Xóɫ xɑ cảпɦ cậu ɦọc ɫrò пgɦèo bị ɫrườпg giữ ɦọc bạ vì... пợ 550.000 đồпg:"bữɑ cơɱ cɦỉ có cà và ɱuối ớɫ"
Bố mẹ bỏ rơi, Y Hoan sống với ông bà ngoại làm nghề nhặt rác. Cuộc sống quá nghèo, ông bà ngoại nợ nhà trường 550.000 đồng, vì lý do này cậu bé bị giữ học bạ, không được đi học.
17:34 25/07/2021
Y Hoan Buôn Krông (SN 2007) là người Ê Đê, hiện đang sống cùng ông bà ngoại tại Buôn Nui, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Cậu bé bị bố mẹ bỏ rơi, bao năm nay được ông bà ngoại nuôi dưỡng và sống trong sự yêu thương của cả buôn làng. Thế nên, nhắc đến câu chuyện Y Hoan vì nợ 550.000 đồng mà bị trường giữ lại học bạ, khiến em không thể chuyển cấp, khiến nhiều người dân Buôn Nui xót xa.
Y Hoan Buôn Krông bị bố mẹ bỏ rơi từ khi mới 6 tháng tuổi.
Cậu bé lớn lên nhờ sự chăm sóc của ông bà ngoại hơn 70 tuổi.
Trong căn nhà được dựng bằng những tấm ván mỏng, làm từ 10 năm trước, ông Y Liêng Ê Ban (ông ngoại của Y Hoan) ngồi lặng lẽ, vân vê điếu thuốc lá mà chưa dám châm lửa đốt.
Như mọi hôm, giờ này ông Y Liêng Ê Ban đang tất tả bới từng đống rác để kiếm vỏ lon, bìa giấy. Thế nhưng, vết thương ở chân bị nhiễm trùng, hoại tử nên gần tuần nay, ông lão phải ở nhà.
Ông Y Liêng, ông ngoại của Y Hoan năm nay đã 73 tuổi.
Ông lão 73 tuổi, vốn chưa từng đến trường nên chỉ nói được bập bẹ vài câu tiếng Kinh. Trong câu chuyện của mình, ông Y Liêng Ê Ban không giấu được nỗi xót xa trên khuôn mặt khi nhắc đến câu chuyện cháu trai bị nhà trường giữ học bạ dù đã học hết lớp 5.
14 năm trước, Y Hoan chào đời nhưng không biết bố là ai. Khi vừa được 6 tháng tuổi, cậu bé bị mẹ bỏ lại cho ông bà ngoại, rồi đi biệt tích từ đó đến nay.
Vì chân bị nhiễm trùng, hoại tử nên ông Y Liêng Ê Ban không thể đến các bãi rác nhặt phế liệu.
Gần 15 năm, cũng từng ấy thời gian ông Y Liêng Ê Ban cùng vợ phải xoay xở đủ nghề để kiếm sống. Đến khi tuổi đã cao, không thể đi làm thuê, ông chuyển sang nhặt rác. Công việc bắt đầu từ sáng sớm, đến tận 23 giờ đêm giúp ông kiếm được 50.000 đồng mỗi ngày, vừa đủ nuôi 3 người ăn uống.
Ông tâm sự, ngày mẹ Y Hoan bỏ lại con, cậu bé thiếu sữa, thiếu hơi ấm nên cứ khóc ngằn ngặt. Vợ chồng ông Liêng nghèo đến nỗi không mua được cho cháu hộp sữa, hàng ngày phải nấu nước cơm, pha thêm ít đường để nuôi cháu.
Vợ chồng ông Y Liêng Ê Ban từng nghèo đến nỗi không mua được cho cháu hộp sữa.
Ông ngoại của Y Hoan kể lại: "Ngày nó còn nhỏ, vợ chồng tôi có đói cũng phải cho cháu ăn cơm. Đến khi nó lớn hơn, thì ông bà ăn gì, nó ăn cái đấy. Hồi nó 6 tuổi, vì ăn lá sắn, củ mì nhiều quá mà bụng căng cứng, không đi ngoài được, tôi phải sang tận Đắk Lắk để đi xin nghệ về cho nó ăn. Nghệ đắng lắm, nhưng nó vẫn ăn, nên bây giờ nó mới sống được".
Đến tuổi đi học, Y Hoan được ông bà cho đến trường. Mỗi ngày học trên trường một buổi, buổi còn lại thì đi chăn bò.
Thế nhưng đã hơn 14 tuổi, do ăn uống thiếu chất, cậu bé chỉ nhỏ thó, nặng chưa đến 30 kg. Nhiều lúc chăn bò, cơ thể nhỏ bé ấy lại bị con vật lôi đi xềnh xệch, trầy xước khắp cơ thể.
Cậu bé lớp 7 nhỏ thó, nhiều khi bị con bò lôi đi xềnh xệch.
Năm học trước, Y Hoan học xong lớp 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập. Suốt những năm tới trường, thầy cô và bạn bè đều biết hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, mưu sinh trông cậy cả vào tiền ông ngoại em nhặt rác mang đi bán.
Nhưng vì "ăn bữa nay, lo bữa mai", ông bà sức khỏe lại yếu nên thu nhập cũng không bảo đảm, Y Hoan phải nợ trường 550.000 đồng tiền quỹ.
Nhắc đến câu chuyện này, ông lão Y Liêng Ê Ban lại thở dài, giọng ngậm ngùi: "Tôi lên gặp thầy giáo, tôi nói không có tiền để đóng, xin thầy cho rút học bạ mà thầy không cho. Thầy bảo đi làm thì phải có tiền để dành. Nhưng thầy đâu có biết, có khi 3 ngày đi nhặt rác mới được 50.000 đồng".
Vì nhà nghèo mà Y Hoan nợ nhà trường 550.000 đồng tiền quỹ.
Theo bà H'Rê Buôn Krông, bà ngoại Y Hoan, vì lý do này nên dù bạn bè cùng trường đã vào học lớp 6, Y Hoan vẫn chưa được chuyển cấp. Cậu bé nghỉ học 3 tuần, từng tính đến chuyện bỏ học cho đến khi được một cô giáo giúp đỡ.
"Y Hoan khóc miết, hỏi tôi sao mà không được đi học. Tôi mới bảo, nhà mình không có tiền nên không rút được học bạ, thế là nó bỏ đi chăn bò. Cô giáo cũ của nó biết chuyện nên cho tiền trả nợ trường, rồi còn mua thêm quần áo mới cho Y Hoan để nó đi học tiếp", bà H'Rê nhắc lại câu chuyện.
Trước sự việc này, ông Phạm Văn Hiệp, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) cho biết, đơn vị đã nhận được đơn phản ánh sự việc trên tại trường Tiểu học Hà Huy Tập.
Phòng GD-ĐT đã về nắm bắt vụ việc và phân tích để nhà trường nhận ra thiếu sót, cứng nhắc, máy móc của đơn vị.
Cũng liên quan đến sự việc trên, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã ký văn bản gửi UBND huyện Cư Jút, Quỹ khuyến học và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh xác minh thông tin học trò nghèo bị nhà trường giữ học bạ vì nợ 550.000 đồng tiền quỹ.
Tuy nhiên, đã hơn 1 tháng trôi qua, sự việc vẫn đang trong quá trình giải quyết.
Ông Y Liêng không thể đi đến bãi rác kiếm phế liệu nên bữa cơm hàng ngày của 3 người chỉ là cà và muối ớt.
Cũng theo bà H'Rê, những ngày này, khi Đắk Nông đang phòng chống dịch Covid-19, vì không thể đến bãi rác, ông ngoại của Y Hoan chỉ quanh quẩn xung quanh nhà để nhặt nhạnh phế liệu, vỏ chai.
Cuộc sống của gia đình 3 người lại rơi vào túng quẫn, bữa cơm chỉ có món cà đắng giã với muối ớt hoặc lá sắn luộc. Thương cháu nhỏ, ông bà cũng cố kiếm vài đồng để mua cá khô cho cháu ăn.
Ông Nguyễn Sỹ Ánh, Phó Chủ tịch UBND xã Tâm Thắng cho biết thêm, ngoài Y Hoan, vợ chồng ông Y Liêng còn nuôi thêm một cháu trai khác, là anh cùng mẹ khác cha với Hoan. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh trai Y Hoan năm nay 16 tuổi phải nghỉ học để qua Đắk Lắk làm thuê, tự nuôi sống bản thân.
Cɦúc ɱừпg 3 coп giáρ пữ, siпɦ coп ɫrɑi ɫɦì ρɦáɫ ɫài, siпɦ coп gái ɫɦì ρɦú quý, giɑ đìпɦ PHÁT TÀI PHÁT LỘC
Xiп cɦúc ɱừпg 3 coп giáρ пữ пày sɑu kɦi siпɦ coп cuộc sốпg củɑ ɦọ sẽ ɫrở пêп giàu sɑпg, ρɦú quý ɦơп.