Tâm thư trước lúc lâm chung của nữ tiến sỹ 32 tuổi: "Khi chạm mốc sinh tử, tăng ca, mua nhà tậu xe... đều là phù du"

Friedrich Nietzsche nói rằng: những ngày tháng tốt đẹp nhất không phải là ngày hôm qua cũng không phải là ngày mai mà là ngày hôm nay. Mọi vật trên thế giới này đều có thời hạn, cuộc đời con người cũng vậy. Cho nên, đừng để những gì quý giá nhất trong cuộc đời này chìm đắm trong quá khứ, cũng đừng giữ những thứ tốt đẹp nhất cho ngày mai.

09:45 22/08/2022

Mỗi người trong cuộc sống này đều nhận được những kịch bản khác nhau. Có người bình thường, có người nồng nhiệt, có người khóc, có người cười. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa chúng ta vẫn phải diễn xuất tốt nhất có thể cho tới khi hạ màn.

Cuộc sống này quá quý giá, đến nỗi mà sống như thế nào cũng thấy tiếc. Nếu như buộc phải đưa ra một lời khuyên để không lãng phí cuộc đời này, tôi nghĩ đó sẽ là: đừng để những gì tốt đẹp nhất đến cuối cùng.

01. Cuộc đời này chưa kết thúc

Xin kể một câu chuyện như sau:

Một cô gái thông minh lanh lợi. Thành tích học tập từ nhỏ rất xuất sắc, lại luôn không ngừng phấn đấu. Cô gái từng bước từng bước thi đỗ vào trường đại học danh giá, sau đó học lên nghiên cứu sinh và du học nước ngoài. Sau khi trở về, cô trở thành giảng viên trẻ của một trường đại học có tiếng. Đồng thời cũng bước vào cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, sinh con đẻ cái.

Tình yêu, sự nghiệp bội thu. Nhưng sau khi trở thành người chiến thắng vẻ vang, cuộc đời lại chơi ác với cô.

Cô gái trẻ 32 tuổi, bị chẩn đoán ung thu vú giai đoạn cuối. Điều tàn nhẫn hơn cả, là cô chỉ còn nửa năm để sống.

Cô gái ấy là Quyên, nữ tiến sỹ 32 tuổi mới từ nước ngoài trở về. Sau khi biết được bệnh tình, Quyên đem những cảm nhận về cuộc sống sau khi bị bệnh viết thành sách, để lại nhiều cảm xúc thăng trầm cho người đọc.

Trong giai đoạn cuối của cuộc đời, Quyên thường suy nghĩ vì sao con người lại sống?

Trong trang blog của mình, Quyên viết: "Tôi cũng đã từng liều cả mạng sống vì những việc không biết đó có phải là mục tiêu cuộc đời của mình hay không? Bởi đó là việc làm ngốc nghếch của một kẻ ngu si đần độn. Sau khi mắc bệnh tôi mới biết rằng, con người nên xây dựng niềm vui trên những mục tiêu cuộc đời lâu dài và bền vững. Đừng nên chỉ coi trọng những tiền tài danh lợi ngắn ngủi trước mắt. Bởi đó là những thứ mà chúng ta phải vất vả lắm mới có được mà lại không thể mang đi được".

Con người sau khi chết đi sẽ không còn phải bận tâm hay vướng víu bất cứ điều gì nữa. Có lẽ chỉ đến khi đi những bước cuối cùng mới có thể ngộ ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Giống như những gì mà Quyên nói, tiền tài danh lợi không thể mang theo được.

"Khi chạm mốc sinh tử, bạn sẽ phát hiện ra rằng, tăng ca, tạo áp lực cho bản thân, mua nhà tậu xe… tất cả đều là phù du. Nếu như có thời gian, hãy dành nó để chăm lo cho con cái, dùng tiền mua nhà tậu xe để mua cho cha mẹ một đôi giày. Đừng cố liều mạng để đánh đổi lấy một căn nhà to, một chiếc xe xịn. Chỉ cần được ở bên cạnh những người thân thương, mọi thứ đều có thể trở nên ấm áp".

Cuốn sách khép lại với sự ra đi đột ngột của Quyên. Để lại niềm tiếc nuối của cha mẹ già, nỗi đau của người chồng và con thơ thiếu vắng bóng mẹ. "Cuộc đời này chưa kết thúc" là 6 chữ đầy tiếc nuối mà Quyên để lại.

