Trên tất cả, không thể phủ nhận Nhật Bản là thiên đường dành cho người khuyết tật
Nhật Bản hiện nay trong mắt bạn bè thế giới là một quốc gia tuyệt vời, cơ sở hạ tầng hiện đại, giao thông tiện lợi…
09:30 15/05/2018
Thế nhưng, bạn có biết, thời gian trước, Nhật Bản cũng từng là đất nước nơi người dân “không biết”đi bộ đúng cách, lộn xộn, bác nháo và chỉ toàn là cầu thang. Lúc đó, xứ sở Mặt Trời quả là nỗi ám ảnh với người khuyết tật.
Và chỉ khi cụm từ: Barrier Free ra đời và thay đổi nhận thức của toàn thế giới về người khuyết tật, người ta mới bắt đầu xây dựng môi trường tiện lợi và dễ sống hơn cho những số phận kém may mắn trong xã hội.
Từ đó, cuộc sống của những người khuyết tật len lỏi vào thường nhật như một lẽ đương nhiên. Ít ra là với người Nhật.
Còn ở Việt Nam, tuy vẫn đang có những công trình dành riêng cho người khuyết tật nhưng có lẽ chúng còn quá ít ỏi hoặc tồn tại nhưng bị phớt lờ đi bởi những người “lành lặn”.
1. Gương thang máy
Ảnh: https://www.e-kagami.com/elv_awase.html
Thường xuyên xuất hiện trong thang máy ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Thế nhưng bạn có biết nó dùng để làm gì và cho ai? Chính xác công dụng của nó là để những người đi xe lăn có thể vừa kiểm tra an toàn vừa có thể lùi ra khỏi thang máy. Đến Nhật, các bạn sẽ thấy hầu hết những thang máy tân tiến đều được lắp chiếc gương này.
2.Đoạn đường dốc
Hầu hết cầu thang trên đường hoặc trong bất cứ khu vực công cộng nào cũng đều có một đoạn dốc nghiêng bên cạnh cầu thang. Nó không nhằm mục đích cho bạn lựa chọn một trong hai con đường, mà nó phục vụ riêng cho cộng đồng người khuyết tật.
Ảnh: http://www.tesuriya.com/case/2008/11/post-17.html
Hoặc những nơi không thể xây dựng đoạn đường như trên, người ta sẽ lắp hệ thống cầu trượt như hình chỉ khi có người sử dụng.
Ảnh: http://kaigo-miniroku.com/item/117.html
3. Thang máy lên cầu thang
Ảnh: http://www.shinkosangyo.co.jp/example/post-1.html
Hệ thống thang máy dành riêng cho người đi xe lăn được lắp đặt riêng tại một số nhà ga nhất định. Hoạt động như những thang cuốn lớn đưa người lên theo trục dọc cầu thang bộ. Dù có những nút bấm tự động để người ngồi trên thang có thể tự điều khiển nhưng như các bạn đang thấy, vẫn có một nhân viên nhà ga đi bên cạnh và sẵn sàng giúp đỡ nếu có sự cố.
Hơn nữa, vì giữa tàu và nhà chờ thường có một khoảng cách. Vì vậy người đi xe lăn muốn lên tàu đòi hỏi phải có một tấm ván nối qua. Vì vậy, nhân viên nhà ga sẽ kịp thời làm việc đó và thậm chí liên lạc cho ga tàu mà vị khách sẽ xuống để sẵn sàng tiếp ứng.
Xe buýt công cộng cũng có dịch vụ hệt như vậy. Đặc biệt, các bạn du lịch Kyoto sẽ nhận thấy, khi người khuyết tật lên xe buýt thì một tấm ván sẽ đưa ra đồng thời cả thân xe nghiêng sang trái một chút để đỡ hành khách lên.
Ảnh: http://www.iyotetsu.co.jp/company/free/
4. Vỉa hè
Ảnh: http://www.kubota-c.com/gallery/1748/
Vỉa hè ở Nhật bằng phẳng, sạch sẽ và không hề có xe máy băng ngang, đó là đặc điểm dễ thấy khi bạn dạo quanh các con phố. Khác với Việt Nam, hiện nay xe đạp vẫn có thể chạy trên vỉa hè, tuy nhiên chính phủ Nhật đang từng bước xây dựng đường riêng cho phương tiện này để trả vỉa hè về riêng cho người đi bộ.
Thêm vào đó, giữa các vỉa hè đều lắp đặt con đường mùa vàng, tiếng Nhật gọi là Tenji Burokku (点字ブロック) con đường nổi dành cho người mù. Dựa vào cảm giác dưới lòng bàn chân mà người mù có thể nhận biết đâu là giao lộ, đâu là lối dẫn qua đường.
Nếu để người mù tự bước đi trên những con đường thế này ở Việt Nam thì không biết sẽ nguy hiểm thế nào nhỉ. Trong khi cứ kẹt xe là người ta lại phóng lên vỉa hè như thế.
5. Máy bán hàng tự động
Ảnh: http://www.sara-net.jp/?p=6977
Nhật Bản được mệnh danh là xứ sở của máy bán hàng tự động, thế nhưng không phải mọi người đều có thể sử dụng nó. Nhất là với người di chuyển bằng xe lăn.
Khe nhét tiền xu, hộc đựng nước đã mua, hay khe lấy tiền thối, tất cả đều quá cao so với tầm với của người khuyết tật. Hơn thế nữa, những người mắc khuyết tật về tay còn thêm phần khó khắn khi vươn tới những chỗ này. Những lúc như thế, họ chỉ còn cách bỏ cuộc hoặc nhờ đến người xung quanh mà thôi.
Vì vậy mà chiếc máy dành riêng cho người khuyết tật đã ra đời. Đặc điểm của máy là mọi thứ đều thấp vừa tầm với những người ngồi xe lăn.
Một môi trường sống tốt đi đôi với thái độ tích cực của người xung quanh sẽ giúp cho cuộc sống của người khuyết tật trở nên dễ dàng, có thể người Nhật còn thiếu vế sau nhưng vế đầu thì hầu như họ đang làm rất tốt.
Đến khi nào tôi mới thấy được điều đó ở Việt Nam đây, Barrier Free.
Nguồn: Japo.vn
8 ‘thiên đường ẩm thực’ nhất định phải ghé khi tới Nhật Bản
Xiên gà nướng Yakitori ở Kawagoe, mì udon ở Takamatsu hay bánh Okonomiyaki ở Honshu là những món ăn nằm trong danh sách nhất định phải thử khi ghé thăm những ‘thiên đường ẩm thực’ ở Nhật Bản.