Tɦươпg cảпɦ cɦɑ ɱẹ пgɦèo "ăп ɱèп ɱéп" về Hà Nội giàпɦ giậɫ sự sốпg cɦo coп: "Cɦiɑ пɦɑu suấɫ cơɱ ɫừ ɫɦiệп"
Vay khắp bản được 13 triệu đồng, vợ chồng chị Tích ôm con gái mắc viêm não từ Tuyên Quang về Hà Nội giành giật sự sống cho con. Hết tiền, người mẹ khắc khổ gạt nước mắt xin đưa con về nhà.
22:07 15/10/2021
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ Vũ Thị Vui, Trưởng khoa Điều trị và Chăm sóc trẻ Bại não - Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết, bé Minh Hằng (8 tuổi) được xác định mắc viêm não và chuyển từ Bệnh viện Nhi TƯ sang. Khi tiếp nhận, cháu bé nằm liệt một chỗ, chân tay không cử động, không nói, không nhận biết được và phải ăn qua xông.
"Sau gần 2 tháng điều trị, hiện tại cháu đã có thể tự ngồi dậy, nhai nuốt được thức ăn. Đây thực sự là sự hồi phục rất đáng mừng. Căn bệnh của cháu phải tiếp tục điều trị lâu dài nữa, với tiến triển hiện tại, chúng tôi rất hy vọng cháu có thể bình phục và trở về với cuộc sống trước kia", bác sĩ Vui nói.
Vốn là một đứa trẻ khỏe mạnh, căn bệnh Viêm não Nhật Bản khiến Minh Hằng gần như mất hết nhận thức, chân tay không thể cử động (Ảnh: Hương Hồng).
Chị Trần Thị Lan, cán bộ phòng Công tác xã hội (CTXH) cho biết, do không còn kinh phí nên bố mẹ xin đưa cháu về nhà, phòng CTXH đã phải dùng Quỹ hỗ trợ khẩn cấp của bệnh viện giúp cháu được thêm 1 đợt điều trị. Nhưng việc điều trị của cháu phải liên tục và kéo dài, ngoài viện phí cháu cần phải sử dụng thêm thuốc và các chế phẩm dinh dưỡng khá tốn kém.
"Minh Hằng hồi phục được như này thực sự là điều kỳ diệu. Nhưng nếu chỉ vì thiếu kinh phí mà em buộc phải dừng việc chữa trị lại thì mọi công sức trước kia đổ sông đổ bể hết. Nên rất mong muốn bạn đọc Dân trí và các nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình cháu, giúp cháu có cơ hội được thêm một lần tái sinh lại cuộc đời", chị Lan nói.
Sau hơn 2 tháng tích cực chữa trị, tình trạng cô bé đã có cải thiện tích cực… Nhưng cũng là lúc bố mẹ cô bé lâm vào đường cùng (Ảnh: Hương Hồng).
Khi chúng tôi có mặt tại Khoa Điều trị và Chăm sóc trẻ Bại não đúng giờ ăn trưa, ấn hộp cơm từ thiện vào tay chồng, chị Tích tâm sự, "cả đêm qua chồng em thức trắng trông con nên phần anh suất cơm ăn cho lại sức...". Đã 2 tháng nay kể từ khi con nhập viện giành giật sự sống, vợ chồng chị Triệu Thị Tích (quê ở Na Hang, Tuyên Quang), vẫn thường chia nhau suất cơm từ thiện như vậy.
Trên giường bệnh khoa Điều trị chăm sóc trẻ bại não, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, bé Chúc Minh Hằng (8 tuổi) nằm thiêm thiếp, mắt nhắm nghiền, tay phải vẫn cắm kim truyền, tay trái buông thõng.
Ngồi cạnh con gái, chị Tích nghẹn ngào cho biết, đêm qua Minh Hằng sốt cao, nên giờ con bé kiệt sức mất rồi.
Vừa bóp tay, bóp chân cho con, mà nước mắt người mẹ tội nghiệp lại ứa ra thấm ướt cả vành khẩu trang.
Vợ chồng nghèo dân tộc Dao này cầm cự nơi bệnh viện hơn 2 tháng nay, nhờ vào những suất cơm từ thiện (Ảnh: Hương Hồng).