Tâm thư trước lúc lâm chung của nữ tiến sỹ 32 tuổi: Khi chạm mốc sinh tử, tăng ca, mua nhà tậu xe... đều là phù du - Ảnh 1.

02. Đừng để những gì tốt đẹp nhất lại cuối cùng

"Hoa xinh phải bẻ liền tay, chớ để lâu ngày lại bẻ cành khô", đó là điều mà ai cũng hiểu những lại rất ít người làm được.

Vợ của anh bạn đồng nghiệp tôi mới qua đời. Lúc thu dọn di vật, bạn tôi phát hiện trong tủ quần áo của vợ mình có một chiếc khăn lụa chưa xé mác. Bởi chiếc khăn này vừa đẹp lại vừa đắt nên vợ anh ấy không nỡ dùng, cô ấy muốn đợi khi nào có dịp gì đó đặc biệt mới mang ra quàng. Kết quả đợi mãi đến lúc vĩnh viễn ra đi cũng không có cơ hội để quàng.

Bạn tôi ngậm ngùi: Đừng bao giờ để những thứ tốt nhất đợi đến dịp đặc biệt mới dùng. Bởi mỗi ngày mà bạn sống đều là những ngày đặc biệt cả.

Giống như không nỡ quàng một chiếc khăn vậy. Con người ta thường tích cóp nguyện vọng và mong muốn của mình. Nhưng kết quả tính một đằng ra một nẻo, mọi thứ luôn trái với mong muốn của bạn.

Thời trẻ muốn đi leo núi nhưng không thành. Kết quả, về già chỉ biết nhìn núi mà thở dài.

Dạo phố trông thấy chiếc váy yêu thích nhưng lại khá đắt, tự nhủ khi nào tích đủ tiền sẽ mua. Nhưng đợi đến khi tích đủ tiền thì váy đã lỗi mốt.

Cậu con trai bé nhỏ muốn đi thả diều nhưng bạn lại không có thời gian. Đợi đến khi bạn có thời gian để đưa chúng đi, chúng chẳng còn thích chơi thả diều nữa.

Thức ăn bị quá hạn, hạnh phúc cũng bị quá hạn.

Cuộc sống giống như một giỏ hoa quả tươi ngon, bạn không nỡ ăn. Đợi đến khi chúng hỏng, bạn mới bắt đầu tiếc nuối ăn những quả hỏng nhiều trước. Ăn hết những quả hỏng nhiều những quả sau cũng bắt đầu hỏng hết.

Để những thứ tốt đẹp lại cuối cùng và kết quả nhận được đó là cả đời phải chịu những nỗi khổ mà lẽ ra bạn không phải chịu.

Hạnh phúc không những quá hạn mà còn vụt mất trong sự bận rộn.

Rất nhiều người đánh mất tâm trí trong sự bận rộn không cần thiết. Miệt mài lắm nhưng mọi thứ vẫn xôi hỏng bỏng không.

Vừa cống hiến vừa đánh mất, vội vội vàng vàng trên cả quãng đường đời dài dặc mà không thể tận hưởng cảnh đẹp bên đường.

Tâm thư trước lúc lâm chung của nữ tiến sỹ 32 tuổi: Khi chạm mốc sinh tử, tăng ca, mua nhà tậu xe... đều là phù du - Ảnh 2.

03. Đừng đánh mất những người yêu thương bạn nhất

Chỉ có những người đã từng trải qua mất mát rồi mới hiểu: vất vả trèo đèo lội suối rồi mới phát hiện ra không có ai đợi mình phía trước.

Câu nói đơn giản nhưng lại là thế giới thu nhỏ của vô số những câu chuyện buồn thê lương.

Chàng trai nghèo bỏ quê tha hương, ngày công thành danh toại mang theo sính lễ trở về mới hay tin người con gái anh yêu sớm đã là vợ người ta.

Người chồng cặm cụi bận rộn suốt ngày với công việc. Đến khi có được cả danh lẫn lợi thì gia đình tan đàn xẻ nghé, vợ ly con biệt.

Cha mẹ nghèo bỏ quê đi làm ăn xa, kiếm được tiền hân hoan trở về trong sự lạc lõng và xa lạ của con cái.

Con cái đi làm ăn xa, đến ngày có công danh sự nghiệp trở về lại bắt gặp cảnh sinh ly tử biệt.

"Con cái muốn phụng dưỡng mà cha mẹ lại không còn", có lẽ đây là nỗi niềm tiếc nuối lớn nhất và cũng là phổ biến nhất trong cuộc sống hiện nay.

Tuần trước tôi có đọc được câu chuyện của một bà cụ vùng núi có cô con gái làm thuê trên thành phố. Mỗi năm chỉ về quê ăn tết một lần. Hết tết lại tất bật trở lại thành phố mưu sinh.

Người mẹ già thương con gái làm việc vất vả, lần nào gọi điện cũng chỉ kể chuyện vui. Mấy lần ngã bệnh cũng giấu nhẹm đi không cho con gái biết. Sức khỏe ngày càng tồi tệ những vẫn cố giả vờ khỏe mạnh. Bệnh lâu ngày thành tật, trong một lần phát bệnh, người mẹ già đau khổ không ai túc trực ở bên đã ra đi trong sự cô đơn, lạc lõng. Tận mấy ngày sau hàng xóm mới phát hiện.

Cô con gái nhận được hung tin, vội vã trở về, gào khóc bên cạnh thân xác nguội lạnh của người mẹ già: "Con hối hận quá, thực sự quá hối hận. Con không nên bươn chải ở thành phố, con nên ở nhà chăm sóc mẹ".

Lúc này, sự hối hận và nước mắt có lẽ là lời bộc bạch vô dụng nhất. Cha mẹ còn, cuộc đời còn bến đỗ, cha mẹ đi, cuộc đời coi như không có đường về.

Kể từ đó về sau, trong ngôi nhà vắng lạnh ấy không còn hình bóng mẹ già. Có phải chúng ta đều giống như người con gái trong câu chuyện, lúc nào cũng sống dựa vào chữ "ĐỢI":

Đợi đến khi con kiếm được nhiều tiền sẽ đón cha mẹ lên thành phố sống cùng, để bố mẹ tận hưởng tuổi già…

Đợi điều kiện của mình tốt hơn, mình sẽ tỏ tình với cô ấy…

Đợi công việc trong tay kết thúc, mình sẽ cùng gia đình đi du lịch…

……

Sau này chúng ta mới phát hiện "Đợi….sẽ…" thực sự là một tương lai xa vời và vô hạn. Đợi sẽ trở thành đợi nữa và đợi mãi. Đợi đến một ngày nào đó, tôi nhất định sẽ…

Nhưng xin lỗi, bạn không bao giờ đợi đến được ngày đó.

Chúng ta luôn dành những tính khí xấu xa nhất, sự bất lực nhất cho những người quan trọng nhất của mình. Kết quả, đi mãi, đợi mãi không những không nhận được gì mà lại đánh mất cả những người yêu thương chúng ta nhất.

Tâm thư trước lúc lâm chung của nữ tiến sỹ 32 tuổi: Khi chạm mốc sinh tử, tăng ca, mua nhà tậu xe... đều là phù du - Ảnh 3.

04. Sống ở hiện tại, không phụ tuổi xuân

Xin kể câu chuyện cổ xưa:

Cậu thanh niên nọ suốt ngày chơi bời lêu lổng, chuyên trộm cắp vặt. Một hôm, cậu ta tới doanh trại trộm ngựa, không may bị bắt được. Viên tướng quân tức giận quyết định chém đầu cậu ta để làm gương cho thiên hạ. Nhưng trước khi hành quyết cho phép cậu ta được nói ra tâm nguyện cuối cùng của mình.

Cậu thanh niên trẻ nói:

- Tôi muốn nấu cho mẹ mình một bữa cơm. Từ nhỏ tới lớn tôi luôn khiến bà phải tức giận. Tôi chưa bao giờ hiếu thuận với bà cả.

- Còn gì nữa không? - Viên tướng quân hỏi.

- Tôi muốn nói lời xin lỗi với cô gái hàng xóm, tôi hứa sẽ mua quà tặng cho cô ấy, nhưng xem ra tôi không thực hiện được lời hứa đó nữa rồi. - Cậu thanh niên trẻ đáp.

- Còn gì nữa không? - Viên tướng quân lại hỏi.

Chàng trai trẻ khóc nức nở:

-T ôi còn muốn học một ngón nghề gì đó để mưu sinh, tôi sẽ không trộm cắp nữa. Nhưng giờ nói gì cũng đã muộn rồi…

Viên tướng quân nghe xong định vung kiếm chém chết cậu ta, nhưng cuối cùng lại hạ kiếm xuống và nói:

- Đường đường là đấng nam nhi, vậy mà tại sao đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mới muốn hiếu thảo với cha mẹ, mua quà tặng cho người thương, học nghề mưu sinh? Ta yêu cầu ngươi từ nay về sau ngày nào cũng phải sống như ngày cuối cùng. Như vậy mới không phụ sự tha thứ của ta dành cho ngươi.

Cậu thanh niên trẻ đột nhiên tỉnh ngộ, quyết định sẽ không bao giờ để dành những việc quan trọng tới giây phút cuối cùng mới làm. Nếu không sẽ phải hối tiếc cả đời.

Câu chuyện này nói cho chúng ta biết rằng: Hãy sống ở hiện tại, mỗi ngày đều sống như những ngày cuối cùng của cuộc đời. Như vậy mới không phụ tuổi xuân.

Tôi từng được nghe một câu hát với đại ý rằng: "Tôi từng lãng phí thời gian của mình, thậm chí liều mình đến mức coi thường cái chết. Nhưng chỉ vì yêu em, tôi mới bắt đầu khao khát được sống lâu trăm tuổi".

Có tình yêu là có điểm yếu và bắt đầu khát khao được sống lâu trăm tuổi. Thế nhưng, con người trường thọ liệu tình yêu có tăng thêm không? Điều này chưa chắc đã có.

Vẫn luôn có rất nhiều người vừa không màng lãng phí thời gian để chia ly, lại vừa thành khẩn van xin được ở bên nhau mãi mãi.

Chỉ khi bạn coi mỗi ngày được sống đều là ngày cuối cùng của bạn trên cõi đời này, bạn mới yêu bằng cả trái tim và bằng cả sự biết ơn của mình.

Đừng bao giờ để những việc quan trọng đến những phút giây cuối cùng mới làm, đừng bao giờ để những người quan trọng đến những phút giây cuối cùng mới yêu thương. Hãy yêu mình, yêu người ngay từ những phút giây này.

Tâm thư trước lúc lâm chung của nữ tiến sỹ 32 tuổi: Khi chạm mốc sinh tử, tăng ca, mua nhà tậu xe... đều là phù du - Ảnh 4.

05. Tình yêu của ngày tận thế giống như mùa xuân hoa nở

Có người nó rằng: "Mỗi lần ngủ đều là một lần chết đi, khi chúng ta tỉnh dậy sẽ bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới".Như vậy thật tốt biết bao. Hy vọng rằng, chúng ta luôn yêu thương nhau như ngày tận thế. Không phụ lòng, không cô đơn, không chờ đợi, không do dự và cũng không lưỡng lự chần chừ…Hy vọng rằng, mỗi ngày tỉnh lại, tia nắng mặt trời và những gì mà chúng ta thích đều vẫn tồn tại.Hãy sống như chưa từng được sống. Trân trọng sinh mệnh, trân trọng từng phút từng giây mới là điều mà chúng ta nên làm nhất trong cuộc đời này. Chúng ta không có thuốc hối hận cho sự lãng phí tuổi xuân, tình yêu và thời gian của mình. Bởi vậy, hãy sống như những phút giây cuối cùng của cuộc đời!

Tags:
Chồпg đột quỵ, пgười vợ Ukraiпe liềп báп hết пhà cửa saпg Việt Nam chăm sóc suốt 20 пăm

Chồпg đột quỵ, пgười vợ Ukraiпe liềп báп hết пhà cửa saпg Việt Nam chăm sóc suốt 20 пăm

Mới đây, mộɫ câu chuyện ɫình yêu đầy ngưỡng mộ đã được dân ɫình lɑn ɫoả mạnh mẽ. Đó là về vợ chồng bà Sveɫlɑnɑ Nguyen (người Ukrɑine) và ông Thắng. Đã gần 20 năm quɑ, sɑu biến cố đɑu lòng năm nào, ông Thắng vẫn ɫrong ɫình ɫrạng liệɫ ɫoàn ɫhân.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất