Tɦươпg cảпɦ 3 bà cɦáu пɦặɫ rác xuyêп đêɱ để ɱưu siпɦ пɦữпg пgày cuối пăɱ: "Gạo cũпg cɦỉ đủ пấu ɱộɫ bữɑ ăп"
Trong cái đói, rét ngày giáp Tết, hai anh em Tấn Phát và Thiên Bảo vẫn đi bộ khắp thành phố cùng bà nhặt từng tấm bìa các tông, giấy vụn. Đó là những gì mà ba bà cháu đang cố để ngày Tết không bị đói.
23:09 04/10/2021
Một ngày cuối năm, khi cái Tết cận kề, người người, nhà nhà sắm Tết thì bà Lê Thị Thanh (ở Phú Thọ 1, xóm bờ sông, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa) và hai cháu nội Lê Hồng Tấn Phát (10 tuổi) và Lê Thiên Bảo (8 tuổi) vẫn cặm cụi lo chạy từng bữa ăn.
Tôi đến căn nhà của ba bà cháu nằm chênh vênh bên bờ sông vào thời điểm đã quá trưa, lúc này bà Thanh và các cháu mới dắt díu nhau về, trên tay là giấy vụn, thùng bìa các tông.
Ngày nào bà Thanh cùng hai cháu cũng rong ruổi khắp thành phố nhặt rác mong kiếm mấy chục nghìn mua gạo.
Căn nhà nhỏ chừng hơn chục m2 nằm biệt lập, khác xa với cuộc sống náo nhiệt thành thị chỉ cách đó vài trăm mét. Không có vật dụng gì giá trị ngoài dăm ba bộ quần áo cũ kỹ treo trên bức tường loang lổ bởi nước mưa ngấm, dột; chiếc giường để bà cháu ngủ và chiếc xe đạp dựng bên hiên đã cũ rích; đến thùng gạo cũng chỉ còn đủ một bữa ăn.
Đó là tất cả tài sản của bà để chăm nuôi các cháu. Hai đứa trẻ với gương mặt lấm lem, vận trên mình là bộ áo quần xộc xệch, đôi mắt nhìn thèm khát cái ăn trông đến tội nghiệp.
Rác sau khi mang về, bà cháu lại cùng nhau phân loại rồi buộc gọn mang đi bán.
"Ngày Tết, người ta dọn nhà cửa bỏ nhiều đồ nên bà cháu tranh thủ kiếm thêm chút. Tết năm nào mấy bà cháu cũng nhặt đến giao thừa mới nghỉ. Ngày thường đi cả buổi có khi chỉ kiếm được 10 - 15 nghìn đồng nhưng mấy hôm nay chịu khó đi cũng được 30 - 40 nghìn đồng.
Tết năm nay, phường và nhà trường nơi các cháu học cũng cho được mấy trăm nghìn đồng nhưng hai đứa lâu lắm không được mua quần áo mới nên tôi lấy tiền đó mua quần áo cho chúng, còn tiền gạo thì cố đi nhặt rác mấy ngày cuối năm...", bà Thanh ngập ngừng trong câu nói có chút e ngại.
Bà bảo, mấy đứa nhỏ được nghỉ học nên hôm nào cũng đi với bà từ 9h sáng đến hơn 12h trưa, buổi tối thì bà cháu đi từ 10h đêm đến khoảng 1h sáng thì về. "Tôi bảo buổi tối chúng nó ở nhà trông nhà, để mình bà đi nhưng chúng không chịu, đòi đi theo bà bằng được", bà Thanh bộc bạch.
Hai anh em Tấn Phát và Thiên Bảo sẽ cùng nhau đi giao giấy vụn bằng xe đạp thay bà nội.
Bà Thanh năm nay đã 60 tuổi, cái tuổi đáng ra phải được an nhàn thì bà vẫn ngày ngày chạy lo từng bữa ăn. Bà lấy chồng nhưng không có con nên năm 30 tuổi bà nhận 1 bé trai người ta bỏ rơi mang về làm con nuôi. Một thời gian sau, bà và chồng chia tay nhau, một mình bà tảo tần nuôi con lớn lên.
Con trai trưởng thành vào Nam làm ăn rồi lấy vợ, sinh con. Hai đứa cháu nội của bà, khi một đứa lên 2, một đứa 6 tháng tuổi thì vợ chồng con trai cũng "mỗi người một nơi" nên mang cả hai đứa về cho bà nuôi. Từ đó đến nay đã gần 10 năm, cả con trai và con dâu bà "bặt vô âm tín".
Người mẹ "bất đắc dĩ" này phải lăn lộn đủ nghề để mưu sinh và cưu mang cháu. Lúc khỏe ai thuê gì bà làm nấy, bây giờ bà chỉ có thể đi nhặt rác hoặc đánh tầm quất thuê kiếm bữa ăn qua ngày.
Vừa kể câu chuyện cuộc đời mình, nước mắt bà cứ trào lên, rưng rưng tràn đầy hai khóe mắt, bà vẫn nhớ như in những ngày tháng khốn khổ mưu sinh khi các con bỏ cháu cho bà. Quá khứ cơ hàn như thước phim quay chậm cào cấu vào trái tim bất lực của người bà đáng thương này.
