Bức tranh về bố của đứa trẻ 5 tuổi khiến nhiều người ám ảnh

Chỉ đơn giản là một bức tranh được trưng bày tại Nhật Bản nhưng những nét vẽ khiến nhiều người ám ảnh và nhìn ra những điều ẩn giấu sâu xa trong đó của một đứa trẻ.

06:00 03/07/2019

Trẻ nhỏ là những tâm hồn mong manh cần được nâng niu và bảo vệ, thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong gia đình trọn vẹn, yêu thương và hạnh phúc. Vì mong manh, non nớt nên chỉ cần một tổn thương nhỏ thôi cũng có thể khiến chúng bị ám ảnh đến suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên nếu để ý kĩ, chúng ta sẽ phát hiện ra suy nghĩ lo sợ hay ám ảnh của đứa trẻ thông qua bài văn hay bức tranh, giống như câu chuyện đang gây hoang mang dư luận ở Nhật bản gần đây.

Vừa qua, tài khoản Twitter @xRUI39 do người phụ nữ tên Rui đã chia sẻ bức ảnh thu hút sự chú ý của dân mạng. Theo Rui, đây là khu vực trưng bày tác phẩm do các em nhỏ vẽ để chuẩn bị ăn mừng Ngày của Cha sắp tới tại siêu thị.

Nhìn hết 1 lượt thì đập vào mắt Rui là bức vẽ gương mặt được tô đỏ, đôi mắt trợn tròn cùng nụ cười đáng sợ với dòng tin nhắn: “Bố đã vất vả rồi, mẹ mau về nhà nhé”. Theo lời nhân viên siêu thị, bức vẽ này được 1 đứa trẻ tầm 5 tuổi mang đến nhưng không rõ tác giả thực sự là ai.

Sau khi được chia sẻ, bức ảnh trở thành đề tài bàn tán của cư dân mạng. Nhiều người tinh mắt phát hiện bên cạnh gương mặt đáng sợ kia là chi tiết 1 người đang nắm vào sợi dây cộng với chiếc ghế bị xô ngã giữa sàn, trông hệt như vụ treo cổ tự sát. Hầu hết mọi người đều nghi ngờ đứa trẻ là nạn nhân bị bạo hành và bức vẽ chính là lời kêu cứu trong vô vọng của em.

Được biết, sau khi nhận được nhiều cuộc gọi và phản hồi về bức vẽ, siêu thị đã tiến hành tháo gỡ nó đồng thời liên hệ, yêu cầu cơ quan chính quyền vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc.

Theo: vietnam9.com

Tags:
Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa 'cuồng' màu rực rỡ của xứ Phù Tang

Lý do geisha Nhật Bản luôn bôi son đỏ, quốc kỳ cũng vẽ mặt trời đỏ hay văn hóa "cuồng" màu rực rỡ của xứ Phù Tang

Không chỉ có lá quốc kỳ, người Nhật Bản còn sử dụng màu đỏ cho hầu hết các công trình, vật dụng trong những dịp đặc biệt.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất