Vo gạo ɫɾực ɫiếρ ɓằпg ɾᴜộɫ пồi cơм ᵭiệп – sαi lầм пɦiềᴜ пgười мắc ρɦải мà kɦôпg ɦαy

Để ɫăпg ɫíпɦ ɫiệп dụпg, пɦiềᴜ пgười dùпg có ɫɦói qᴜeп ʋo gạo ɫɾực ɫiếρ ɫɾoпg lòпg пồi cơм ᵭiệп ʋà ɫiп ɾằпg ᵭây là ɦàпɦ ᵭộпg ʋô ɦại.

20:00 17/12/2020

Cách sử dụng có liên quan mật thiết đến chất lượng sản phẩm. Nhiều bà nội trợ phàn nàn về việc những chiếc nồi cơm điện sau một thời gian sử dụng gặp trình trạng nấu cơm không ngon, cơm chín không đều,... một trong những nguyên nhân chính từ cách sử dụng không đúng quy cách của người dùng. Dưới đây là một số thói quen tai hại mà nhiều người hay mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện.

 Không nên vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện. Ảnh minh họa

Không nên vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện. Ảnh minh họa

Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi

Để tăng tính tiện dụng, nhiều người dùng có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện và tin rằng đây là hành động vô hại. Tuy nhiên, với lòng nồi có chống dính hay không thì nhà sản xuất đều có lớp bảo vệ cho bề mặt lòng nồi để chúng nấu ăn an toàn với người dùng.

Vì thế việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn khiến nó nấu ăn mất an toàn, đặc biệt với nồi chống dính. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó trút gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu.

Cắm điện chung với các thiết bị có công suất cao

Nếu bạn cắm chung ổ điện nồi cơm điện với các thiết bị có công suất hoạt động cao như lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh…sẽ dẫn đến tình trạng điện quá tải gây chập cháy. Bạn nên sử dụng có ổ cắm riêng biệt với các thiết bị trên để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Không lau khô lòng nồi trước khi cắm

Nhiều người thường có thói quen sau khi vo gạo xong cho luôn lõi nồi vào để cắm. Điều này thực sự có hại nếu như bên ngoài lõi nồi có dính nước sẽ làm ướt mâm nhiệt gây nguy cơ chập cháy, rò rỉ điện làm mất an toàn cho người sử dụng.

Dùng một tay cho lõi vào vỏ nồi

Cách này có thể làm hỏng rơle chính của nồi, bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rơ le tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín. Cách dùng chuẩn nhất là người tiêu dùng cần cầm lõi nồi bằng 2 tay và đặt vào vỏ nồi, sau đó nhẹ nhàng xoay nửa vòng phần lõi nồi để rơ le tiếp xúc đều, cơm nấu ra sẽ không bị sượng.

 Cần cầm lõi nồi bằng 2 tay và đặt vào vỏ nồi. Ảnh minh họa

Cần cầm lõi nồi bằng 2 tay và đặt vào vỏ nồi. Ảnh minh họa

Khi muốn hâm nóng cơm liên tục, tạo cơm cháy hay khi ninh/hầm/làm bánh với nồi cơm điện cần nhấn nút "Cook" nhiều lần để nồi đạt mức nhiệt như ý... Việc này dễ khiến lờn rờ le nhiệt nồi cơm, khiến nó bị nhảy nút quá sớm (cơm sống) hay quá trễ (làm cơm khê).

Nên hạn chế tối đa việc phải nhấn nút "Cook" nhiều lần mỗi khi sử dụng nồi cơm điện.

Nồi cơm điện nào cũng có lớp bảo vệ hoặc lớp chống dính nên nếu bạn dùng các dụng cụ lấy cơm bằng kim loại sẽ làm trầy xước, bong tróc lớp bảo vệ/lớp chống dính của nồi cơm. Bởi vậy, để bảo vệ nồi cơm điện nhà mình, hãy chú ý dùng muỗng, đũa lấy cơm bằng gỗ hoặc nhựa.

Vệ sinh khi lòng nồi còn nóng

Có đôi khi người dùng vô ý ngâm luôn lòng nồi cơm điện vào nước khi nó vẫn còn đang nóng ngay sau khi vừa dùng hết cơm hay vừa dùng nồi để ninh, hầm cho tiện vệ sinh. Việc làm này sẽ gây tổn hại với những nồi có chống dính vì gây ra hiện tượng sốc nhiệt, dễ làm hư hại và bong tróc lớp chống dính bề mặt nồi. Khi đó nồi cơm điện nấu ăn sẽ không còn an toàn.

Nên để nồi nguội hẳn sau đó mới vệ sinh. Nếu sợ khó làm sạch các vệt thức ăn bám dính hay cơm cháy, có thể ngâm nồi với nước ấm và nước rửa chén cho mềm vết dơ rồi vệ sinh.

Theo: webtinmoi.net

Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất