Tɦươпg cɦáu bé 3 ɫuổi vẫп co quắρ, vậɫ vã ɫroпg đɑu đớп пɦư bị "ɫrời ɦàпɦ": 'Cɦưɑ ɱộɫ lầп cấɫ ɫiếпg gọi bố ɱẹ..'
(Dân trí) - Ngày con gái phẫu thuật khối u cũng là ngày chị Loan biết tin con trai bị di chứng của bệnh vàng da. Hơn 3 tuổi, Thiện Nhân chỉ biết đặt đâu nằm đó và chưa một lần cất tiếng gọi bố mẹ.
23:12 01/02/2022
Gặp PV Dân trí, cán bộ Phòng GD-ĐT huyện Đắk Glong (Đắk Nông) kể hoàn cảnh vô cùng khó khăn của chị Lê Thị Kim Loan (sinh năm 1984), hiện là nhân viên y tế của Trường Tiểu học Kim Đồng (xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong).
Chị Loan là mẹ của hai cháu nhỏ, trong đó cháu Nhữ Lê Thiện Nhân (SN 2019) do di chứng của bệnh vàng da ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, dẫn đến việc không tự chủ được nhận thức. Cháu bé 3 tuổi, thân hình co quắp, chỉ biết nằm một chỗ.
Cán bộ Phòng GD-ĐT huyện Đắk Glong tới thăm hỏi gia đình chị Loan.
Suốt 3 năm qua, chị Loan đã trải qua bao nhiêu cảm xúc, hạnh phúc rồi đến lo lắng, hoang mang và bất lực khi liên tục hai con thơ đều phát hiện có bệnh. Thậm chí, số ngày nằm viện của đứa con thứ hai còn nhiều hơn số ngày ở nhà. Cũng vì lẽ đó mà có thời điểm, gia đình chị Loan rơi vào cảnh kiệt quệ, gắng gượng bấu víu vào cuộc đời khi không còn đồng tiền nào trong túi.
Gần 10 năm sau ngày kết hôn, vợ chồng chị Loan vẫn phải đi ở nhờ.
Chị Loan cho biết, hai vợ chồng kết hôn năm 2013. Hoàn cảnh khó khăn nên đến nay vẫn chưa có một căn nhà riêng mà phải ở nhờ nhà. Lần lượt hai người con ra đời, mang theo niềm tin về một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, bất hạnh cứ gieo rắc, cả hai vợ chồng chưa bao giờ hết lo lắng về cơm, áo và tiền chữa trị bệnh.
Năm 5 tuổi, cháu Nhữ Lê Ngọc Hân (SN 2014) xuất hiện khối u nhỏ, mưng mủ ở cổ họng. Theo chẩn đoán, nếu không phẫu thuật sớm, khối u có khả năng chuyển thành ung thư. Hai vợ chồng chị Loan vay mượn tiền, đưa con xuống Bệnh viện Nhi Đồng để thực hiện phẫu thuật.
Ngày con gái phẫu thuật, chị Loan nhận tin cháu Thiện Nhân bị di chứng của bệnh vàng da.
"Thời điểm đó, cũng vì lo nghĩ cho con quá mà tôi sinh non cháu Nhân khi mới 32 tuần tuổi. Tôi chăm con nằm trong lồng kính, chồng thì lo chạy chữa cho con gái. Những tưởng cháu Hân phẫu thuật xong cuộc sống gia đình sẽ ổn định thì vợ chồng tôi lại nhận được tin cháu Nhân bị di chứng của bệnh vàng da, ảnh hưởng tới thần kinh trung ương", chị Loan nức nở.
Ôm con từ bệnh viện trở về nhà, nỗi lo của hai vợ chồng chị Loan càng lớn khi di chứng của bệnh vàng da càng biểu hiện cùng với sự phát triển của đứa trẻ. Mỗi lần thay đổi thời tiết, Nhân lại lên cơn co giật, chân tay căng cứng như người bị trời hành.
Mỗi lần thay đổi thời tiết, cậu bé lại vật vã trong đau đớn, cơ thể lại gồng lên chịu đựng bệnh tật.
Chính vì bệnh tật giày vò mà Thiện Nhân có thân hình quắp queo, chưa một lần cất tiếng gọi bố mẹ. Thay vào đó là những tiếng khò khè, rên rỉ mỗi khi viêm phổi hoặc những tiếng thét thất thanh khi lên cơn co giật hoặc bí bách trong người.
Ôm đứa con đôi mắt mở to, vô hồn, chị Loan cho biết: "Cháu cứ nằm một chỗ như thế, không thể tự sinh hoạt bình thường. Hai vợ chồng tôi cũng nuôi hy vọng, một ngày nào đó được nghe tiếng gọi của con nên cứ chiều thứ 6, lại bắt xe xuống TPHCM để tập vật lý trị liệu. Đằng đẵng ba năm nay, số ngày cháu ở nhà còn ít hơn số ngày cháu đi viện".
Không biết bao nhiêu đêm, người phụ nữ thức trắng để chăm sóc con trai.
Trở về với những nỗi đau không thể nói thành lời, chị Loan không nhớ đã bao nhiêu đêm thức trắng để chăm con. Ba năm nay, chưa một đêm người phụ nữ này ngủ yên giấc. Có những hôm trái gió, trở trời, Thiện Nhân liên tục quấy khóc vì đau đớn.
Chị Loan bảo, mỗi lần chứng kiến bệnh tật hành hạ, thân hình nhỏ bé của con lại gồng lên, mặt mũi tái mét, đôi mắt trợn trừng như cầu cứu, hai vợ chồng chỉ biết nén nỗi đau, xoa bóp cho con. Nỗi đau cứ thế đeo đuổi suốt 3 năm qua, hai vợ chồng vừa đối mặt với sự nghèo túng, lo sợ thần chết sẽ mang đứa con đi bất cứ khi nào.
Hàng ngày, chị Loan được nhà trường tạo điều kiện để đưa con đến nơi làm việc.
Theo chị Loan, vì không có nghề nghiệp ổn định, anh Nhữ Mai Nhiên (SN 1983) chỉ quanh quẩn với công việc phụ hồ. Bản thân chị Loan được nhà trường tạo điều kiện, cho mang con đến trường để trông coi mỗi ngày.
Số ngày nằm viện của con trai nhiều hơn ở nhà, nhưng vợ chồng chị Loan vẫn hy vọng một ngày nghe tiếng con gọi.
Là mẹ, người phụ nữ này không đành lòng nhìn con đau đớn, khóc nấc khi nói về hoàn cảnh gia đình: "Nhìn con người ta lại xót xa cho con mình. Bây giờ tiền công của hai vợ chồng chỉ đủ mua thuốc, sữa cho các cháu nên hàng ngày, tôi phải bế cháu lên trường để tiện chăm sóc. Biết như vậy là không phù hợp, nhưng cháu bệnh tật, không nơi nào nhận trông giữ cả".
Kɦôпg ρɦải coп cái, đây ɱới là 3 điều làɱ cɦỗ dựɑ cɦo cɦɑ ɱẹ lúc về già
Tɦâп ɫɦể kɦỏe ɱạпɦ