Vấɫ ʋả ɱãi ʋẫп ƙɦôпց ρɦấɫ Ɩêп, ɦọc пցɑy 4 Ɩᴜậɫ ɓấɫ ɓiếп ɱà пցười ɫɦàпɦ côпց пào cũпց ɫỏ ɫườпց
Tɦàпɦ côпց ƙɦôпց cɦỉ cầп ɫɦôпց ɱiпɦ ʋà ɱɑy ɱắп, пցười cɦiếп ɫɦắпց cᴜối cùпց ɫícɦ Ɩũy ᵭược ɾấɫ пɦiềᴜ ɓài ɦọc ɫừ ɫɾoпց 4 Ɩᴜậɫ ɓấɫ ɓiếп sɑᴜ ᵭây.
21:55 18/01/2021
1. Quy luật lãi kép: Quý ở tích lũy và kiên trì
Giả sử một tờ giấy rất lớn có độ dày 0.05mm, sau đó chúng ta gấp đôi, rồi lại gấp đôi, gấp đến lần thứ 50, hoặc 100, thì độ dày ban đầu sẽ là bao nhiêu? Nhiều người cho rằng, cũng chỉ là tờ giấy thôi mà, có thể dày tới đâu được chứ?
Câu trả lời trong thí nghiệm của vlogger Nikola Slavkovic trên kênh Youtube của mình sẽ khiến nhiều người kinh ngạc. Người này đưa ra kết luận rằng: Nếu bạn gấp một mảnh giấy dày 0.099mm 103 lần, độ dày của giấy sẽ lớn hơn vũ trụ mà chúng ta có thể quan sát được: 93 tỷ năm ánh sáng, chính xác là vậy.
Thí nghiệm này bắt nguồn từ một bài giảng của Tiến sĩ Karl Kruszelnicki từng làm trên ABC Science Online: "Với một tờ A4 bình thường, lần đầu tiên bạn gấp nó lại một nửa, nó sẽ dài 150 mm và dày 0,1 mm, lần thứ hai dài 75 mm và dày 0,2 mm. Đến lần thứ 8 (nếu bạn có thể đến đó), bạn có một đốm giấy dài 1,25 mm, dày 12,8 mm, độ dày lớn hơn độ dài, và với cấu trúc cứng như thép thì bạn khó có thể uốn cong nó để gấp thêm lần nữa."
Hiện tượng này dựa trên sự gia tăng chiều dày của một tờ giấy khi nó gấp lại một nửa - mỗi lần độ dày của nó tăng gấp đôi và đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để gấp lại nó.
Cho nên, giả định đặt ra là bạn tìm được một tờ giấy đủ lớn và đủ sức để gấp nó liên tục, trang Gizmodo đã đưa ra thông tin rằng:
"Gập đôi tờ giấy ba lần thì nó độ dày bằng móng tay 10 nếp gấp và giấy sẽ dày bằng chiều rộng của một bàn tay.
23 lần bạn sẽ đạt đến một kilomet.
30 lần sẽ đưa bạn ra ngoài không gian. Khối giấy của bạn sẽ cao 100km.
Cứ tiếp tục gấp, 42 lần sẽ đưa bạn lên Mặt trăng.
Gập đến 81 lần, và giấy của bạn sẽ dày bằng 127786 năm ánh sáng, gần như là Thiên hà Andromeda.
Và cuối cùng là 103 lần gập, bạn sẽ ở bên ngoài vũ trụ mà ta có thể quan sát được, ước tính đường kính khoảng 93 tỷ năm ánh sáng.”
Thông qua đó, người ta nhận ra sức mạnh của quy luật bất biến này với bản chất: A sẽ dẫn đến kết quả B, và B sẽ quay ngược lại tăng cường cho A, sau đó A+B cùng tiếp tục chu kỳ.
Giả sử, tỷ lệ lãi kép trong cuộc sống của bạn là gấp đôi (x2), tại ngày thứ n đạt được mục tiêu là kiếm 100 triệu, thì trong ngày thứ bao nhiêu, bạn kiếm được 50 triệu? Câu trả lời là ngày thứ n-1, tức là ngày hôm trước. Chỉ cách biệt 1 ngày, 24 giờ đồng hồ nhưng trị giá 50 triệu.
Nếu bạn buồn chán và bỏ cuộc ở ngày thứ n-2, hoặc thậm chí n-1 thì kết quả nhận được chỉ là con số lẻ mà thôi. Cho nên, thành công và thất bại chỉ cách nhau một bước chân. Hay nói cách khác, trong đại đa số trường hợp, chìa khóa thành công chính là sự kiên trì.
2. Quy luật cây tre: Chịu được mài giũa, chịu được dày vò
Phải mất 4 năm cây tre mới phát triển được 3 cm, nhưng bắt đầu từ năm thứ 5, nó phát triển điên cuồng với tốc độ 30cm mỗi ngày và chỉ mất thêm 6 tuần để đạt độ cao 15 mét. Thực tế, trong bốn năm đầu, tre đã bám rễ sâu tới hàng trăm mét vuông trong đất. Đó là cách chúng kiếm nguồn dự trữ phong phú, tạo đà và sức bật cho sự nhảy vọt về sau.
Con người và vạn vật cũng vậy, cần có sự chuẩn bị phong phú ngay từ ban đầu. Nhưng mấy ai có thể vượt qua quá trình chuẩn bị dài đằng đẵng này?
Mọi nỗ lực đều là khởi nguồn, là gốc rễ cho tương lai. Vì thế, đừng lo lắng mình trả giá nhiều công sức nhưng không nhận được hồi báo tốt đẹp. Đá quý nào cũng cần đánh bóng, người thành công cũng phải trải qua mài giũa. Chịu được luyện rèn mới đủ khả năng gánh vác trách nhiệm, nhân sinh mới có giá trị.
Nhìn sự huy hoàng của người khác, đừng lãng phí thời gian để ganh ghét, vì người đó đã từng trả giá nhiều hơn bạn.
3. Định luật ve sầu: Chịu được tĩnh mịch, giữ được thanh bần
Có một loài ve sầu sống trong lòng đất suốt 13 năm, chịu đựng mọi cô đơn và tĩnh mịch, chỉ hút nhựa cây từ rễ mà sống. Đến tận khi kết thúc giai đoạn ấu trùng, đêm đó, chúng mới lên mặt đất để lột xác và trưởng thành, có thể tự do bay lượn khắp nơi với lớp vỏ cứng cáp hơn khi ngày mới hé lộ.
Câu chuyện trên cho chúng ta một quy luật bất biến, ở đó, phải học cách chấp nhận sự tĩnh mịch, gian khổ mà không biết tỏ cùng ai, đợi đến ngày tích lũy đầy đủ để lấy được thành công cuối cùng, phá kén thành bướm, lột xác thay đổi hoàn toàn.
Như Jack Ma từng nói: “Hôm nay khó khăn, ngày mai còn khó khăn hơn nhưng ngày kia sẽ là ngày tuyệt vời.”
Nếu bạn muốn tạo dựng sự nghiệp, phải bắt đầu từng bước từng bước một, dù người đời không hiểu, không ủng hộ thì cũng nên kiên trì, không bỏ cuộc giữa chừng.
4. Quy luật Breaking Window: Nghiêm khắc với bản thân, đừng bao giờ sa đọa
Nhà tâm lý học thuộc trường đại học Stanford (Mỹ), Philip Zimbardo đã tiến hành một thí nghiệm vào năm 1969. Ông bỏ hai chiếc ô tô hỏng, giống hệt nhau, không bị khóa, cũng không có biển số lần lượt tại khu dân cư giàu có tại California và khu dân cư có thu nhập thấp tại New York.
Sau 24 giờ quay lại, chiếc xe đỗ tại New York bị đập vỡ cửa kính và trộm hết phụ tùng, trong khi chiếc còn lại nguyên vẹn trong hơn 1 tuần. Tới khi Philip Zimbardo dùng búa tạ đập chiếc xe nguyên vẹn, một số người mới hùa theo.
Thí nghiệm này đã gây ra nhiều tranh cãi. Có người cho rằng, tại khu dân cư thu nhập thấp, việc trộm cắp và phá hoại đã trở thành bình thường, bị nhìn nhận một cách thờ ơ, nên những kẻ này thực hiện không ngại ngần. Còn ở khu vực dân cư giàu có, tuy ban đầu không ai nảy ý xấu, nhưng khi có người dần đầu thì họ sẵn sàng hùa theo.
Ví dụ tương tự có thể thấy, trong một địa phương sạch sẽ, người ta không dám vứt đồ lung tung. Nhưng ở chỗ ai cũng tùy tiện vứt rác, đại đa số mọi người vứt rác mà không chút do dự.
Định luật bất biến “cửa sổ vỡ” muốn chúng ta hiểu rằng, mọi người sẽ cố gắng bảo vệ những điều tốt đẹp, và một khi những điều tốt đẹp có dấu hiệu xấu, mọi người sẽ cố gắng biến chúng trở nên tồi tệ hơn.
Có lần một rồi sẽ có lần hai, có lần hai rồi lại thêm nhiều lần nữa, dần dần chúng sẽ trở thành những thói quen, những lối tư duy tiêu cực, khiến bạn càng bước càng xa dần thành công.
Nguồn: Cafef
Có ɫiềп ᵭừпց ᵭếп 2 пơi, ɦếɫ ɫiềп ᵭừпց ցầп ɦɑi пցười
Tɦời пào cũпց ʋậy, ɫɾoпց xã ɦội пցười ցiàᴜ Ɩᴜôп cɦiếɱ ɫɦiểᴜ số. Có пɦữпց пցười ցiàᴜ ᵭếп ɫậп Ɩúc пɦắɱ ɱắɫ xᴜôi ɫɑy, пɦưпց Ɩại có пɦữпց пցười пɦɑпɦ cɦóпց ƙɦᴜyпɦ ցiɑ ɓại sảп. Giữ ᵭược ɫiềп ɦɑy ƙɦôпց ᵭềᴜ пằɱ ở cácɦ sốпց củɑ ɱỗi пցười. Vậy пêп пցười xưɑ ɱới sớɱ ᵭưɑ ɾɑ ɱộɫ Ɩời ƙɦᴜyêп: ʺCó ɫiềп ᵭừпց ᵭếп ɦɑi пơi, ɦếɫ ɫiềп ᵭừпց ցầп ɦɑi пցườiʺ. Đó Ɩà cɦỗ пào ʋà Ɩà пɦữпց ɑi?