Vợ bệпɦ пặпg, cụ ôпg U80 ɫự ɫrèo cây ɦái 200kg xoài đeɱ lêп ρɦố báп: Ăп báпɦ ɱì, пgủ vỉɑ ɦè
Tuổi đã già và sức đã yếu, пɦưпg cụ ôпg Tô Vĩпɦ Tɦọ (78 ɫuổi, пgụ ɫỉпɦ Tiềп Giɑпg) vẫп cố gắпg ɱỗi ɫɦáпg 2 lầп ɫɦuê xe ôɱ, cɦở ɫɦeo 200kg xoài lêп TP.HCM báп. Ngày ôпg cɦỉ ăп báпɦ ɱì, ɫối пgủ vỉɑ ɦè để có ɫiềп пuôi пgười vợ bị bệпɦ.
03:30 21/04/2021
Ông Thọ chia sẻ, cuộc đời ông nhiều lam lũ. Đến nay, ông vẫn trồng xoài, trèo cây hái trái đem bán. Bán ngoài chợ quê không bù nổi công sức bỏ ra chăm, ông bà dắt díu nhau, đem xoài lên TP.HCM bán đã gần 20 năm.
Tuy nhiên, gần 10 năm nay, bà bệnh không thể giúp ông làm việc nặng. Thương vợ, ông Thọ cũng “cắt luôn cái đuôi”, không cho bà theo lên thành phố. Thế rồi cái nghèo lại thêm “eo”, ông vay ngân hàng để có tiền đầu tư cho mấy gốc xoài của mình”, nhưng đến nay vẫn chưa thoát khỏi vòng quay nợ nần. Tuổi cao, sức yếu, vợ bệnh… số nợ ngày càng cao khiến ông tất tả mưu sinh.
Hằng ngày, ông quần quật ngoài vườn cuốc đất, xới cỏ, hái quả. Hết việc trong vườn, ông tranh thủ chạy xe ôm. Bữa cơm của ông chỉ thường là cơm trắng chan nước mắm, nước tương. Khổ là thế nhưng ông không bao giờ để bạn đời của mình phải rơi nước mắt.
Thương vợ bệnh, cụ ông cố gắng mưu sinh (Ảnh: VietNamNet)
Ông yêu bà từ thời còn trai trẻ. Thời còn sức lực, cả hai cùng nhau làm thuê. Thế rồi vợ bị bệnh, trăm nỗi khổ dồn đổ về phía ông. Dẫu vậy, ông vẫn không một lời than trách, nặng nhẹ với bà. Thời điểm bà bị bệnh, một mình ông đưa, rước bà đi thăm khám. Dù ở bệnh viện hay ở nhà cũng một tay ông săn sóc, lo thuốc cho vợ.
Biết kinh tế eo hẹp, ông chủ động tiết kiệm, ăn uống đạm bạc nhất có thể. Khi đi bán xoài, không có mặt vợ, ông chỉ ăn bánh mì trừ bữa.Khó khăn là vậy nhưng mỗi khi về bên vợ, ông luôn tươi cười, không khi nào để vợ nhìn thấy nét mặt buồn bã, bi quan. Ở tuổi 80, ông vẫn nắm tay vợ, âu yếm nhìn bà và quyết cùng nhau vượt qua bệnh tật.
Ban ngày ông Thọ làm vườn, chạy xe ôm… Tối đến, ông lại vào hiên nhà ngủ. Ông nằm mình trần dưới nền gạch tàu cũ, không giường chiếu, gối chăn. Ông không ngủ trong nhà và nhường lại chiếc giường cũ cho vợ nằm. Khi được hỏi, ông cười: "Nhà trống “toang hoác”, ngủ ở trong hay ngoài cũng như nhau. Tôi ngủ ngoài hiên còn để canh kẻ xấu trộm gà, vịt, xoài…".
Một lần, khi đang lầm lũi bán xoài ở vỉa hè, ông Thọ gặp chị Hạ Âu- một người khách ghé mua và ngỏ ý muốn được lắng nghe câu chuyện đời của ông. Xúc động trước câu nói: “Tôi ăn bánh mì để bớt tiền, đỡ bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tiền đó, tôi để lo cho vợ uống thuốc”, chị quyết định chia sẻ trường hợp của ông lên mạng xã hội.
Ngay sau đó, rất nhiều người đã tìm đến mua xoài. Có người còn quyên góp, ủng hộ ông một số tiền lớn. Chị Hạ Âu cũng xin địa chỉ và trực tiếp về Tiền Giang để thăm, hỗ trợ ông Thọ. Tại đây, chị đã rất xúc động trước tình cảm ấm áp của hai ông bà. Bên cạnh đó, còn rất nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp tiền giúp đỡ họ. Tính đến nay, số tiền quyên góp được hơn 100 triệu đồng.
Mỗi lần lên phố bán xoài, cụ ông đều ăn bánh mì và ngủ vỉa hè (Ảnh: VietNamNet)
Nhìn lại câu chuyện tình đẹp như cổ tích của ông bà, ta chợt nhớ đến câu hát được nhiều bạn trẻ yêu thích: “Ông bà anh yêu nhau thời chưa có tivi Ông bà anh yêu nhau thời chưa có xe hơi…”. Đúng là ở người già, ngoài trải nghiệm sống đáng quý thì họ còn có một tình yêu đáng ngưỡng mộ mà người trẻ cần suy ngẫm.
Nể và phục lắm người đàn ông bản lĩnh như ông Thọ, ở tuổi gần đất xa trời, chân đã yếu và tay đã run, ông vẫn luôn cố gắng lao động miệt mài để kiếm tiền chữa bệnh cho bạn đời, để duy trì sư tồn tại của một gia đình nhỏ bé.
Vậy mà ngoài xã hội kia, nhiều thanh niên trai tráng có đủ điều kiện lại siêng ăn nhác làm, thậm chí còn đổ lỗi cho vợ con cho sự thất bại yếu kém của mình. Có người, thậm chí còn đòi ly dị khi biết bạn đời bị bệnh vì sợ hãi bị liên lụy, sợ mang gánh nặng vào thân.
Cụ ông đã được nhiều người giúp đỡ (Ảnh: VietNamNet)
Thế mới nói, dù hoàn cảnh của ông Thọ tuy nghèo khó nhưng bản lĩnh của ông lại khiến chúng ta nể phục gấp bội lần. So sánh với những kẻ nhiều tiền mà bạc tình bạc nghĩa thì sống như ông Thọ, mới xứng đáng là ‘nam nhi’.
Bên cạnh đó, câu chuyện của ông còn cho thấy một khía cạnh đầy nhân văn của xã hội, ở đó có tấm lòng tử tế của chị Hạ Âu và hàng trăm sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm khi biết chuyện. Ước gì, ai cũng như họ, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh, đừng thờ ơ và vô cảm thì những trường hợp gặp khó khăn sẽ được biết đến và lan tỏa nhiều hơn.
Ở góc độ cá nhân, có lẽ tôi thích tình yêu ngày xưa hơn, bởi nó giản đơn và bền chặt hơn ngày nay nhiều lắm. Chúng ta dễ dàng say đắm người lạ mới quen vài ngày, rồi đổi thay với người đang cận kề êm ấm. Chỉ ân cần lúc mới yêu, rồi chán trường là điều bình thường sau vài tháng.
Tình yêu của mấy chục năm về trước như ông bà mình lại chẳng cần ước hẹn xa vời, cũng chẳng cần đưa nhau đến đất trời Âu Á. Chỉ là thương rồi về thưa ba má, sao cho sớm được ở chung một nhà. Ông câu cá, bà làm rau, cứ thế bên nhau đến mãi về sau như vậy.
Các cặp đôi thời nay, không còn nhiều người đặt mình vào vị trí của đối phương để hành xử yêu thương cho trọn tình trọn nghĩa. Đã nên duyên vợ chồng thì phải biết trân trọng nhau, đừng vì một chút khó khăn mà từ bỏ. Đừng vì ốm đau, bệnh tật mà sợ hãi buông tay, vậy thì hèn lắm!
Gặp được nhau rõ là do ý trời, nhưng quyết định đồng hành cùng nhau hay không, vốn là do ý người. Ngày xưa thứ gì hỏng họ sẽ làm lại. Ngày nay thứ gì đó hỏng họ sẵn sàng bỏ đi. Ngẫm ;ại thấy có chút buồn.