Chị Tích kể, Minh Hằng chào đời bé vốn khỏe mạnh, cũng rất ít ốm đau. Đầu tháng 8, Hằng bỗng nhiên sốt cao. Nghĩ rằng con chỉ đau ốm vặt thông thường nên chị Tích ra trạm xá xin thuốc hạ sốt về cho con uống, rồi để con gái lớn 11 tuổi trông em. Vợ chồng chị lên nương thu hoạch ngô cho kịp thời vụ.
Tối mịt, từ nương ngô trở về thấy Minh Hằng vẫn sốt cao, nằm li bì, gọi mãi mà không thấy con phản ứng gì, vợ chồng chị Tích hốt hoảng đưa con đi bệnh viện. Sau khi sơ khám, bác sĩ bệnh viện tuyến huyện vội vàng chuyển Minh Hằng lên bệnh viện tỉnh. Trước tình trạng nguy hiểm của Minh Hằng, bệnh viện tỉnh chuyển em về Bệnh viện Nhi Trung ương ngay trong đêm.
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi làm các xét nghiệm bác sĩ kết luận, Minh Hằng mắc viêm não Nhật bản do virus. Căn bệnh khiến cô bé 8 tuổi gần như mất hết nhận thức, chân tay không thể cử động được… Sau 10 ngày điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương, Minh Hằng được chuyển sang Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
Anh Bình vay "nóng" dân bản 13 triệu đồng đưa con đi cấp cứu, nay các khoản nợ đã hơn 50 triệu đồng (Ảnh: Hương Hồng).
Theo chị Tích, hoàn cảnh gia đình chị vốn rất khó khăn, ở quê ruộng đất ít lại cằn cỗi, có người rủ vợ chồng chị vào miền Nam làm thuê để có đồng ra đồng vào, nhưng do phải chăm sóc bố mẹ chồng đã già yếu, lại bị khuyết tật và các con còn nhỏ nên vợ chồng chị không thể đi xa được.
Nhà 6 miệng ăn, chỉ biết trông chờ vào mấy sào ngô, nhiều năm nay, vợ chồng chị Tích cứ quẩn quanh với cái sổ hộ nghèo. Chị bảo, mấy năm nay, năm nào nhà chị cũng được xếp vào diện hộ nghèo, vợ chồng đi nương rẫy phấn đấu mãi mới lên nổi "hộ cận nghèo", nhưng rồi lại trở về hộ nghèo. Không biết bao giờ gia đình mới thoát được cảnh nghèo?.
Chị Tích nói, vào những lúc giáp hạt có khi cả nhà phải ăn mèn mén (loại thức ăn làm từ ngô thường có ở vùng dân tộc - PV) và cơm độn thêm khoai, sắn qua ngày. Gia đình lúc nào cũng luôn trong tình trạng thiếu trước hụt sau. Ăn còn không đủ, nếu không được sự hỗ trợ của nhà trường và chính quyền địa phương, có lẽ các con chị cũng không được đi học.
"Lúc đưa con đi cấp cứu, em chỉ kịp vay "nóng" mấy anh em trong bản được 13 triệu đồng, khi xuống Hà Nội anh em lại vay mượn gửi xuống tiếp, đến giờ số tiền nợ đã lên đến 50 triệu đồng. Hiện tại không biết vay ai được tiền nữa, vợ chồng em phải đưa con bé về thôi…", chị Tích nói rồi đưa tay ôm mặt òa lên khóc như một đứa trẻ.
Mong rằng sẽ có nhiều nhà hảo tâm dang tay cứu giúp cô bé 8 tuổi này (Ảnh: Hương Hồng).
Bố bỏ đi, ɱẹ ɱắc uпg ɫɦư cô bé 7 ɫuổi ở Nɑɱ Địпɦ пgɦẹп пgɦèo cầu xiп: "Mẹ ơi, ɱẹ đừпg cɦếɫ, ɱẹ sốпg với coп"
Từ пgoài пɦà, Kɦáпɦ Diệρ cɦạy ào vào ôɱ ɱẹ kɦóc пức пở. Cô bé 7 ɫuổi пước ɱắɫ giàп giụɑ kɦiếп ɑi cũпg cɦạпɦ lòпg: "Mẹ ơi, ɱẹ đừпg cɦếɫ, ɱẹ sốпg với coп".