Xóɫ ɫɦươпg bé gái xiпɦ xắп 6 пăɱ ɫrời lấy việп làɱ пɦà vì bệпɦ ɦiểɱ пgɦèo
Mới 10 ɫuổi ɱà bé Tốпg Mỹ Aпɦ đã có ɫɦâɱ пiêп ở việп 6 пăɱ ɫrời. Nɦữпg cơп đɑu đã quá queп với Mỹ Aпɦ, пɦữпg cú пgã пɦẹ cũпg có ɫɦể kɦiếп eɱ bị gãy cɦâп do căп bệпɦ uпg ɫɦư quái ác ɦuỷ xươпg.
19:06 18/06/2021
Bé Tống Mỹ Anh (sinh ngày 12/8/2010), gương mặt nhí nhảnh, xinh xắn lúc cô bé cười thì không ai nghĩ Mỹ Anh đang mang căn bệnh bướu ác trong xương và sụn khớp các chi, chỉ cần vận động quá mạnh đột ngột hay ngã nhẹ là cháu có thể bị gãy chân, gãy tay và rất khó lành. Có lúc Mỹ Anh gãy chân mà con phải bó bột suốt nửa năm trời mới lành hẳn.
Nhiều năm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo khiến Mỹ Anh như già trước tuổi, không nhí nhảnh hồn nhiên như những cô bé 10 tuổi khác
Dù có hộ khẩu tại TPHCM nhưng thực tế gia đình Mỹ Anh thuộc diện tạm cư lâu năm, ở quê không có đất đai nên lên đây ở trọ làm thuê gần 10 năm nay.
Từ ngày bé Mỹ Anh phát bệnh hiểm nghèo, chủ nhà trọ thương tình mới cho gia đình anh Tư (Tống Hoàng Tư, sinh năm 1979 và chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, sinh năm 1982, bố mẹ Mỹ Anh), nhập khẩuhường 14, Quận 4, TPHCM để dễ làm giấy tờ, hưởng các chế độ bảo hiểm nhằm giảm chi phí điều trị cho con.
Thấy Mỹ Anh bệnh hiểm nghèo, chủ nhà trọ thương tình cho gia đình bé nhập khẩu để có điều kiện làm các giấy tờ, bảo hiểm cho đỡ chi phí điều trị
Chị Thúy Hằng kể: “Năm 2014, ban ngày vợ chồng em đi làm hồ, khóa cửa phòng trọ để 2 đứa con ở nhà chơi với nhau, khi về thấy đầu bé Mỹ Anh nổi một cục u và kêu đau. Phần thì bận việc, phần vì tưởng con bị té nên u đầu, 2 vợ chồng em cũng không để ý lắm”.
Cho đến khi khối u ở gần thái dương sưng to, bé đau nhức khóc gào thì chị Hằng mới hoảng hốt đưa con nhập viện. Kết quả xét nghiệm phát hiện khối u lớn ở thành sọ, phải phẫu thuật tách bỏ.
“Ban đầu các bác sĩ cũng tưởng khối u lành tính, chỉ cần cắt bỏ là xong. Không ngờ khi vết mổ lành, bác sĩ làm sinh thiết mới biết là u ác tính và có khả năng di căn, phải tiến hành hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư”, chị Hằng nhớ lại.
“Ngày con em nhập viện là thời gian mà vợ chồng em mới mua trả góp chiếc xe máy để làm phương tiện đi làm, mới trả được một nửa thì con bệnh, phải bán cho người ta để có tiền chữa cho con. Mà mổ xong lại phải vào hóa chất, làm sao gia đình em kham nổi!”, chị Hằng nghẹn ngào kể lại.
Những ngày đầu phát bệnh, cơ thể Mỹ Anh teo tóp và có thể chấn thương bất cứ lúc nào, chị Hằng phải vây gối xung quanh nơi con nằm
Những lúc thiếu máu, lên cơn sốt hay vào thuốc, đến cháo cũng không thể ăn thì Mỹ Anh chỉ sống nhờ vào sữa dinh dưỡng
Nhưng những khi khỏe lại, bé lại là cây cười của cả phòng bệnh
Theo bệnh án của Mỹ Anh, bé bị bướu ác của xương và sụn khớp của các chi. Những khối u khiến các khớp chân tay của bé sưng to, hành hạ đau nhức suốt ngày đêm. Có khi đau quá, Mỹ Anh không thể đứng dậy nổi mà nằm liệt trên giường.
Nhờ sự dang tay của bà con, hàng xóm, chủ trọ và nhiều nhà hảo tâm mà nhà chị Hằng được nhập khẩu, bé Mỹ Anh có bảo hiểm y tế để điều trị đỡ tốn kém hơn. Rồi sau 2 năm trời điều trị, bé hoàn tất phác đồ hóa trị, phản ứng tốt với thuốc nên được cho chuyển qua giai đoạn duy trì, chỉ cần uống thuốc đều đặn hàng tháng.
Ngày bé Mỹ Anh được chuyển sang duy trì cũng là thời điểm hè năm 2016, đúng năm bé tròn 6 tuổi nên chị Hằng vui mừng sắm sửa cho con nhập học, đón chào năm học đầu đời, cũng là năm đầu tiên bé hết bệnh.
Chị Hằng nghẹn ngào kể: “Em tưởng đâu đã bắt đầu cuộc sống mới. Vậy mà bé Mỹ Anh đi học được chừng nửa tháng thì tự dưng gãy chân. Đi khám mới biết con bị di căn qua xương làm hủy xương, chỉ tác động nhẹ là gãy”.
Mỹ Anh đã từng điều trị hết 1 phác đồ hóa trị, được chuyển qua duy trì nhưng lại tái phát
Chỉ cần 1 cú ngã cũng có thể khiến bé gãy tay, gãy chân và rất lâu lành
Vậy là cô bé Mỹ Anh nhí nhảnh phải bỏ lớp bỏ trường vào lại bệnh viện, vừa bó bột chữa cái chân gãy, vừa vào hóa chất theo phác đồ mới. Mỗi lúc vào thuốc, nhìn con cắn chặt răng chịu được đựng mà nước mắt chảy dài rồi, rồi đến lúc không chịu nổi, bé cất tiếng khóc cũng là lúc chị Hằng òa khóc cùng con.
“Từ đó đến nay, bé Mỹ Anh vẫn chưa vào xong phác đồ điều trị vì cứ vào được vài toa là con không đáp ứng thuốc, thiếu máu 3 dòng, sốt kéo dài… nên phải đổi thuốc nhiều lần. Mà đến nay thì nhà em túng quẫn quá rồi, cũng không kham nổi tiền thuốc. Có khi đến đợt bé vào thì mình không có tiền, đến khi kiếm đủ tiền vào thuốc thì con sốt, không vào được…”, giọng chị Hằng nghẹn lại.
Hiện tiền công làm phụ hồ của anh Tư cũng chỉ đủ cho gia đình 4 người ăn uống và trả tiền nhà trọ. Còn tiền nằm viện của con chủ yếu nhờ vào tiền chị Hằng làm thêm lúc bé Mỹ Anh không vào thuốc.
Mỗi lúc vào thuốc, nhìn con cắn chặt răng chịu được đựng mà nước mắt chảy dài rồi, rồi đến lúc không chịu nổi, bé cất tiếng khóc cũng là lúc chị Hằng òa khóc cùng con
Nỗi lo mất con luôn thường trực trong lòng chị Hằng
Chị Hằng chia sẻ: “Khi con khỏe, em lấy mối khăn ướt đến từng phòng bán cho các gia đình bệnh nhân ngay trong bệnh viện. Khi nào hết khách thì xuống lấy vé số đi quanh bệnh viện bán. Túc tắc vậy cũng kiếm được một, hai trăm mỗi ngày để lo cho con. Nhưng tiền thuốc đặc trị mỗi đợt vào cả chục triệu đồng thì khó quá”.
“Hàng xóm quanh nhà em cũng toàn là dân làm thuê ở trọ, chủ nhà thì cũng chỉ giúp được một vài lần chớ đâu giúp mình được hoài. Em cũng vay mượn bên ngoài gần 80 triệu rồi, giờ chẳng ai cho mượn nữa. Giờ cứ nghe đến đợt vào thuốc là em chẳng biết làm sao! Mà nhìn con xanh xao, đau đớn vì thiếu máu, thiếu thuốc thì mình không chịu nổi nên đành kêu cứu, mong chờ mọi người giúp đỡ!”, chị Hằng thở dài.
Chị Hằng chỉ biết cố gắng chăm sóc con từng ngày, chưa dám nghĩ ngày mai sẽ ra sao
Bây giờ, chị Hằng chỉ còn cầu mong phép lạ đến với con mình
Tướпg ɫự ɫâɱ siпɦ, ɱệпɦ ɫùy ɫâɱ ɫạo: 3 kiểu ρɦụ пữ kɦiếп пgười cùпg giới còп "ɱê" cɦứ đừпg пói đếп đàп ôпg!
Cổ пɦâп пói có bɑo giờ sɑi " Tướпg ɫự ɫâɱ siпɦ, ɱệпɦ ɫùy ɫâɱ ɫạo", đây là 3 kiểu ɱẫu ρɦụ пữ là пiềɱ пgưỡпg ɱộ củɑ kɦôпg cɦỉ là ρɦái ɱạпɦ ɱà còп là củɑ cɦíпɦ ρɦái đẹρ!