Tin buồn cho những ‘cú đêm’: Thức khuya tổn thọ, dễ bị tiểu đường

Những người thức đêm, ngủ muộn dễ mắc một số vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, các rối loạn thần kinh, bệnh về tâm thần và đặc biệt là có nguy cơ tử vong cao hơn so những người dậy sớm – Đây là kết quả thu được từ một nghiên cứu đăng trên tạp chí Thời Sinh học Quốc tế.

16:00 28/04/2018

Nghiên cứu đã theo dõi 433.268 người Anh trưởng thành trong khoảng thời gian trung bình 6.5 năm. Những người tham gia nghiên cứu được hỏi về thói quen thức khuya và dậy sớm. Sau khi kết thúc nghiên cứu đã có hơn 10.000 người qua đời. Kết quả thống kê cho thấy nhóm người thức khuya có khả năng tử vong cao hơn 10% so với nhóm người hay dậy sớm.

“Các công trình nghiên cứu trước đó đã cho thấy những người thuộc nhóm thức khuya-hay cú đêm-có xu hướng có hồ sơ sức khỏe xấu, như mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim”, Kristen Knutson, phó giáo sư thần kinh và là một trong các tác giả nghiên cứu cho hay.

“Nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về nguy cơ tử vong”, ông nhấn mạnh.

Những cú đêm không chỉ bị tổn thọ, mà các nhà nghiên cứu còn thấy rằng nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần của nhóm người này cao gần gấp đôi những ai yêu thích đón bình minh sớm. Theo nghiên cứu, người “đêm thức ngày ngủ” còn dễ mắc tiểu đường, rối loạn thần kinh, rối loạn đường tiêu hóa và rối loạn hệ hô hấp.

Người “đêm thức ngày ngủ” còn dễ mắc tiểu đường, rối loạn thần kinh, rối loạn đường tiêu hóa và rối loạn hệ hô hấp. (Ảnh minh hoạ: theconversation.com)

Sự nguy hại khi sống lệch nhịp sinh học

Trong nhiều năm, chúng ta đã biết rằng sinh vật sống, bao gồm cả con người đều có nhịp sinh học giúp cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh. Giải Nobel y học năm 2017 đã được trao cho ba tác giả khám phá cơ chế vận hành của nhịp sinh học.

Họ chứng minh được rằng trong mỗi tế bào của cơ thể đều có những “chiếc đồng hồ”, đó chính là các gen tổng hợp những protein điều chỉnh sinh lý cơ thể người đồng bộ với sự biến hóa của Địa cầu, như chu kỳ sáng tối do Mặt Trời tạo nên.

Nhận thức được tầm quan trọng của nhịp sinh học, ngành khoa học có tên là Thời Sinh học đã ra đời nhằm nghiên cứu và ứng dụng “chiếc đồng hồ” sinh học trong cơ thể người. Khi hành vi bên ngoài của chúng ta không đồng bộ với chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể, thì trước tiên sức khỏe cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Đơn giản như vào ban đêm, đồng hồ sinh học trong cơ thể chỉ huy các cơ quan nghỉ ngơi, tái tạo và sửa chữa, nhịp tim hạ thấp, huyết áp hạ thấp, cơ thể tiết nhiều melatonin v.v. thì ở bên ngoài, vì nhiều lý do bạn vẫn đang thức và khiến các cơ quan vốn đang trong thời điểm nghỉ ngơi tốt nhất phải hoạt động. Trái lại khi lấy ngày làm đêm, nhiều cơ quan đang trong lúc “sung sức’ nhất, thích hợp hoạt động nhất nhưng lại được nghỉ ngơi.

Đông y dạy dưỡng sinh theo nhịp sinh học từ 2000 năm trước

Hai ngàn năm trước, cuốn sách kinh điển “Hoàng Đế Nội Kinh” của Đông y đã giải thích chi tiết về nguyên tắc vận hành của chiếc “đồng hồ” trong cơ thể. Lý luận trong Đông Y “Tử ngọ lưu chú” cho rằng, biến hóa của Mặt trời và Trái đất, mỗi ngày 12 canh giờ (24 tiếng) sinh ra nhiều biến hóa khác nhau, mỗi canh giờ sẽ có một cơ quan trong cơ thể hoạt động mạnh hơn, cho nên các thầy thuốc nghiên cứu thuận theo biến hóa của cơ thể theo canh giờ mà bảo dưỡng cơ quan hoạt động tương ứng vào giờ đó.

Theo lời khuyên của Đông Y, thì bạn nên đi ngủ trước 11h đêm, bởi vì từ 11 giờ đêm đến 1h giờ sáng là thời điểm Dương khí tiềm tàng trong cơ thể, nếu đi ngủ trước lúc này có thể bảo dưỡng Dương khí, giúp bạn hôm sau tỉnh giấc sẽ tràn đầy sức sống.

(Ảnh minh hoạ: thefreedictionary.com)

Từ 1 đến 3 giờ sáng là thời điểm khí huyết tập trung ở gan có thể giúp giải độc gan. Nhưng nếu thời gian này không ngủ, hoặc thường tỉnh giấc sẽ dễ làm tổn thương gan, gây khô mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi vào ban đêm và các triệu chứng khác.

Từ 5 – 7 giờ sáng là thời điểm Đại tràng (ruột) kinh vượng. Bạn nên tranh thủ dậy sớm và uống một ly nước ấm, sau đó vào nhà vệ sinh thải những chất cặn bã tích trữ cả ngày hôm trước! Tuy nhiên cũng không nên vào nhà vệ sinh quá sớm, vì có nhiều người già bị trúng gió vì nguyên nhân này. Bạn nên nghỉ ngơi khoảng 10 – 20 phút cho đầu óc tỉnh táo rồi đi.

Từ 11 – 13 giờ là lúc Tâm (tim) vượng. Lúc này nên nghỉ ngơi, chợp mắt để an thần dưỡng tinh khí.

Từ 3 đến 5 giờ chiều là thời gian tốt nhất để uống nước trong ngày. Bởi vì tại thời điểm này bàng quang hoạt động mạnh nhất, nước uống có lợi cho bàng quang và có lợi cho sự bài tiết các tạp chất của con người.

Tags:
Nhìn da mặt đoán tình trạng sức khỏe bên trong cực chuẩn xác, bạn nhất định không được bỏ qua!

Nhìn da mặt đoán tình trạng sức khỏe bên trong cực chuẩn xác, bạn nhất định không được bỏ qua!

Bạn có biết rằng khi nhìn vào da bạn có thể nắm bắt, theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và chuẩn đoán bệnh dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục được những dấu hiệu xấu được tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất