Trách vợ phuпg phí, cʜồпg tự mìпh giữ tiềп siпh hoạt để rồi giật mình với những kʜoản cần chi tiêu

Phen này tôi phải để cho vợ kính nể, chừa cái thói phung phí đi, không bao giờ dám đòi tiền hay đi vay tiền nữa.

01:59 26/10/2020

– Anh ơi, con phải nhập viện rồi mà em đã nhẵn túi. Anh đi vay tiền rồi mang vào viện đóng viện phí cho con nhé!

– Hôm nay mới là 20, em làm cái gì mà đã hết tiền rồi. Tiêu hoang như thế thì ai mà kiếm tiền cho nổi để phục vụ.

Tôi tức giận, tắt rụp điện thoại, ngồi thừ người. Nhìn đống công việc, sổ sách, giấy tờ, tôi lại càng thấy điên người. Việc thì đã không giúp được, đã thế lúc nào cũng bị hỏi tiền, tôi không biết mình đã cưới vợ hay cưới về chủ nợ nữa đây.

Thiết nghĩ một tháng tôi cũng kiếm được 12 triệu, tôi đã đưa cho vợ đến tận 8 triệu để chi tiêu. 4 triệu còn lại tôi giữ cho mình để trà thuốc, xăng xe, ăn sáng và thi thoảng có anh em bạn bè làm bữa nhậu. Vợ tôi cũng đi làm, một tháng cũng kiếm được khoảng 8 triệu. Vậy là hai vợ chồng cộng vào cũng được 15, 16 triệu vào túi cô ấy, 1 con số chẳng phải là nhỏ sao vợ tiêu hoang thế nhỉ?

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Nhà chỉ có vài cái thằng người. Bố mẹ tôi, hai vợ chồng với hai đứa con nít. Bố mẹ tôi thì già rồi, ăn tiêu gì. Con tôi thì cũng chỉ có tiền học, tiền sữa, ăn đáng bao nhiêu. Không hiểu vợ tôi đã phung phí cái gì mà tháng nào cũng chưa hết tháng là đã hết tiền. Rồi đến mức con đi viện còn phải vay mượn như thế này nữa. Tối hôm đó về chúng tôi có cãi nhau. Tôi bảo với vợ:

– Em xem lại cách chi tiêu của mình đi, anh thấy không ổn. Gì mà hai vợ chồng 1 tháng cũng có 16 triệu mà tháng nào em cũng kêu thiếu tiền, hết tiền là như thế nào.

– Thì em cũng chỉ tiêu những chuyện quan trọng chứ có tiêu riêng cho mình đâu.

– Thôi, tôi còn lạ gì cái tính của cô nữa. Từ xưa đến nay lúc nào cũng hoang tàn, phung phí. Cô từ mai xem chi tiêu cái gì thì cũng bớt bớt lại đi cho chồng con được nhờ.

– Anh có giỏi thì tự cầm tiền mà chi tiêu đi, em không cầm nữa.

– Được, cô cứ để đấy cho tôi. Tôi mà cầm tiền á, 16 triệu chắc chắn còn thừa 6 triệu để tiết kiệm phòng thân chứ không phải lúc nào cũng thiếu tiền rồi đi vay mượn như cô đâu nhé. Cô chống mắt lên mà xem.

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Nói là làm, tôi cầm luôn khoản tiền 14 triệu của hai vợ chồng từ đầu tháng, vợ nhận lương đưa tôi 6 triệu còn cô ấy giữ 2 triệu. Phen này tôi phải để cho vợ kính nể, chừa cái thói phung phí đi, không bao giờ dám đòi tiền hay đi vay tiền nữa. Thế nhưng mọi chuyện lại chẳng hề đơn giản như tôi tưởng tượng chút nào.

Mới mùng 1 đầu tháng, sáng trước khi đi làm, tôi đã bị vợ chặn lại bởi mấy cái hóa đơn điện nước và một mớ thứ phải mua. Cầm lên đọc, tôi làu bàu:

– Cái gì mà mới đầu tháng đã mua lắm thế?

– Đấy là anh không biết thôi chứ nhà mình tháng nào cũng cứ đầu tháng là mua như vậy?

Hôm ấy đi làm, vào giờ nghỉ trưa, tôi tranh thủ nhẩm tính số tiền phải tiêu trong ngày: Tiền điện 980 ngàn, tiền nước 100 ngàn, tiền đong gạo 250 ngàn, tiền kem đánh răng 36 ngàn, tiền nước giặt quần áo 150 ngàn, tiền sữa cho con (2 đứa) 700 ngàn. Tôi nhẩm tính lại, nguyên hôm nay tôi đã phải tiêu hết 2.216.000 ngàn. Ấy là còn chưa kể tiền chợ hai bữa nữa đấy. Bữa trưa thì thôi vì hôm qua vợ tôi bảo vẫn còn thức ăn, sẽ nấu cho bố mẹ tôi vào buổi trưa rồi.

Còn bữa tối, tôi phải đi chợ. Trên đường về rẽ vào chợ, tôi nhìn quanh quẩn rồi nhớ đến lời vợ dặn bữa nào cũng phải đủ chất. Thế là tôi mua cả con cá về nấu cho tiết kiệm. Thế mà tiền cá, rau dưa vào cũng ngót nghét 200 ngàn, thêm 40 ngàn tiền hoa quả nữa. Vậy là nguyên ngày đầu tiên tôi đã tiêu hết 2.456.000 ngàn. Trên đường về nhà, tôi cứ ngẩn ngơ về số tiền mình vừa tiêu nhưng rồi lại tự nhủ chắc chỉ là ngày đầu tháng thế này thôi.

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Ngày thứ 2, thứ 3, thứ 4 tôi không thấy có khoản phát sinh nào ngoài tiền chợ. À có thêm khoản giấy vệ sinh, giấy ăn, nước mắm, mì chính, bột canh. Tất cả tổng cộng là 250 ngàn. Cộng thêm 3 ngày tiền chợ, tôi tiết kiệm lại hết 750 ngàn. Vậy là 3 ngày tiêu hết 1.000.000 đồng.

Nhưng mới đến mùng 5, tôi đã bị vợ dí vào mặt tiền học của hai đứa con. Tiền học chính của hai đứa hết 3.700.000. Tiền học thêm của đứa lớn hết 1.150.000 ngàn. Mới sáng mở mắt ra tôi đã phải tiêu tới 4.850.000 ngàn. Ấy là còn chưa kể tiền đi chợ nữa chứ. Hai bữa hôm nay có tiết kiệm thế nào cũng sẽ phải mất ít nhất 150 ngàn. Vậy là tròn 5 triệu bạc đi tong trong một ngày. Tối về thay vì ngồi chơi điện tử như mọi bận, tôi lấy máy tính ra cộng số tiền 5 ngày qua đã tiêu: Con số khiến tôi giật mình. Cái gì mà đã hết tới 8.736.000 ngàn. Từ giờ đến cuối tháng còn tới 25 ngày nữa. Số tiền còn lại tôi sẽ làm thế nào đây? Không được, tôi không thể để mình mất mặt với vợ. Tôi phải tiết kiệm lại ngay. Ai dè…

Đã cố gắng mỗi ngày tiền chợ chỉ 200 ngàn thực phẩm càng ngày càng đắt củ xu hào bé tẹo cũng đã 8 ngàn rồi thịt lợn thì tăng chóng cả mặt, một tuần là hết 1.400.000. Tôi nhìn mâm cơm mình mua cho cả nhà mà chán, đúng là chẳng bằng một góc của vợ. Đã thế mới đến ngày thứ 13, vợ đã nhắc tôi:

– Anh nhớ mua cho mẹ và bố thuốc an thần và đau xương khớp hàng tháng nhé. Em chỉ mua tháng 1 thôi, hết lại mua tiếp.

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Tôi nhớ tiền thuốc của bố mẹ tôi mỗi tháng cũng hết 1 triệu bạc rồi. Đó là chưa kể hình như vợ tôi còn biếu bố mẹ tôi 1 tháng 2 ông bà 1 triệu tiền tiêu vặt thì phải. Vậy là mới ngày 13, tôi đã tiêu hết 12.136.000 ngàn. Từ giờ đến cuối tháng còn tận 17 ngày nữa mà số tiền tôi còn trong túi chỉ có 3.864.000 ngàn đấy là tính cả quỹ đen của tôi trong khoản 4 triệu để riêng cho bản thân kia. Không biết còn bao nhiêu khoản phát sinh nữa đây khi tôi nghe thoáng qua thằng lớn đi học phải mua thêm sách vợ và nhà chuẩn bị có đám phải bỏ phong bì 500 ngàn.

Lúc này, tôi mới nghĩ đến vợ mình. Suốt khoảng thời gian qua, tôi chỉ biết đưa tiền cho vợ và số tiền đó, tôi mặc định nó thừa thãi để chi tiêu. Nhưng cho đến hôm nay, khi đích thân mình cầm tiền, chi tiêu từng khoản một, tôi mới phát hiện ra, tôi đã hiểu lầm vợ. Nhìn vào những khoản đã chi, tôi mới biết vợ còn không chi riêng cho mình một khoản nào, chỉ lo riêng cho gia đình còn không đủ. Có nghĩa, những khoản phát sinh thêm, vợ tôi đã phải làm thêm để bù vào. Tôi thấy áy náy, ân hận quá vì đã hiểu lầm vợ. Tôi cầm sổ sách sang, nhìn vợ, nắm tay vợ mà xin lỗi. Từ mai tôi sẽ cố gắng kiếm tiền để lo tốt hơn cho gia đình, để vợ không phải lo toan vất vả một mình nữa.

Tags:
6 lý do sống không nên quá tiết kiệm, tiền nhiều lúc “ra đi” có mang theo được đâᴜ

6 lý do sống không nên quá tiết kiệm, tiền nhiều lúc “ra đi” có mang theo được đâᴜ

Hãy tɾân tɾọng bản thân và hãy thụ hưởng cᴜộc sống một cách tɾọn vẹn từng ngày qᴜa nhiềᴜ cách khác nhaᴜ. Đừng bao giờ nghĩ ɾằng khi nào có tiền thật nhiềᴜ mới có thể thụ hưởng được, đó là ý nghĩ sai lầm và lạc hậᴜ. Dù ở giai đoạn nào của cᴜộc đời, chúng ta cũng nên thụ hưởng dù là ít hay nhiềᴜ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất