Sự khác nhau giữa visa kỹ năng đặc định và visa thực tập sinh Nhật Bản

Từ tháng 4/2019, chính phủ Nhật Bản đã bổ sung thêm 1 loại visa khác dành cho người nước ngoaì với tên gọi là kỹ năng đặc định. Tuy nhiên, loại visa mới này có rất nhiều điểm khác biệt so với visa thực tập sinh Nhật Bản hiện hành.

07:00 02/06/2019

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ có sự so sánh giữa 2 loại visa này để TTS có cái nhìn cụ thể và tổng quát hơn về visa kỹ năng đặc định.

1. Visa kỹ năng đặc định là gì?(特定機能)

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng, ngày 8/12, Chính phủ Nhật đã chính thức thông qua 2 tư cách lao động dành riêng cho chương trình TTS Nhật Bản và bắt đầu có hiêụ lực vào tháng 4/2019 visa mới có tên gọi là visa kỹ năng đặc định (特定機能). So với visa lao động (技術・人文知識・国際業務) thực tập sinh hiện hành thì loại visa mới phạm vi ngành nghề được phép rộng hơn và các yêu cầu về bằng cấp, chuyên môn cũng được nới lỏng khá nhiều.

Visa kỹ năng đặc định 特定技能 được chia làm 2 loại là visa kỹ năng đặc định loại 1 (特定機能1号) và kỹ năng đặc định loại 2 ( 特定機能2号). Các ngành nghề được phép tiếp nhận cũng như điều kiện để xin và quyền lợi của 2 loại visa này cũng rất khác nhau.

Đối với Visa kỹ năng đặc định loại 1 (特定技能1号)

14 ngành nghề được xét visa tư cách đặc định loại 1

– Xây dựng(建築業)

– Công nghiệp chế tạo tàu biển(造船・船用工業)

– Sửa chữa ô tô(自動車整備業)

– Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay(空港業)

– Nghiệp vụ khách sạn(宿泊業)

– Chăm sóc người già (Hộ lý.介護)

– Vệ sinh tòa nhà(ビルクリーニング)

– Nông nghiệp(農業)

– Ngư Nghiệp(漁業)

– Chế biến thực phẩm(飲食料品製造業)

– Dịch vụ ăn uống, nhà hàng(外食業)

– Gia công nguyên liệu (素材産業)

– Gia công cơ khí(産業機械製造業)

– Cơ điện, điện tử(電子・電気機器関連産業)

Các ngành nghề được phép tiếp nhận lao động theo visa kỹ năng đặc định lần1 特定技能 lần này không được quy định trong Luật Xuất Nhập Cảnh mà quy định tại Pháp Lệnh của Bộ Pháp Vụ. Chính vì vậy, nếu như Nhật Bản tiếp tục thiếu hụt lao động thuộc ngành nghề khác ngoài những ngành trên thì danh sách các ngành nghề được tiếp nhận lao động dưới visa 特定技能 sẽ được mở rộng bởi việc bổ sung Pháp lệnh sẽ dễ dàng hơn.

Điều kiện để được Visa Kỹ năng đặc định loại 1

Để đủ điều kiện có visa kỹ năng đặc định loại 1 người cầu ở lao động nước ngoài cần có những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong một khoảng thời gian nhất định, giúp người lao động sau khi sang Nhật có thể làm được ngay một số công việc nhất định mà không cần phải đào tạo, tập huấn gì nhiều.

Đối với Visa kỹ năng đặc định loại 2 (特定技能2号)

Các ngành nghề được tiếp nhận

– Xây dựng(建築業)

– Công nghiệp chế tạo tàu biển(造船・船用工業)

Tiêu chuẩn tiếp nhận

Yêu cầu ở các lao động nước ngoài có visa kỹ năng đặc định loại 2 là có tay nghề cao (thuần thục)「熟練した技能」. Khả năng chuyên môn, kĩ năng, tay nghề của những lao động dang này tương đương hoặc thậm chí cao hơn các lao động nước ngoài đang làm việc trong cùng ngành với visa kĩ thuật.

Tuy phạm vi ngành nghề được tiếp nhận hạn chế hơn, nhưng visa kỹ năng đặc định loại 2 so với loại 1 sẽ có nhiều ưu đãi hơn, với nhiều chế độ như khá gần với visa lao động hiện hành.

Trên lý thuyết, thì sau khi kết thúc thời gian làm việc theo visa loại 1, nếu lao động nước ngoài thi đỗ kì thi được Bộ Pháp Vụ quy định thì có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc theo visa kỹ năng đặc định loại 2. Nhưng ngành nghề tại visa đặc định loại 2 khá hạn chế nên các đối tượng thuộc các ngành còn lại sau khi hết thời hạn visa kỹ năng đặc định lọa 1 phải về nước chứ không được ở lại Nhật nữa

2. So sánh visa kỹ năng đặc định 特定技能 loại 1 và loại 2.

Điểm khác biệt lớn nhất là thời hạn lưu trú tại Nhật. Thời hạn tối đa được ở lại Nhật Bản đối với lao động nước ngoài đi visa kỹ năng đặc định loại 1 là 5 năm, trong khi đó loại 2 người lao động sẽ được phép gia hạn không giới hạn số lần và hoàn toàn có thể xin vĩnh trú, ở lại Nhật lâu dài tới tuổi nghỉ hưu, và được phép đón gia đình sang Nhật để sống cùng.

Phạm vi được bảo lãnh gia đình thì gồm có vợ/chồng và con cái, còn không được phép đón bố mẹ hoặc anh chị em sang cùng.

3. Tiến độ tổ chức kì thi visa kỹ năng đặc định Nhật Bản

Theo dự kiến, 3 ngành nghề là Dịch vụ lưu trú (宿泊業), Hộ lý (介護業), và Dịch vụ ăn uống (外食業) trong visa kỹ năng đặc định sẽ được tổ chức vào tháng 4 năm 2019, trogng khi đó các ngành chế tạo thực phẩm đồ uống (飲食料品製造業) sẽ được chính phủ Nhật tổ chức vào tháng 10/2019. Đối với ngành Vệ sinh toà nhà sẽ được tổ chức vào sau mùa thu năm 2019, còn những ngành nghề còn lại dự kiến cũng sẽ được tổ chức cho đến trước tháng 4/2020. Đối với thực tập sinh kỹ năng số 2 sẽ được miễn không phải tham gia kỳ thi trên có thể làm thủ tục chuyển đổi sang visa kỹ năng đặc định.

Để được chuyển sang được visa kỹ năng đặc định số 2 thì người lao động sẽ phải trải qua 1 kỳ thi kỹ năng để đánh giá xem người lao động đã đạt đến trình độ kỹ năng thành thục chưa. Kỳ thi này dành cho 2 ngành nghề là Xây dựng và Chế tạo đóng tàu, được dự kiến tổ chức vào năm 2021.

4. Sự khác nhau giữa visa đặc định và visa thực tập sinh Nhật Bản

Mục đích của 2 loại hình visa

Mục đích chính của visa thực tập sinh kỹ năng là 国際貢献 (đóng góp cho quốc tế), theo đó, các TTS sẽ sang Nhật làm việc với mục đích là học hỏi các kĩ thuật tiên tiến của Nhật, sau đó đem về Việt Nam áp dụng để giúp phát triển nền kinh tế. Do đó, vốn bản chất không được coi là một hình thức tuyển lao động vì vậy các doanh nghiệp Nhật không thể kì vọng để giúp bổ sung cho sự thiếu hụt lao động của mình.

Tuy nhiên, trong thực tế, nếu nhìn vào thống kê của JITCO gần 66% các doanh nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài là những công ty quy mô nhỏ nên trên thực tế, chế độ thực tập sinh Nhật Bản đang được sử dụng để giải quyết nhu cầu thiếu lao động nhiều hơn so với ý nghĩa ban đầu của chúng

Ngược lại, visa kỹ năng đặc định 特定技能 có mục đích ban đầu hết sức rõ ràng, đó là giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao động của Nhật Bản. Có nghĩa là nó không phải là chế độ VÌ NƯỚC BẠN nữa, mà là một chế độ VÌ NHẬT BẢN.

Quốc tịch của lao động

Hiện nay chính phủ Nhật mới chỉ tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng từ 15 nước có kí hiệp định với Nhật, bao gồm các nước dưới đây: Ấn Độ, Indonesia, Uzebekistan, Campuchia, Srilanka, Thái, Trung Quốc, Nepal, Bangladesh, Philipin, Peru, Myanmar, Mông Cổ, Lào và Việt Nam.

Trong khi đó visa kỹ năng đặc định các công ty có thể tiếp nhận lao động từ bất cứ nước nào. Tuy nhiên, để có thể lấy được visa kỹ năng đặc định loại 1, thì lao động cần vượt qua kỳ thi sát hạch tay nghề và trình độ tiếng Nhật căn bản do cơ quan chính phủ Nhật Bản qui định. Hiện nay, kì thi này mới được lên kế hoạch tổ chức tại 8 nước là: Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái, Myanmar, Campuchia và 1 nước nữa, do đó có lẽ chủ yếu lao động đến Nhật theo visa kỹ năng đặc định sẽ là từ 8 nước kể trên.

Đặc biệt việc xét duyệt visa mới này đối với lao động tới từ các nước có tỉ lệ bỏ trốn cao cũng sẽ nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn. Theo số liệu được công bố của Bộ Tư Pháp,thì những nước đây có tỉ lệ lưu trú bất hợp pháp tại Nhật cao nhất gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái, Việt Nam, Philipin, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Brazil.

Các bên có liên quan

Bởi visa kỹ năng đặc định là visa lao động, do đó nên các bên liên quan chỉ bao gồm 2 bên là người lao động và công ty tiếp nhận có kí kết với nhau hợp đồng lao động. Để hỗ trợ cuộc sống của lao động nước ngoài, các công ty tiếp nhận có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ của các cơ quan hỗ trợ (登録支援機関) hoặc tự mình làm.

Trong khi đó, chế độ thực tập sinh kỹ năng lại rất phức tạp với số bên tham gia lên tới con số 5. Đa số là các nghiệp đoàn (事業協同組合) tại Nhật sẽ ký hợp đồng với công ty môi giới XKLĐ tại nước sở tại (相手国の送出機関), ngoài ra còn có sự tham gia của các công ty tiếp nhận tu nghiệp sinh và bản thân các bạn tu nghiệp sinh. Việc xin visa tu nghiệp sinh cũng do nghiệp đoàn làm.

Dưới đây là bảng so sánh giữa 2 loại visa:

5. Khả năng chuyển đổi từ visa thực tập sinh sang visa kỹ năng đặc định Nhật Bản

Để có thể xét duyệt visa loại 1 chỉ cần lao động thoả mãn 2 điều kiện dưới đây thì dù có từng đi sang Nhật dưới dạng tu nghiệp sinh hay không cũng đều có thể sang lại Nhật dưới visa kỹ năng đặc định.

– Có khả năng tiếng Nhật ở mức hội thoại thông thường, đủ để sinh hoạt.

– Đỗ kì thi kiểm tra kiến thức, kinh nghiệm được quy định

Tuy nhiên, với các bạn TTS đã hoàn thành hợp đồng XKLĐ 3 năm thì không cần tham gia dự kì thi trên vẫn được công nhận là có đủ năng lực tiếng Nhật và các kĩ năng, kinh nghiệm cơ bản mà visa kỹ năng đặc định loại 1 yêu cầu.

Người lao động say khu hoàn thành hợp đoàn có thể ở luôn lại Nhật để chuyển sang visa kỹ năng đặc định hay phải về Việt Nam rồi xin thì hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn nào đề cập chi tiết. Tuy nhiên, nếu xét theo bản chất ban đầu của chương trình TTS Nhật Bản là đào tạo nhân lực để về đóng góp cho nước sở tại, thì việc chính phủ Nhật cho phép chuyển đổi trực tiếp từ visa tu nghiệp sang visa kỹ năng đặc định có lẽ sẽ hơi khó xảy ra.

Nguồn: japan.net.vn

Tags:
Nhật Bản tăng cường công cụ pháp lý chống lạm quyền nơi công sở

Nhật Bản tăng cường công cụ pháp lý chống lạm quyền nơi công sở

Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội Nhật Bản ngày 29-5 đã thông qua việc chỉnh sửa các luật liên quan đến phòng chống lạm quyền nơi công sở, trong đó nội dung phần lớn thuộc Luật thúc đẩy thực hiện chính sách lao động tổng hợp, với quy định các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp ngăn chặn nạn bắt nạt và lạm quyền nơi công sở, vốn đang ngày một tăng tại nước này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất