ᴛʜấy coп sốt cao co giật, bố пhét tay vào miệпg khiếп bé пgừпg ᴛʜở: Mất oaп ᴜổпg vì sơ cứᴜ sai
Làm bố mẹ, nuôi con đã khó, chăm sóc con những lúc con ốm đau càng khó hơn các chị nhỉ. Em cũng đang chăm con nhỏ, mỗi lần con sốt cao là hoảng hốt vô cùng, chỉ nhanh đưa con tới bệnh viện chứ không dám tự chữa hay sơ cứu bằng mấy phương pháp truyền miệng bao giờ.
12:30 13/11/2020
Sáng nay đọc báo, thấy người ta đưa tin một bé trai 2 tuổi sốt cao rồi tử vong chỉ vì cách sơ cứu sai lầm của bố mẹ mà đau lòng quá các chị ạ.
Chuyện này ở Chiết Giang, TQ. Vào một buổi sáng, bé X bị sốt cao, mặt nhợt nhạt, môi tái lại, mắt lờ đờ và bắt đầu co giật. Khi này, bố mẹ bé rất hoảng hốt, bối rối. Người bố đã đưa tay mình vào miệng con vì sợ việc co giật sẽ khiến con cắn vào lưỡi.
Thế nhưng, chỉ vài phút sau, cậu bé bất động, mắt không mở và hơi thở yếu dần. Dù gia đình đã nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện, bác sĩ đã cứu chữa hết sức nhưng bé đã không qua khỏi.
Sai lầm trong sơ cứu trẻ sốt cao, co giật
Bác sĩ cho biết, trẻ sốt cao co giật không hiếm gặp nhưng thường sẽ tự khỏi sau 5 phút, nếu co giật lâu hơn thì nhanh chóng đưa con tới bệnh viện gần nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều vị phụ huynh không hiểu biết rõ, nghĩ rằng dùng tay, thậm chí là thìa cứng cho vào miệng con để ngăn không cho con cắn vào lưỡi hay giữ chân tay con khi co giật. Chính những việc làm này lại trở thành nguyên nhân gây ra cái c.hết ở trẻ.
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) nhấn mạnh, sốt là triệu chứng không phải là bệnh. Sốt là phản ứng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng. Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì không gây hại gì nhưng nếu trên 38 độ C thì có thể gây co giật, khi này cần được uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ chứ không nên tùy tiện tự chữa, sơ cứu tại nhà.
Ảnh: Internet
Cách sơ cứu trẻ sốt cao, co giật đúng
TS Dũng cho biết, khi trẻ sốt mà bị co giật thì các bậc phụ huynh cần làm các việc sau:
- Hết sức bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng để các dịch ở mũi, ở họng (nếu có) chảy theo đường miệng ra ngoài để thông đường thở cho trẻ vì nếu để dịch chảy ngược vào phổi, gây tắc thở rất nguy hiểm
- Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ. Mở thoáng cửa để hạ nhiệt độ không khí xuống
- Mọi người trong gia đình cũng không nên vây quanh trẻ mà hãy tản ra, để trẻ có không khí để thở.
- Tuyệt đối không được cho ngón tay, thìa, hay bất cứ vật dụng nào vào miệng con. Không dùng sức đè trẻ, kìm tay chân
- Đợi trẻ hết cơn co giật thì có thể lấy khăn mềm để vào miệng trẻ tránh không cho trẻ cắn vào lưỡi.
- Nếu trẻ vẫn co giật và sốt cao thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Sốt co giật có gây chứng bại não ở trẻ?
Nhiều bậc phụ huynh lo sợ rằng việc sốt co giật gây bại não ở trẻ. Thế nhưng, sau nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam thì y học đã khẳng định sốt co giật không gây ra bại não chỉ trừ trẻ có bệnh lý viêm màng não, viêm não...
Còn với trẻ không có bệnh lý nào thì sốt co giật không gây biến chứng như động kinh, bại não. Cơn co giật chỉ xuất hiện thời gian ngắn, thường là 10 giây, sau đó tự hết, trẻ lại trở về trạng thái bình thường.
Do đó, cha mẹ thấy con sốt co giật không nên lo sợ con bị bại não mà cho con uống thuốc chống động kinh sau sốt vì nó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hệ thần kinh của trẻ.
Nguồn: Tổng hợp
Tức giậп vì coп 5t bàყ bừa ɾa пhà, mẹ vᴜпg taყ khiếп bé пgưпg ᴛʜở, qᴜa đời: Từпg bị tɾầm cảʍ ᵴaᴜ ᵴiпh
Nhà có coп trẻ thì chuyệп bừa bộп là điều đươпg пhiêп. пhà mìпh có hai bé, thật sự việc muốп пhà cửa пgăп пắp gọп gàпg khó vô cùпg. Thỉпh thoảпg mìпh cũпg cáu vì coп bày đủ thứ đồ chơi các kiểu ra пhà, thỉпh thoảпg mìпh cũпg có ᴆáпh coп vài cái vào ʍôпg thôi. Hầu hết thời giaп khi thấy coп bày bừa mìпh sẽ chỉ пhắc пhở coп dọп gọп lại thôi.