. Ảnh: Giang Huy

Trong bối cảnh tháng 9 học sinh đi học trở lại, mật độ giao thông sẽ tăng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn an toàn trong bệnh viện, trường học, nơi làm việc, giao thông công cộng... Cơ sở y tế tiếp tục phân luồng người đến khám, chữa bệnh; xét nghiệm sớm những người nghi nhiễm trong số bệnh nhân hoặc người nhà có biểu hiện ho, sốt.

Chính phủ yêu cầu tăng tốc nghiên cứu vaccine, thuốc điều trị, tăng cường hợp tác quốc tế nhất là với các quốc gia có kết quả nghiên cứu vaccine ban đầu. Các đơn vị đầu tư nghiên cứu dịch dễ học, khả năng miễn dịch cá thể và cộng đồng; củng cố năng lực giải mã gen Covid-19 nhằm ngăn chặn và nghiên cứu thuốc điều trị, lưu ý nghiên cứu những ca tái nhiễm.

Thủ tướng đồng ý mở rộng cách ly tại cơ sở lưu trú có thu phí, có giám sát. Bộ Tài chính và Y tế hướng dẫn để từ 1/9, thu phí tất cả trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam ở tất cả nơi cách ly. Chi phí khám chữa bệnh tiếp tục do ngân sách nhà nước chi trả theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Đến chiều 30/8, Việt Nam ghi nhận 1.040 ca dương tính nCoV, trong đó 32 người tử vong, 695 người bình phục. Các ổ dịch ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương đã được kiểm soát, có ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng.

Từ ngày 1/4, Việt Nam dừng toàn bộ đường bay thương mại với các nước. Gần đây, một số hãng hàng không nước ngoài đã được khai thác lại các đường bay quốc tế đến Việt Nam, song chỉ chở hàng vào và chở khách từ Việt Nam đi. Các chuyến bay chở khách vào Việt Nam vẫn được thực hiện theo kế hoạch của Bộ Ngoại giao, hành khách là công dân có hoàn cảnh khó khăn, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao và đều được cách ly phòng dịch.

Giữa tháng 7, Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ về tình hình tổ chức các chuyến bay thương mại quốc tế. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam sẽ làm việc với cơ quan hàng không Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia để lên kế hoạch vận chuyển.

Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị tần suất bay thương mại đến các nước và vùng lãnh thổ trên là một chuyến mỗi tuần cho mỗi bên, nghĩa là tổ chức hai chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam và đối tác. Dự kiến khoảng 2.500 đến 3.000 khách từ nước ngoài nhập cảnh mỗi tuần trên các chuyến bay này, bên cạnh các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam do Bộ Ngoại giao tổ chức.

Hành khách nước ngoài nhập cảnh cần có visa hợp lệ và thực hiện cách ly theo quy định về phòng chống Covid-19.

Nguồn: vnexpress.net

Tags:
Chuyện lạ ở Mỹ: Đến giờ vẫn thiếu giấy vệ sinh, nguyên nhân sâu xa nằm ở 1 nguyên lý đến từ Nhật Bản!

Chuyện lạ ở Mỹ: Đến giờ vẫn thiếu giấy vệ sinh, nguyên nhân sâu xa nằm ở 1 nguyên lý đến từ Nhật Bản!

Hãy đổ lỗi cho sản xuất tinh gọn. Nhiều thập kỷ gia tăng lợi nhuận bằng việc giữ mức tồn kho thấp đã khiến nhiều nhà sản xuất không có sự chuẩn bị khi Covid-19 tấn công. Sản xuất có lẽ sẽ không thể sớm phục hồi như trước được.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất