Từ Tokyo đến núi Phú Sĩ Nhật Bản xa không? 10 Điểm phải đến khi tới núi Phú Sĩ
Núi Phú Sĩ cao 3.776 mét được coi là biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Thật thiếu sót khi ta đến Nhật Bản mà không 1 lần đặt chân tới ngọn núi này.
08:00 22/04/2019
Cho dù kế hoạch của bạn khi đến đó là leo núi, tham quan hồ, tắm nước nóng hay mua sắm thì bạn cũng cần phải chọn phương tiện di chuyển cho mình. Cùng khám phá những phương tiện từ Tokyo đến nuí Phú Sĩ rẻ và tiện lợi nhất nhé
1. Khoảng cách từ Tokyo đến núi Phú Sĩ là bao nhiêu?
Núi Fuji hay gọi theo âm Hán Việt là núi Phú Sĩ, thuộc tỉnh Shizuoka Nhật Bản. Tên của ngọn núi này được bắt nguồn từ 1 động từ trong tiếng Nhật: “Fuchi” – nghĩa là bật ra, bung ra. Tính từ thế kỷ 18 (cách đây khoảng 300 năm), ngọn núi này đã phun trào tổng cộng khoảng 10 lần – lần gần nhất là năm 1707.
Tất cả dung nham, tro bụi da 10 lần phun trào kia đã khiến cho thủ đô Tokyo ít nhiều bị che phủ. Ngoài ra, chúng còn tạo cho ngọn núi có đỉnh chóp tự nhiên tuyệt đẹp, hết sức uy nghi và hùng vĩ.
Ngọn núi này cách thủ đô Tokyo chưa đầy 100km về phía Tây Nam
2. Làm thế nào để đi từ Tokyo đến núi Phú Sĩ rẻ nhất?
Cách dễ nhất: Xe buýt đêm đường dài
Hầu hết các du khách muốn tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toàn nhất đều chọn loại phương tiện này.
Vào mùa leo núi Phú Sĩ (từ tháng 7 cho đến tháng 9), bạn có thể bắt xe buýt trực tiếp từ trạm xe buýt cao tốc Shinjuku đến trạm số 5 trên đường Fuji Subaru – nơi khởi hành chặng leo núi ưa thích của du khách tiếp nối với đường Yoshida.
Từ Ga Shinjuku hoặc ga Shibuya ở Tokyo, bạn bắt xe buýt đến thẳng Ga Kawaguchiko. Thời gian dao động trong khoảng 2 đến 2,5 giờ tùy thuộc vào thời điểm cũng như mật độ giao thông.
Từ Shibuya | Từ Shinjuku | Từ ga Kawaguchiko | |
Dịch vụ | Xe buýt Fuji Kyuko | Xe buýt Keio | xe buýt Fujitozan, Fujikyuko |
Vé | 1800 yên /1 chiều | 1750 yên/chiều | 1,540 yên (hay 2,100 cho vé khứ hồi) |
Số chuyến | Cách 2 tiếng có 1 chuyến | cách 1 tiếng có 1 chuyến | Xe buýt cách 1 tiếng sẽ có 1 tuyến vào trái mùa và chạy thường xuyên hơn vào mùa leo núi |
Lưu ý: không có dịch vụ xe buýt sau 21:00 từ Shibuya và sau 23:00 từ Shinjuku.
Shinkansen đến núi Khu vực Fuji
Nếu bạn rủng rỉnh hơn về chi phí cũng như muốn di chuyển nhanh nhất đến núi Phú Sĩ thì hãy sử dụng Shinkansen. Thời gian mất khoảng 105 phút trên tàu Kodama Shinkansen hoặc 89 phút trên tàu Hikari Shinkansen rời ga Tokyo.
Lịch trình
Đầu tiên bạn bắt tàu cao tốc JR Azusa hoặc Kaiji từ ga Shinjuku đến với Otsuki.
Tiếp đó, chuyển sang ga tàu Fujiyuko đến Kawaguchiko, mất khoảng 2 giờ 20 phút để đến nơi. Giá tàu rơi vào khoảng 3,290 yên đến 3,910 yên / 1 chiều (mức giá thay đổi tùy vào ngày bạn đi cũng như núi bạn cần đến (Takao hay Tachikawa).
Bắt tàu thường JR Chuo Special Rapid Service và đi hướng tương tự như JR Azusa. Tuy nhiên sẽ mất thêm 10 hay 20 phút, nhưng giá vé chỉ tốn 2,460 yên/ 1 chiều.
Một vài đường sắt ở Fujikyuko cũng dừng ở ga Fuji-Q-Highland.
Vào những ngày cuối tuần và lễ lớn, bạn có thể lựa chọn tàu Holiday Rapid Fujisan từ Shinjuku đế đến Kawaguchiko. Tàu xuất phát vào 8:14 sáng và dừng ở ga Kawaguchiko trong 1 tiếng 15 phút. Giá vé là 2500 yên cho 1 chiều.
Ngoài ra bạn cũng có thể bắt tàu Rapid Fujisan tương tự vào thứ 6. Tàu sẽ trở về Tokyo vào chiều tối.
Một sự lựa chọn khác của bạn chính là tàu Narita Express trong ngày thẳng từ sân bay Narita đến ga Kawaguchiko.
Tàu di chuyển vào lúc 9:15 sáng và đến Kawaguchiko vào lúc 12:43 trưa. Vé 1 chiều có giá 7,000 yên (gói đầy đủ đủ tiện nghi). Để đặt được vé này tốt nhất bạn hãy đến phòng bán vé của nhà ga thay vì săn lùng nó trên mạng nhé.
Tàu JR Tokaido đến Atami từ ga Tokyo cũng là một lựa chọn đáng xem xét. Sau đó, chuyển đến tàu JR Gotemba đến Mishima ở ga Kozu. Mỗi chuyến mất khoảng 2 tiếng và có giá 1,940 yên/chuyến.
Ở ga Gotemba, bạn có thể bắt xe trung chuyển miễn phí đến trung tâm mua sắm Gotemba Premium hay bắt xe buýt địa phương đến trạm thứ 5 ở Subashiri. Tour du lịch này sẽ giúp bạn có thể vừa du lịch vừa mua sắm dễ dàng (còn có cả suối nước nóng).
Chú ý: Từ tháng 7 đến tháng 11, bạn có thể mua vé tàu Mount Fuji 5th Station đi từ ga Otsuki đến Kawaguchiko, sau đó bắt xe buýt đến trạm thứ 5 ( trạm bắt đầu chặng leo lên đỉnh Fujisan) với giá 3,620 yên. Bạn có thể tiết kiệm đến 700 yên.
Trên đây là các phương án tối ưu nhất và phù hợp mọi đối tượng để di chuyển qua lại giữa Tokyo và núi Phú sĩ.
Mọi thắc mắc và tư vấn, bạn có thể liên hệ MD Việt Nam qua Comment bên dưới nhé. Ngoài ra các bạn cũng nên đọc thêm các bài viết khác hướng dẫn đi lại ở Nhật Bản qua các bài viết dưới đây:
Tokyo cách Kyoto bao nhiêu km? 4 cách đi từ Tokyo sang Kyoto tiết kiệm nhất
Tokyo cách Osaka bao xa? Những phương tiện mà bạn có thể lựa chọn
3. Đến núi Phú Sĩ chơi gì?
Nếu thông qua hướng dẫn của chúng tôi mà bạn đã thành công đến với núi Phú Sĩ thì xin chúc mừng, giờ bạn chỉ còn việc hưởng thụ mà thôi. Nhưng đến núi Phú Sĩ thì chơi được những gì?
Đừng lo lắng, hãy để Laodongxuatkhau.vn tính luôn cho bạn nhé! Dưới đây là 10 địa điểm gợi ý lý tưởng mà bạn nên tham khảo:
Ngôi làng cổ Oshino Hakkai
Địa chỉ: cách thủ đô Tokyo tầm 100km về phía Tây Nam, nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ
Thời điểm lý tưởng để thăm quan ngôi làng cổ từ 8h30 – 9h hoặc sau 4h chiều bạn sẽ không phải chen lấn với du khách.
Hakkai trong tiếng Hán Việt nghĩa là bát hải, nghĩa là tám đại dương. Bởi ngôi làng cổ được nằm giữa hồ Kawaguchi và hồ Yamanaka và được tạo thành từ tám suối nước.
Năm 1934, ngôi làng đã được công nhận là kho báu thiên nhiên của Nhật và đón khách hành hương núi Phú Sĩ đến tẩy trần vào mùa xuân.
Nơi đây không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp mà còn có cả hàng tá những món ăn thơm ngon nức tiếng như: nước nấm hương ấm tốt cho sức khỏe, đậu hũ ngâm trong nước lấy từ núi Phú Sĩ, bánh khoai lang truyền thống hay bánh mochi trà xanh…
Bảo tàng nghệ thuật Itchiku Kubota
Địa chỉ: 2255 Kawaguchi, Fujikawaguchiko-machi, Minamitsuru-gun 401-0304, Yamanashi Prefecture
Số điện thoại: +81 555-76-8811
Đây là nơi bạn có thể khám phá “nghệ thuật” nhuộm tạo nên những bộ kimono có trang trí độc đáo của đất nước Nhật Bản.
Bảo tàng nghệ thuật Itchiku Kubota được lấy tên của nghệ nhân Itchiku Kubota – một người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu và tái tạo nghệ thuật nhuộm và tạo hoa văn kimono.
Nơi đây trưng bày vô số bộ kimono bắt mắt, mang đặc sắc riêng, thể hiện hình ảnh một Phú Sĩ huyền thoại. Kiến trúc của bảo tàng thể hiện lên sự tinh tế, tỉ mỉ của nghệ nhân.
Bảo tàng được bao quanh bởi nhiều cây lá phong, vào mùa thu bạn có thể chiêm ngưỡng sắc vàng cam đỏ của lá phong.
Bạn có thể thưởng thức một tách trà xanh cùng loại bánh truyền thống trong phòng trà ở bảo tàng và thưởng thức quang cảnh xung quanh.
Fuji Chobo no Yu Yurari
Fuji Chobo no Yu Yurari là nơi để bạn trải nghiệm 16 loại nước suối khoáng nóng khác nhau. Nguồn gốc tắm suối nước nóng onsen gắn liền với văn hóa lâu đời của người dân bản địa.
Thuở xưa, khi kết thúc mùa gặt nông dân thường đến các suối nước nóng, mang theo thức ăn và thư giãn trong nước ấm.
Cả nam và nữ đều khỏa thân khi tắm suối, được coi là cách giao tiếp đặc biệt trong văn hóa của người Nhật. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa xóa bỏ khoảng cách, không có ranh giới tầng lớp cao thấp khi đến đây.
Không chỉ để thư giãn mà Fuji Chobo no Yu Yurari còn có những bể tắm ngoài trời, bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh Phú Sĩ từ đây.
Hồ Kawaguchi
Hồ Kawaguchi là một trong những điểm tham quan dễ tiếp cận và mang lại tầm nhìn ngoạn mục nhất khi đến núi Phú Sĩ, đây là một trong 5 hồ bao quanh núi này, Kawaguchi là nơi mà mọi người nhất định phải đến một lần trong đời nếu đi chơi núi Phú Sĩ.
Thời tiết ở đây khá dễ chịu, nếu may mắn bạn có thẻ nhìn thấy hình ảnh núi Phú Sĩ soi bóng mặt hồ.
Cảnh sắc ở đây thay đổi theo từng mùa: Mùa xuân có hoa anh đào, mùa thu có màu vàng đỏ lá phong và mùa đông được nhấn mạnh bằng màu trắng tinh khôi của tuyết. Bạn có thể tận hưởng sắc màu tinh khiết vào 4 mùa tại đây.
Bảo tàng Mori
Bảo tàng Mori nằm bên cạnh hồ Kawaguchi, gần núi Phú Sĩ. Mori mang đậm kiến trúc châu Âu thời trung cổ, với nội thất bên trong được trang hoàng nguy nga, tráng lệ. Vườn hồng là điểm nhấn nhẹ nhàng tôn lên nét sang trọng của bảo tàng.
Cổng vào nơi đi lên bảo tàng
Nơi này còn có tên gọi khác là Khu rừng hộp nhạc Mori, bởi đây là nơi hội tụ của rất nhiều nhạc cụ hộp. Cụ thể là chiếc hộp nhạc lớn nhất thế giới, chiếc organ ống quý giá nhất đều được đặt ở bảo tàng Mori.
Ngôi đền Fujisan hongu Sengen – Taisha
Nằm giữa rừng tuyết tùng, ngôi đền Fujisan hongu Sengen – Taisha có tuổi đời khoảng 1.200 tuổi nằm ở phía bắc của ngọn núi là một trong những ngôi đền tôn vinh nữ thần Konohana Sakuya Hime của núi Phú Sĩ.
Trước đây, người hành hương thường bắt đầu hành trình đi lên núi sau khi cầu nguyện trong ngôi đền này.
Lối đi dài dẫn vào đền rợp bóng tuyết tùng, cùng với đó là nhiều đèn lồng bằng đá và kết thúc tại một cây cầu đá nhỏ bắc qua suối để đến cổng đền cao 18m. Toàn bộ tòa nhà trong đền đều có màu đỏ thắm.
Vào mùa xuân, ngôi đền được bao tùm bởi màu hồng trắng của 500 cây hoa anh đào. Mùa hạ mát mẻ nhờ nằm cạnh hồ Wakutama, nước hồ rất thanh khiết. Và theo tục lệ nơi đây, thường dùng nước tuyết tan để làm sạch cơ thể.
Vào ngày 1 tháng 7 và ngày 26, 27 tháng 8 hàng năm, du khách sẽ đổ về đây để tham dự lễ hội mở và đóng cửa mùa leo núi Phú Sĩ.
Công viên chủ đề Fuji-Q Highland
Nếu bạn là người ưa cảm giác mạnh thì nên dừng chân ở công viên chủ đề Fuji-Q Highland, là nơi nằm sát cạnh núi Phú Sĩ. Là nơi có 3 trong 4 tàu lượn siêu tốc hiện đang giữ kỉ lục thế giới.
Bên cạnh đó là sự rợn gáy của ngôi nhà Bệnh viện ma là thử thách cho bạn. Hoặc nếu không chơi được những trò chơi mạo hiểm bạn có thể ngắm khung cảnh của núi từ các loại đu quay nhẹ hơn.
Xung quanh núi Phú Sĩ có một vài hang động được tạo ra từ quá trình phun nham thạch từ ngày xưa.
Trong đó có động băng Narusawa Hyoketsu và hang gió Fugaku. Lối vào động băng Narusawa Hyoketsu được bao quanh bởi bức tường băng, bên trong là những trụ băng tuyệt đẹp, cao từ 3 – 4m và được chiếu đèn tạo cảm giác huyền ảo.
Hang gió Fugaku nằm khá gần với động băng, là điểm đến yêu thích của nhiều người khi vào hè vì trong hang rất mát và lạnh.
Cáp treo núi Kachikachi
Nếu bạn ngắm núi Phú Sĩ từ hồ Kawaguchi chưa đã, thì bạn có thể chọn một nơi tốt hơn là ngồi cáo treo núi Kachikachi.
Cáp treo núi Kachikachi sẽ đưa bạn đến trạm quan sát trên đỉnh Tenjo ở độ cao 1.075m, nơi có tầm nhìn tuyệt đẹp về ngọn núi này và hồ Kawaguchi.
Bạn có thể nhìn thấy cả rặng núi Southerm Aips từ đây.
Khi đến đây bạn không thể bỏ qua quán trà Tanuki và thưởng thức món bánh bột Tanuki Dango đặc sản của vùng núi này.
Bạn có thể tản bộ trên những con đường mòn giữa các rừng phong, rừng thông và bách dẫn xuống trạm Kawaghuchi-ko.
Trung tâm mua sắm Gotemba Premium OutLets
Bên cạnh một số địa điểm về lịch sử và thiên nhiên, trung tâm mua sắm Gotemba Premium Outlets cũng khá gần núi Phú Sĩ.
Nơi đây tập trung nhiều sản phẩm outlet nhất tại Nhật Bản, kèm theo đó là vô số các mặt hàng cao cấp.
Premium Outlets là trung tâm mua sắm có nhiều nhãn hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.
Ở đây có rất nhiều sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng như: Choloe, Coach… có cả sản phẩm thể thao như Adidas, Nike… mặt hàng đồ gia dụng như Bodum, Le Creuset…
Lưu ý:
Trước khi bước vào khu mua sắm, bạn sẽ được phát một tấm bản đồ về các cửa hàng tiện lợi. Trong trung tâm mua sắm có khá nhiều thương hiệu, giá cả phải chăng, bạn có thể chọn mua được những món đồ ưng ý.
Công viên Yamanakako Hananomiyako
Công viên Yamanakako Hananomiyako nằm bên hồ Yamanaka-ko, gần núi Phú Sĩ. Được biết đến là công viên biển hoa muôn sắc, rộng lớn và được thay đổi theo mùa.
Các loài hoa nở theo từng mùa, mỗi thời điểm sẽ được ngắm những loài hoa khác nhau.
Công viên có dịch vụ cho thuê xe đạp có thể chở tối đa 4 người, bạn có thể sử dụng để vừa đạp xe vừa ngắm cảnh ở đây.
Nơi đây được chia thành nhiều khu vực như: quảng trường có trang bị trò chơi sử dụng nước; công viên chủ đề ngoài trời có dòng thác đổ, nhà kính Floral dome Fura-ra,…
Bạn sẽ được tham gia trải nghiệm ngắm cảnh, vui chơi tại đây sau khi leo núi Phú Sĩ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về núi Phú Sĩ thu thập được và mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình nhằm giúp độc giả có thể hoàn thành du lịch của một cách tuyệt vời nhất mà không có gì nuối tiếc.
Nguồn: TTCVN
Sự tồn tại không phải ai cũng biết của tờ 2000 yên
Ngày 9/4 Bộ tài chính đã công bố quyết định thay đổi thiết kế của đồng tiền hiện hành.