Tuổi già tự lo để không làm khổ con cháu. Cuộc sống này, ai có thân thì người ấy tự lo.

Sau khi tôi chết, con cái cũng không cần mâm cao cỗ đầy làm gì. Hãy hỏa táng rồi rải tro cốt xuống sông, ngày giỗ có cũng được không có cũng chẳng sao.

09:39 04/01/2023

Ở tuổi 60, trải qua hơn nửa đời người tôi hiểu được nỗi lòng của con cái để làm vừa lòng cha mẹ. Nhất là người già, họ càng nhạy cảm trong vấn đề con cái có phụng dưỡng cha mẹ hay không.

Chẳng hạn như con cái thờ ơ với cha mẹ, không nhớ ngày giỗ của ông bà thì sau này bố mẹ chết chúng nó cũng không nhớ ngày giỗ chạp.

Tôi nghiệm ra rằng, cuộc sống này là một chuỗi những muộn phiền, lo toan: bé thì lo thi cử, ra trường thì công ăn việc làm, đến khi lấy chồng thì lo đối nội đối ngoại, đẻ con ra lại lo cho chúng nó ăn học đàng hoàng, đến khi bố mẹ già yếu lại lo phụng dưỡng…Để đến bây giờ nhìn lại chính bản thân tôi, tôi đã vì những mối lo toan đó mà đánh đổi cả thời gian, tiền bạc, sức khỏe và cả niềm vui của chính mình. Thế mà, tôi vẫn bị ông bà trách mắng, nói rằng không quan tâm đến họ đấy thôi.

Nhiều người cũng lạ, sống muốn con cái phụng dưỡng đến lúc chết lại bắt con cái lo ma chay, giỗ chạp tươm tất. Nhưng tôi nghĩ khác, khi bố mẹ còn sống thì phận làm con hãy cố gắng quan tâm và chăm sóc cho trọn chữ hiếu. Còn nếu đã mất rồi, hãy coi như “chết là hết”, hà cớ gì con cái phải hương khói đầy đủ các ngày giỗ trong năm không được sót ngày nào. Khi còn sống đã đủ lo toan rồi, đến lúc chết chi bắt người ở lại vẫn chưa hết lo là sao?

Ảnh minh họa internet

Ngẫm lại những thứ mình trải qua, tôi với ông nhà đã bàn nhau không bắt con cái phải học theo bố mẹ, miễn sao chúng đam mê với cái chúng chọn là được. Chúng tôi cũng không cần con cái phải báo hiếu, chúng tôi đã có riêng một khoản để dưỡng già rồi.

Thế nhưng, khi con cái cần sự hỗ trợ từ cha mẹ thì vợ chồng tôi đều sẵn lòng, kể cả là việc chăm cháu nội ngoại, tôi cũng không phiền hà. Khi con gặp khó khăn trong cuộc sống, tôi sẽ chỉ bảo cho nó bằng những kinh nghiệm mình đã trải qua, cho đến khi nó nói “con có thể tự lo được rồi” thì tôi sẽ dừng.

Tôi dặn đi dặn lại các con, khi bố mẹ chết không cần mâm cao cỗ đầy. Cứ hỏa táng rồi tro cốt rải xuống sông cho mát mẻ. Chúng nó nhớ ngày giỗ thì làm bát cơm quả trứng, còn không nhớ cũng chẳng sao. Thay vì dành thời gian cho người đã khuất, thì hãy dùng thời gian đó để tận hưởng bên con cái của chúng, hoặc dành thời gian cho bản thân để tăng cường sức khỏe, đi du lịch cho biết đó biết đây, hoặc giúp đỡ cộng đồng tùy theo sức của mình.

Cuộc sống có vô vàn điều cần khám phá, các con tôi hãy mặc sức mà tung hoành, không cần lo cho bố mẹ làm gì. Bố mẹ còn khỏe, bố mẹ tự lo được. Đến khi già, bố mẹ có thể vào viện dưỡng lão để không làm phiền các con. Làm cha, làm mẹ tôi chỉ hy vọng con mình được vui vẻ, thoải mái, và sự quan tâm bố mẹ là xuất phát từ đáy lòng chứ không phải từ trách nhiệm của người làm con. Đấy mới chính là ước nguyện lớn nhất của cuộc đời tôi.

Tags:
Bỏ trời Tây sau 20 năm xa xứ, Việt kiều mang 10 triệu USD về tạo việc làm cho hàng trăm người

Bỏ trời Tây sau 20 năm xa xứ, Việt kiều mang 10 triệu USD về tạo việc làm cho hàng trăm người

Sau hơn 20 năm sống ở Canada, ông Nguyễn Thanh Mỹ về Việt Nam xây dựng nhà máy công nghệ cao tại Trà Vinh, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất