Tôi năm nay 60 tuổi, điều tôi ân hận nhất là đã đưa gần 2 tỷ trong tay cho hai con trai

“Chồng ơi, chúng ta đã làm một chuyện đáng tiếc nhất trong đời”.

14:34 01/03/2023

“Hối hận cũng vô ích thôi vợ à. Anh đã nói ngay từ đầu rồi, chúng ta không dễ dàng gì quyết định như thế. Em xem, bây giờ đã như vậy rồi, nói gì cũng vô ích. Hiện tại, chúng ta hãy tự chăm lo cho mình là tốt nhất”. Chồng tôi bất lực, chỉ biết thở dài lắc đâu.

Chúng tôi nắm tay nhau nói chuyện trong công viên nhỏ, nhiều người đi qua đều ngoái nhìn chúng tôi. Đây là lần đầu gặp lại nhau sau một năm kể từ ngày ly tán.

Hai chúng tôi gặp được nhau cảm xúc lẫn lộn, tôi thấy chồng tôi tóc đã bạc gần hết, nếp nhăn cũng hằn sâu, trông người rất phờ phạc.

Chồng tôi nhìn thấy tôi thì xót xa, ông ấy cầm tay tôi mà nước mắt chực trào ra.

Chúng tôi chỉ có thể ngồi với nhau một lúc, sau đó lại phải trở về nơi của mình. Tuy rằng cùng thành phố nhưng khoảng cách giữa tôi và ông ấy lại khá xa. Phải mất hai tiếng đi xe, chúng tôi mới có thể gặp nhau.

Và tất cả đều là lỗi của tôi, một năm trước tôi đã đưa gần 2 tỷ cho hai con trai, từ đó vợ chồng tôi ly tán, mỗi người một nơi.

Tôi tên là Quyên, năm nay tôi 60 tuổi, ba năm trước tôi đã làm một việc rất tồi tệ khiến cuộc sống của vợ chồng tôi từ đó khó khăn.

Khi tôi bị ung thư vú, lúc bắt đầu khám, bác sĩ ỏ huyện đã kết luận rằng:

“Bệnh của cô nặng rồi, tốt nhất bây giờ cô thèm gì thì cứ ăn, vui vẻ sống những ngày còn lại”.

Tôi không tin rằng vận đen có thể ập xuống đầu mình nhanh như thế, nhưng từ khi biết “án tử hình” của mình, trong lòng tôi vô cùng hoảng sợ và lo lắng. Tôi không dám tin nên gọi điện cho hai con trai, bảo chúng đưa tôi đến bệnh viện ở thành phố tỉnh để khám, lúc đầu hai đứa nó bảo bận không có thời gian nên bảo chồng tôi đưa tôi đi khám.

Nhưng tôi biết rằng một khi chồng tôi đưa tôi đi khám, chắc chắn hai đứa con trai sẽ ỉ lại để ông ấy chăm sóc cho tôi, thậm chí chúng sẽ mặc kệ.

Ai cũng bảo nuôi con khôn lớn để sau chúng dưỡng già, nhưng từ khi hai đứa con trai tôi học đại học thì ít về nhà. Chúng thường bảo bận học hoặc là đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống và học phí. Thực ra, chồng tôi có lương hưu cũng vừa đủ lo chi phí học đại học của hai con trai. Hơn nữa hai đứa cách nhau bốn tuổi nên cũng không có gì quá áp lực. Nhưng từ khi hai con đi làm, lập gia đình chúng hiếm khi về nhà.

Vợ chồng già chúng tôi sống nương tựa vào nhau, hai con trai tôi nói sẽ về thăm chúng tôi trong những dịp nghỉ Lễ. Vì muốn các con về nhà nhiều, chúng tôi thường cho chúng tiền. Ngoài ra, chúng tôi còn mua những thứ cần thiết cho năm mới ở nhà, chúng chỉ cần đưa con dâu, cháu trai về là được.

Điều này với chúng tôi cũng không có gì đáng bận tâm cả, vì đó là Tết Nguyên Đán. Tết nhất, trong làng nhà nào cũng có con cái về, nếu con chúng tôi không về chúng tôi sẽ là những người già cô đơn. Chúng tôi chỉ muốn cho mọi người thấy rằng chúng tôi cũng có con trai.

Nhưng con trai của chúng tôi lại luôn làm tôi thất vọng. Khi tôi ốm, chúng nhờ chồng tôi đưa đi khám trước, chúng sẽ đến sau. Tôi nghĩ nếu tôi và chồng đến thành phố khám bệnh, liệu chúng có đến hay không? Và tôi nghĩ chúng chắc chắn sẽ đến thôi.

Sau khi ổn định, hai con trai tôi vội vã đến bệnh viện sau nhiều lần gọi điện của tôi.

Tuy nhiên, kết quả vẫn không khả quan, bệnh của tôi vẫn giống như chẩn đoán ở huyện. Tôi đã ở giai đoạn cuối. Ngoài mặt tôi tỏ ra bình tĩnh nhưng trong lòng đã rất hoảng sợ, rối loạn. Nhưng tôi vẫn chấp nhận nghe lời khuyên của bác sĩ đó là về nhà thích ăn gì thì cứ ăn, sức khỏe tốt thì sẽ tiến hành điều trị. Sau đó bác sĩ nói với vẻ mặt tiếc nuối:

“Chỉ là cô còn trẻ, mới 57 tuổi”.

Nghĩ đến chồng cô đơn nếu không có tôi, hai đứa con cũng sẽ bỏ mặc ông ấy. Vì vậy tôi nghe lời khuyên của bác sĩ, và hợp tác để điều trị. Tôi hy vọng rằng có thể hồi phục nhanh nhất.

Sau khi được bác sĩ điều trị, tình trạng của tôi đã ổn định. Hai đứa con trai tôi lần này có vẻ rất cẩn thận và chăm sóc tôi rất tốt.

Nếu không có chuyện xảy ra thì tôi vẫn sẽ ở bệnh viện điều trị tiếp, nhưng chuyện trước mặt khiến tôi phải về trước, xong xuôi tôi sẽ trở lại bệnh điều trị.

Chẳng là ngôi nhà ở quê của chúng tôi thuộc khu đất quy hoạch để phát triển thành khu kinh tế. Tất nhiên tôi đồng ý với quyết định sẽ ủng hộ làm khu phát triển kinh tế. Ngay sau đó, khu kinh tế được xây dựng và căn nhà của chúng tôi cũng bị phá dỡ. Chúng tôi nhận được gần 2 tỷ.

Tôi không biết thái độ của người khác khi có một số tiền lớn như vậy ra sao? Tôi thì vừa buồn vừa vui.

Tôi vui vì mình có được số tiền lớn, nhưng buồn vì bây giờ đã quá muộn tôi không thể tiêu được nữa. Nhưng cuối cùng vợ chồng tôi quyết định, với một tia hy vọng chúng tôi muốn tìm đến một bệnh viện có tiếng để khám lại, xem bệnh tình của tôi có giống như vậy không.

Số tiền này dù tiêu bao nhiêu cũng không hết được, tôi nghĩ nên để lại cho con cháu một ít. Nếu chúng có lương tâm, sau này tôi mất đi, chúng có thể làm cho tôi một ngôi mộ chu đáo.

Nên ngay lúc đó, tôi đã gọi điện cho hai đứa con trai của mình đến bên cạnh và chia tiền cho chúng.

Tôi cho mỗi đứa 800 triệu, tất nhiên, chúng rất vui vì chúng tôi cho chúng tiền. Sau đó tôi đã bảo hai con trai đưa tôi đến Hà Nội để khám thử, vì kiểu gì Hà Nội vẫn nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi hơn. Tôi chỉ muốn hy vọng, ai chẳng muốn sống? Tôi phải cố gắng để khi chết tôi sẽ không phải hối tiếc.

Cuối cùng, tôi đến Hà Nội, trải qua các đợt kiểm tra, bệnh tình của tôi không phải ở giai đoạn cuối, mà chỉ mới ở giai đoạn giữa. Chỉ cần được điều trị đúng hướng sẽ không có vấn đề gì.

Cuộc đời thật sự buồn cười, tưởng rằng sẽ ném chúng ta xuống vực sâu, nhưng lúc mong manh lại nhấc chúng ta lên và cho chúng ta một tia hy vọng. Khi tôi biết mình đã bước ra khỏi bàn tay thần chết, tôi cảm thấy cuộc đời thật tươi đẹp và hạnh phúc biết bao khi còn được sống.