Gạo trong nhà cũng chỉ đủ nấu một bữa ăn cho 3 bà cháu.
"Thằng nhỏ lúc đó mới 6 tháng tuổi, tôi phải bế đi khắp nơi xin sữa. Ngày xưa thì xin sữa cho con, bây giờ thì xin sữa cho cháu. Rồi những khi chúng ốm không có tiền mua thuốc, có năm ngày 29 Tết còn ôm cháu ở bệnh viện, bác sĩ biết hoàn cảnh thương quá mà còn cho tiền về ăn Tết, khổ lắm. Hai đứa nó lớn lên, bữa đói, bữa no lâu dần rồi cũng quen…
Nhiều hôm chơi bên hàng xóm về, thằng nhỏ bảo bà ơi các bạn uống sữa, cháu thèm lắm. Tôi bảo khi nào có tiền bà sẽ mua cho nhưng rồi có khi nào mua được đâu cô ơi. Tiền ăn còn phải lo từng bữa thì sao mà mua sữa, quà bánh cho chúng được", bà Thanh ngậm ngùi lấy vạt áo lau nước mắt.
Căn nhà nhiều chỗ ẩm mốc, dột nát nhưng sắp tới cũng bị lấy do thuộc đất dự án phải giải phóng mặt bằng.
Bà bảo hai đứa rất ngoan và nghe lời, hôm nào nghỉ học là đòi đi nhặt rác cùng bà. Cũng may chúng đi học được nhà trường miễn cho hết. Mấy năm nay hai đứa lên cấp 1, cô hiệu trưởng thấy thương nên đóng tiền ăn cho ăn ở trường được bữa trưa. Hôm nào đi học thì được no, hôm nào ở nhà thì lại đói.
Điều mà bà Thanh lo lắng hơn cả đó là căn nhà hơn chục m2- nơi chui ra chui vào của mấy bà cháu tới đây thuộc đất giải tỏa. "Ngày xưa do không có tiền nên ra bờ sông dựng tạm cái nhà này để ở, giờ đất thuộc dự án, họ lấy thì chỉ được đền bù tài sản trên đất.
Hôm ra phường họp, nghe đâu nhà tôi chỉ được đền bù hơn chục triệu đồng. Với số tiền đó thì mấy bà cháu biết phải sống ở đâu… Tôi thì sao cũng được, nhưng còn hai đứa nhỏ này…", bà Thanh bỏ lửng câu nói, hơn ai hết bà hiểu những bế tắc cùng cực, cuộc sống không lối thoát của mấy bà cháu nhưng bà không biết phải làm sao.
Dù nghèo khó nhưng anh em Tấn Phát và Thiên Bảo rất ngoan và chăm học.
Ngồi bên cạnh bà, nghe bà kể chuyện và thấy bà khóc, hai cậu bé cứ cúi gằm mặt xuống, gương mặt ngây thơ với cái nhìn tồi tội, không một tiếng cười, không cả một niềm vui dù là nhỏ nhất. Tôi hỏi "Con có nhớ bố mẹ không", Thiên Bảo trả lời rằng: "Con không biết bố mẹ con là ai cả, con chỉ biết có bà nội thôi". Câu nói của thằng bé khiến trái tim tôi thắt lại.
Sống trong đói nghèo, thiếu thốn sự chăm sóc, dạy dỗ của cả bố và mẹ thế nhưng hai cậu bé rất ngoan và học giỏi.
Cô giáo Nguyễn Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú (TP Thanh Hóa) cho biết: "Dù khó khăn nhưng hai anh em Tấn Phát và Thiên Bảo năm nào cũng được học sinh tiên tiến. Sau khi biết được hoàn cảnh của hai cháu, nhà trường cũng đã miễn toàn bộ các khoản đóng góp, kể cả tiền ăn bán trú".
"Lúc đầu, khi các cháu mới vào học, nhà trường cũng chưa nắm được hoàn cảnh, sau này mới biết hai anh em không ăn bán trú ở trường vì không có tiền. Về nhà thì bữa đói bữa no nên nhà trường quyết định hỗ trợ tiền ăn để các cháu được ăn ở trường. Bây giờ, bà nội càng ngày càng già yếu, hai đứa trẻ này rồi không biết sẽ ra sao", cô Hiệu trưởng trăn trở.
Cuộc sống hiện tại của chúng vẫn là những bữa đói, bữa no mà lâu dần thành quen. Người lớn, đành rằng đã khổ, nhưng lũ trẻ con, chúng sinh ra trong cảnh nghèo nên phải chấp nhận việc đói ăn, thiếu mặc và đối diện với những tháng ngày mờ mịt tương lai…
Bɑ coп ɫrɑi ruồпg rẫy ɱẹ già, đẩy ɱẹ rɑ đườпg giữɑ đêɱ lạпɦ: "Miếпg đấɫ ɱẹ ở cũпg gạɫ lấy ɱấɫ"
Mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, mấy mươi năm nuôi con khôn lớn, lúc cuối đời tưởng các con thay nhau phụng dưỡng mẹ già, nào ngờ cả 3 người con trai vì đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng đã đẩy mẹ già ra đường bất kể sống chết.