Tɦiếu giấy ɫờ, xóɫ xɑ ɑпɦ bảo vệ пức пở xiп CSGT: "Eɱ ăп ɱì gói ɦơп ɫɦáпg пɑy rồi, ɑпɦ ɫɦôпg cảɱ cɦo"
Dịch bệnh bùng phát, người nghèo vốn đã lận đận thì nay lại càng khổ thêm. Những lực lượng chức năng bình thường vốn đã bận rộn thì khoảng thời gian này càng phải làm việc gấp 3 gấp 4. Và rồi, câu chuyện sau hẳn sẽ làm nhiều người phải nhói lòng.
18:35 24/07/2021
Những ngày vừa qua, đội CSGT - TT Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) có 15 tổ công tác đã liên tục tuần tra lưu động và 3 chốt kiểm soát phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 hoạt động xuyên suốt 24/24. Chiều tối 16.7, khoảng 18 giờ 30 phút, CSGT yêu cầu anh N.B.H (24 tuổi) dừng xe kiểm tra giấy tờ và trình bày lý do ra đường.
Đứng trước CSGT, anh H. run lẩy bẩy, luống cuống mở cốp xe. Anh trình được giấy xác nhận đi lại do công ty bảo vệ cấp, nhưng không trình được bằng lái. Anh nói bằng lái đang trong quá trình làm lại, chưa được cơ quan chức năng trả lại.
Anh H. đang trình bày với CSGT về lý do ra đường (Ảnh: Thanh Niên)
CSGT thông báo nếu không có bằng lái thì tạm giữ xe. Giọng anh H. hốt hoảng: “Giữ xe rồi xe đâu em đi làm”. Đôi chân anh cũng bắt đầu đứng không vững khi nghe tin, các ngón chân cố gắng bấu chặt xuống đôi dép rách quai.
“Dạ anh thông cảm cho em được không ạ? Tại vì em đi làm bảo vệ, thời buổi này cũng cực khổ lắm, em đi làm em kiếm từng đồng. Khổ lắm rồi. Em ăn mì gói hơn tháng nay rồi, còn có mấy chục ngàn anh thông cảm cho em đi”, anh H. nghẹn giọng, mắt đỏ hoe.
Theo lời anh H., quê anh ở Bạc Liêu, vài năm trước anh lên Sài Gòn làm bảo vệ cho một công ty. Để tiết kiệm tiền, anh ăn ở tại nhà tập thể dành cho bảo vệ. Lương tháng 6 triệu, anh gửi hết 4,5 triệu về nhà, còn 1,5 triệu tằn tiện tiêu xài cho bản thân.
Chỉ vào ly mì, 2 bịch sữa treo trên xe, anh H. nói: “Đó, bữa tối của em đến sáng mai luôn”. Để chứng minh cho cái nghèo, anh mở bóp, lật qua lật lại: “Em chỉ còn có năm mấy ngàn, đủ ăn mì gói 4 – 5 ngày tới. Giờ công ty cũng khó lắm, hết tiền ăn thì được ứng 200.000 đồng/tuần”.
Nghe vậy, CSGT ghi lại thông tin cá nhân của anh H., rồi nhắc nhở anh cố gắng chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi ra đường, đồng thời nếu không thật cần thiết thì hạn chế đi lại trong lúc này. Anh H. liên tục nói cảm ơn, cất giấy tờ, rồi nổ máy rời đi.
Đứng nhìn người đàn ông rời đi, anh CSGT chia sẻ: “Dịch phức tạp, lại phải tiếp xúc nhiều nên mỗi tuần chúng tôi test Covid-19 một lần. Test xong nhận kết quả âm tính là vi về nhà thăm con liền. Thăm được chút lại chạy vào lại đơn vị, làm 1 tuần tiếp, rồi lại test tiếp…”.
Anh H. rơi nước mắt khi kể về hoàn cảnh của mình (Ảnh: Thanh Niên)
Chỉ là một câu chuyện nhỏ thôi nhưng sao thấy lòng nghèn nghẹn các mẹ ạ. Dẫu biết anh bảo vệ còn chưa đến mức khó khăn phải đi phải ăn nhờ ngủ bụi hoặc vay nợ từng đồng, nhưng nhìn cảnh anh ăn mì gói mỗi ngày, cũng thấy xót thương quá đỗi.
Anh là một người xa xứ, bỏ quê lên phố, tìm đến Sài Gòn để mưu sinh. Lương tháng có 6 triệu đồng mà anh đã gửi hằn về nhà 4,5 triệu. Người sống đầy trách nhiệm như anh đâu có nhiều giữa thế gian này. Vậy mà dịch bùng phát, anh phải cầm cự qua ngày.
Dẫu vậy, anh không đi xin cơm từ thiện, có lẽ vì anh vẫn muốn “để dành” cho người nghèo hơn. Và rồi, khi nhìn những giọt nước mắt của anh chảy dài, lúc ấy, có lẽ không một ai có thể cầm được lòng.
Đại dịch kinh khủng quá, nó khiến những người vốn đã nghèo nay lại càng éo le hơn. Đại dịch khiến chúng ta đi vào những nối sợ vô hình, sợ bệnh tật, sợ mất mạng, sợ đói ăn, sợ không việc làm, sợ gia đình và bản thân rơi vào cảnh nheo nhóc.
Nhưng đại dịch, cũng khiến chúng ta biết trân quý hơn cuộc sống này. Chúng ta bắt đầu thấy giá trị của việc được đi làm, được kiếm ra đồng tiền, được tiêu tiền thoải mái. Chúng ta hiểu được đất nước còn nghèo nhưng có thể bình yên sống, đã là điều may mắn nhất trên đời.
Sau cùng, "nhờ" đại dịch, chúng ta mới hiểu tình đồng bào, tình người giữa người với nhau tuyệt vời như thế nào. Ví như anh cảnh sát giao thông, ngày thường sẽ nghiêm khắc hơn, cứng rắn hơn. Không phải vì anh vô tình vô nghĩa mà bởi đó là luật, bởi nếu ai cũng dễ dàng cho qua thì sẽ không bao giờ giảm được tỉ lệ tai nạn giao thông.
Nhưng hôm nay, giữa những khó khăn đang bộn bề chồng chất thế này, chính anh cũng đau lòng trước câu chuyện của người đàn ông đang phải ăn mì gói để cầm cự. Việc bắt lỗi, việc chỉ trích chỉ khiến chúng ta thêm mệt mỏi. Vậy nên, anh đã bỏ qua và nhắc nhở người đàn ông chú ý hơn.
Chính anh – người cảnh sát giao thông cũng là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, cũng phải rời xa gia đình, tạm biệt vợ con đi làm nhiệm vụ. Anh cũng ngày đêm miệt mài hỗ trợ nhân dân, cũng là lực lượng tuyến đầu, nên chúng ta cũng hãy trân trọng hơn những con người như vậy.
Sau cùng, chỉ mong lắm đại dịch sớm qua đi, xã hội trở lại bình ổn, để những khoảnh khắc đau lòng như thế này, không còn xảy ra nữa!
Xóɫ xɑ пɦữпg ɱảпɦ đời vô giɑ cư giữɑ ɫâɱ djcɦ Sài Gòп: Được ɫặпg 75 ɫriệu cɦỉ xiп пɦậп 5 ɫriệu
Có lẽ không mảnh đất nào có nhiều mảng màu đời sống đa dạng như đất Sài Gòn. Sài Gòn là bức tranh đa sắc, đa chiều, đa cảm xúc của bao nhiêu con người ở những nơi khác nhau tụ họp về.