Tôi vẫn còn một số tiền trong tay, vì vậy tôi đã ở lại bệnh viện Hà Nội điều trị. Hai đứa con trai sẽ phải bỏ ra một khoản trong số 800 triệu mà tôi cho để trả chi phí điều trị, dù rất miễn cưỡng nhưng chúng cũng phải chấp nhận. Chẳng mấy chốc, tình trạng của tôi đã được kiểm soát và mọi thứ thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Cuối cùng, sau hơn hai năm, bệnh của tôi đã được chữa khỏi hoàn toàn.

Nhưng rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, sức khỏe của chồng tôi ngày càng kém. Con người khi đã già sẽ gặp phải nhiều vấn đề, tay chân không còn nhanh nhẹn và khỏe như trước nữa.

Tôi gọi hai đứa con trai lại để bàn bạc về vấn đề phụng dưỡng chúng tôi, xem đứa nào có điều kiện tốt hơn thì sẽ chăm sóc cho chúng tôi.

Khi đó hai đứa con trai tôi chúng quay qua nhìn nhau, và bắt đầu kể lể.

Đứa con trai cả nói:

“Mẹ, nhà của con chỉ có ba phòng, một phòng của vợ chồng con, còn hai phòng kia của hai đứa con con rồi, chúng lại khác giới không thể ở chung. Mẹ đến rồi thì lấy phòng đâu để ở?”

Đứa con trai thứ của tôi bảo:

“Bố, mẹ tuy rằng nhà chúng con chỉ có một đứa con nhưng lại chỉ có hai phòng. Bố mẹ đến rồi thì ở đâu?”

Đúng thật là lời lẽ của chúng chính đáng như vậy, chúng tôi còn biết làm gì, chúng tôi chỉ biết chờ chết ở nhà mình.

Bây giờ tôi hối hận vô cùng, tôi đã quyết định sai lầm. Nếu ban đầu tôi không chia chúng tiền, cầm tiền đi khám chữa bệnh trước, sau đó mới tính đến chuyện chia cho chúng một ít. Nhưng tôi đã sai, tôi đã làm ngược lại trật tự đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Mọi thứ đã rối tung lên, tôi phải làm sao đây?

Sau đó, chúng tôi đành làm giấy lên thôn để nhờ giải quyết. Cuối cùng hai con trai tôi thỏa hiệp. Chúng bảo đồng ý chăm sóc, nhưng phải công bằng, mỗi đứa sẽ chăm sóc một người. Nghe chúng nói vợ chồng tôi nhìn nhau. Nói thế chẳng phải là vợ chồng tôi sẽ ly tán, mỗi người một nơi sao? Chúng tôi sẽ sống ra sao khi xa nhau, liệu hai đứa con trai có hết lòng chăm sóc chúng tôi hay không?

Tôi có bảo chúng rằng nếu không có phòng riêng, vợ chồng chúng tôi cũng có thể ở phòng khách.

Chúng tôi đã tranh cãi vấn đề này trong một thời gian dài, khiến cho hàng xóm và cả làng đều biết chuyện không hay của gia đình. Hai đứa con trai cũng bị chỉ trích.

Để mọi chuyện êm đẹp, tôi đã quyết định chồng tôi sẽ ở với con cả, còn tôi ở với con thứ.

Thế nên vì sao chúng tôi cả năm không được gặp nhau, khi gặp lại trong công viên chúng tôi như xa nhau ngàn năm vậy.

Không biết người khác có lương hưu thì thế nào, còn nhà tôi vợ chồng có lương hưu, còn có con trai, nhưng chúng tôi đến nhà con trai sống như người giúp việc.

Chồng tôi sống cùng con cả, hàng ngày phải kéo lê tấm thân ốm yếu của mình để đưa đón hai cháu nhỏ đi học thật mệt mỏi. Tôi cũng vậy, chẳng khác là mấy.

Chúng tôi từng nghĩ giá như dùng số tiền đó mua một căn nhà, thì giờ đây chúng tôi đã có thể ở cùng nhau lúc về hưu phải không? Mọi thứ trong cuộc sống lại không theo sự tính toán của con người.

Nhưng bây giờ có nói gì thì cũng vô ích mà thôi.

Tags:
Cựu binh thọ nhất nước Mỹ đón sinh nhật 111 tuổi

Cựu binh thọ nhất nước Mỹ đón sinh nhật 111 tuổi

Cụ Lawrence Brooks, cựu binh cao tuổi nhất từng tham gia Thế chiến II, đón sinh nhật lần thứ 111 trước hiên nhà ở New Orleans hôm qua.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất