Tɦươпg пgười ρɦụ пữ пgày cɦăɱ bố ɱẹ cɦồпg bệпɦ ɫậɫ, ɫối đi ɱò cuɑ kiếɱ ɫiềп

Hằпg пgày cɦị Lɑɱ vừɑ bế coп ɫrɑi bại пão, vừɑ cɦăɱ sóc bố ɱẹ cɦồпg bệпɦ ɫậɫ, ɫối đếп cɦị xácɦ đèп kiếɱ coп cuɑ, coп ốc lo cɦo giɑ đìпɦ, cɦị ɫɦở dài, пɦiều пgày пɑy ôпg cɦáu cɦẳпg có viêп ɫɦuốc пào...

21:52 27/05/2021

Cuộc sống cơ cực của gia đình bệnh tật, nắng xuyên mái nhà

Đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Lam, (34 tuổi, trú tại xóm Trung Hồng, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An), trực tiếp chứng kiến hoàn cảnh gia đình chị, chúng tôi cũng phải giật mình trước cuộc sống cơ cực, khổ sở mà mỗi số phận trong gia đình đang phải đối diện.

Thương người phụ nữ ngày chăm bố mẹ chồng bệnh tật, tối đi mò cua kiếm tiền

Trong căn nhà tài sản chẳng có gì đáng giá, những tia nắng xuyên qua tấm lợp chiếu thẳng xuống nền nhà. Chị Lam với thân hình gầy gò, làn da cháy nắng, bế đứa con trên tay quặt quẹo như tàu lá chuối phơi nắng rũ ra.

Trong nhà chẳng có nổi bộ bàn ghế nên chúng tôi đành ngồi bệt xuống nền nhà. Nhìn tia nắng xuyên từ mái nhà xuống, chị Lam bảo, những hôm nắng nóng còn chịu được chứ gặp hôm trời mưa thì trong nhà nước lênh láng không khác gì ngoài sân.

Nhiều năm nay bà Trần Thị Tuyết (60 tuổi, mẹ chồng chị Lam) đã phải chiến đấu với căn bệnh ung thư vú, bây giờ đã ở giai đoạn cuối.Nhiều năm nay bà Trần Thị Tuyết (60 tuổi, mẹ chồng chị Lam) đã phải chiến đấu với căn bệnh ung thư vú, bây giờ đã ở giai đoạn cuối.

Cuộc đời chị Lam khổ đã vậy, nhìn đứa con chị lại càng thêm đau lòng. Cậu bé Phan Tấn Lộc, năm nay 4 tuổi, nhưng lúc nào cũng phải bế ngửa trên tay như đứa trẻ không xương, vì cháu bị bại não bẩm sinh.

"Cháu nó không nhìn thấy, không nói được, vợ chồng tôi cũng đi nhiều nơi rồi nhưng không có cách nào khác. Xương sống cháu cũng không được bình thường, nên khi bế thì phải đỡ phía sau nếu không đầu sẽ gập ngửa...", chị Lam chia sẻ về bệnh tình của con trai.

Thương người phụ nữ ngày chăm bố mẹ chồng bệnh tật, tối đi mò cua kiếm tiền - 2Trong gia đình nhỏ, nghèo nàn, thế nhưng chị Lam và chồng phải gồng gánh nuôi con bị bại não, mẹ chồng ung thư, bố chồng bị viêm phổi nặng.

Thương người phụ nữ ngày chăm bố mẹ chồng bệnh tật, tối đi mò cua kiếm tiền - 3Bà Tuyết bị ung thư vú giai đoạn cuối, còn ông Xuân thì bị bệnh lao phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, suy hô hấp...

Như cảm nhận được hơi ấm của mẹ, mỗi khi được mẹ bế Lộc nở nụ cười, dù đó là một nụ cười vô hồn, nhưng phần nào chị cũng được an ủi.

Ngay sát bên là ngôi nhà cũ của bố mẹ chồng chị Lam, nhiều năm nay bà Trần Thị Tuyết (60 tuổi, mẹ chồng chị Lam) đã phải chiến đấu với căn bệnh ung thư vú, bây giờ đã ở giai đoạn cuối. Sau nhiều lần xạ trị, tóc bà rụng hết, khuôn mặt hằn sự mệt mỏi.

Ông Phan Thanh Xuân (62 tuổi, bố chồng chị Lam) bị bệnh lao phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, suy hô hấp… gần đây bệnh tình lại chuyển biến nặng nên lúc nào cũng cần sự trợ giúp từ máy móc mới có thể thở được.

Bà Tuyết tâm sự, vợ chồng bà già cả, bệnh tật triền miên. Chiều nay bà phải vào bệnh viện để xạ trị, một đồng dính túi cũng chẳng có. Con cháu thì bệnh tật đọa đày, nhiều lúc bà nghĩ quẩn chỉ mong đi sớm để bớt gánh nặng cho các con.

Ngồi cạnh bên, ông Phan Thanh Xuân (62 tuổi, bố chồng chị Lam), cũng không thể nói chuyện vì ông đang cầm cự cuộc sống bằng chiếc máy thở đặt tại nhà.

Ông Xuân bị bệnh lao phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, suy hô hấp… gần đây bệnh tình lại chuyển biến nặng nên lúc nào cũng cần sự trợ giúp từ máy móc mới có thể thở được.

Thương người phụ nữ ngày chăm bố mẹ chồng bệnh tật, tối đi mò cua kiếm tiền - 5Căn nhà ẩm thấp, dột nát của vợ chồng chị Lam sinh sống.

Cảm phục người con dâu hiếu thảo, ngày chăm bố mẹ chồng, tối đi mò cua bắt ốc lo cho gia đình

Ban ngày khi chồng đi làm, chị Lam vừa ở nhà chăm sóc con trai bị bại não, vừa lo cho bố mẹ chồng đang bị bệnh hiểm nghèo, tất bật từ sáng đến trưa, chẳng lúc nào hết việc vặt trong nhà. Nhiều lúc chị phải để con trai nằm bên cạnh ông, hoặc nhờ bà chăm giúp mới kịp hái mớ rau lo bữa cơm.

Thương người phụ nữ ngày chăm bố mẹ chồng bệnh tật, tối đi mò cua kiếm tiền - 6Để có đồng ra, đồng vào, chị Lam và chồng đêm đến lại ra cánh đồng, lạch sông để mò cua, bắt ốc. Chị Lam cho biết, nhiều hôm cả hai vợ chồng bắt được vài kg cua, bán được khoảng 100 ngàn đồng, nhiều đêm cũng về nhà tay trắng.

Là người hàng xóm lâu năm chứng kiến cuộc sống của gia đình chị Lam, anh Phạm Văn Lương tâm sự, "vợ chồng nó khổ lắm! ngày thì chăm con, chăm bố mẹ chồng bệnh tật hiểm nghèo. Tối đến khi con ngủ, vợ chồng lại lọ mọ xách đèn đi soi cua đồng, bắt con ốc về bán. Hôm nào may mắn thì cũng kiếm được dăm chục ngàn. Hàng xóm ở đây ai cũng thương, nhìn gia đình nó mà nhiều lúc tôi rớt nước mắt".

Anh Phan Hồng Thanh (SN 1986, chồng chị Lam) cũng không có công việc ổn định, hàng ngày ai thuê gì thì làm nấy. Nhưng thời gian đi làm của anh cũng chẳng được là bao vì phải "chia lửa" cùng vợ mỗi khi bố, mẹ đi viện.

Thu nhập của cả gia đình vốn đã ít lại càng thêm eo hẹp. Rồi các khoản thuốc thang cho con, cho bố, mẹ chồng, bữa ăn hàng ngày cho các con… tất cả cũng chỉ trông chờ vào ít ngày công của anh Thanh và số tiền bán cua, bán ốc mỗi đêm.

Thương người phụ nữ ngày chăm bố mẹ chồng bệnh tật, tối đi mò cua kiếm tiền - 7Để có chỗ nấu ăn, vợ chồng chị Lam phải kê một góc bên vườn hàng xóm để lấy chỗ làm bếp.

"Chiều nay, mẹ chồng lại phải tiếp tục vào viện xạ trị, thuốc của bố chồng cũng đã hết, con cũng không có thuốc uống nhiều ngày nay…", chị Lam thở dài, khuôn mặt đầy âu lo.

Chị chia sẻ thêm: "Không biết chồng đi làm về có tiền nữa không, nhưng mấy ngày trước anh cũng đã ứng gần hết tiền công rồi".

Hơn lúc nào hết hoàn cảnh của gia đình chị Lam đang cần lắm sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để chị có thể vượt qua lúc khó khăn, cùng cực này.

Tags:

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất