Xóɫ xɑ cảпɦ ɱẹ già cɦăɱ coп ɫrɑi liệɫ пửɑ пgười: Cắп răпg пɦìп coп bị пɦữпg cơп đɑu ɦàпɦ ɦạ.
Ngôi пɦà пɦỏ vẫп đìu ɦiu, ở đó пgười ɱẹ già ɫậρ ɫễпɦ cɦốпg gậy bước ɫừпg bước để lo bữɑ ăп cɦo coп ɫrɑi bị liệɫ. Dịρ Tếɫ đếп với ɦɑi ɱẹ coп cũпg cɦỉ ɫrôпg cɦờ vào số ɫiềп ɫrợ cấρ íɫ ỏi.
19:11 01/06/2021
Cơ cực cảnh mẹ con, mẹ vừa xuất viện thì con nhập viện
Tôi gặp anh Hồ Văn Vi (SN 1981, trú tại xóm 7, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) ở bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An những ngày cuối năm. Anh đang chờ được làm phẫu thuật nội soi sỏi tiết niệu. Điều khiến mọi người chú ý là anh bị liệt hai chi dưới phải di chuyển bằng xe lăn, vệ sinh cá nhân và lo cho bản thân mình rất khó khăn.
Nhưng hầu hết thời gian ở đây anh chỉ có một mình. Việc lên xuống chiếc xe lăn hoặc vệ sinh đều phải nhờ những bệnh nhân cùng phòng hoặc người thân của các bệnh nhân này giúp đỡ, cơm anh cũng đặt tại bệnh viện và đến giờ thì họ mang lên.
Xót xa cảnh mẹ già chăm con trai liệt nửa người
Dù bị liệt hai chân phải gắn mình với chiếc xe lăn, mọi sinh hoạt rất khó khăn nhưng những ngày ở viện chờ phẫu thuật anh Vi chỉ có một mình. Bởi người mẹ già cũng đau ốm, đi lại khó khăn không thể ở viện cùng con.
Anh Vi tâm sự: "Ở nhà chỉ có hai mẹ con. Khi mẹ vừa xuất viện thì em lại phải vào viện. Mẹ yếu quá! đi cũng không được nên phải ở nhà. Nhiều lúc em ở viện một mình nghĩ tủi vì thấy ai ở đây cũng có người thân chăm sóc, bên cạnh. Nhưng em lo cho mẹ nhiều hơn, vì mẹ cũng vừa mổ xong về nhà lại đau phải nằm một mình, đi lại không được, nếu lỡ có mệnh hệ gì thì em biết sống với ai".
Hơn 10 năm trước anh Vi không may bị tai nạn giao thông, chấn thương nặng ở đốt sống cổ, xương sống… qua nhiều lần phẫu thuật tại các bệnh viện ở Hà Nội mới may mắn qua cơn nguy kịch. Mặc dù giữ được tính mạng nhưng di chứng để lại vô cùng nặng nề, anh bị liệt hai chi dưới. Từ đó anh gắn mình với chiếc xe lăn.
Dù rất buồn, tủi vì chỉ có một mình nhưng anh lại lo cho mẹ mình nhiều hơn. Ở viện anh đã có các bác sĩ, người cùng phòng nhưng ở nhà mẹ anh chỉ có một mình.
Từ một chàng trai khỏe mạnh, giờ đây anh cảm thấy mình như một gánh nặng, sống chỉ làm khổ mẹ già. Quá trình điều trị với hàng loạt những ca phẫu thuật cũng khiến gia đình khánh kiệt, mẹ anh cũng dần suy sụp, bệnh tật triền miên.
Nhà có 4 chị em nhưng ai cũng nghèo phải chạy ăn từng bữa, bởi thế hai mẹ con chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống qua ngày.
Tết đến rộn ràng khắp muôn nơi, nhưng trong ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con vẫn đìu hiu. Ở đó người mẹ già vẫn chống gậy tập tễnh lo từng bữa cơm cho con.
Bà Trần Thị Nga (SN 1949), mẹ anh Vi vừa từ viện trở về, cũng là lúc anh được chẩn đoán bị sỏi thận, sỏi tiết niệu cần phải phẫu thuật để lấy sỏi ra mới mong cắt được những cơn đau. Vậy là mẹ vừa về thì anh lại vào viện, vì tuổi cao, sức yếu đi lại khó khăn nên bà đành để con trai một mình ở bệnh viện chờ phẫu thuật.
Tết đến ai cho gì ăn nấy
Trải qua ca phẫu thuật nội soi sỏi tiết niệu, may mắn ra Tết anh Vi mới phải tiếp tục làm phẫu thuật sỏi thận. Được về nhà, dù những cơn đau còn chưa dứt nhưng anh đỡ lo hơn vì có thể ở bên mẹ.
Căn nhà nhỏ của hai mẹ con dù Tết đã đến nhưng vẫn đìu hiu đến lạ, ở đó người mẹ già tập tễnh chống gậy lo bữa ăn cho con. Bà bước từng bước khó nhọc, bữa cơm cũng chỉ mớ rau trồng trong vườn làm canh với con mắm kho mặn.
Bữa cơm cũng chỉ có mớ rau ngoài vườn làm thức ăn, bởi cuộc sống của cả hai chỉ trông chờ vào số tiền trợ cấp tàn tật ít ỏi của anh Vi.
"May có các đoàn từ thiện, bà con trong xóm giúp đỡ mới dựng được ngôi nhà mà ở chứ nhà cũ cũng sập lâu rồi. Bây giờ hai mẹ con sống cũng chỉ nhờ ít tiền trợ cấp tàn tật của con chứ tôi làm gì có lương. Tết đến ai cho gì thì ăn nấy thôi chứ có sắm sửa gì đâu", bà Nga tâm sự.
Tết đến, bà cũng cố tìm trong mớ quần áo cũ treo nơi góc bếp một tấm áo tươm tất nhất để giặt lại cho hai mẹ con mặc trong những ngày Tết. Từ ngày anh Vi bị tai nạn, Tết năm nào cũng thế, mẹ chống gậy lê từng bước khó nhọc xuống bếp nhìn mớ rau mà thở dài chát đắng.
Trong góc nhỏ của căn bếp sắp sập, người mẹ cố tìm một vài bộ quần áo giặt lại cho mới để hai mẹ con mặc Tết.
Anh Vi tâm sự: "Nhiều lúc em nghĩ quẩn vì mình sống cũng chỉ làm khổ thêm cho mẹ. Bây giờ vết thương cũ lại tái phát, các bác sĩ bảo phải làm phẫu thuật, điều trị lâu dài. Nhưng nhà em còn gì đâu mà đi viện nữa".
Ngồi trên chiếc xe lăn, nhìn ra ngoài khi nhà nhà rộn ràng sắm sửa, tất bật chuẩn bị đón Tết đôi mắt anh như ngấn lệ. Anh nghĩ đến những ngày tháng mình còn khỏe mạnh, dù chỉ đi làm thuê với đôi đồng tiền công ít ỏi, Tết đến anh lại về với mẹ lo cành đào, sắm bộ quần áo mới cho mẹ, gói bánh chưng…
Đã hơn 10 năm trôi qua anh không còn làm được những việc đó nữa, lòng anh nặng trĩu. Tết đến cũng là lúc mẹ con anh biết trông vào chút tiền trợ cấp ít ỏi, đôi suất quà từ địa phương, đoàn từ thiện.
Bà Nga tuổi đã cao, đau ốm thường xuyên, đi lại rất khó khăn, bà chỉ lo lỡ mình có mệnh hệ gì thì không ai chăm sóc cho con trai.
Bà Nga buồn rầu: "Tết có gì thì ăn nấy thôi. Cái lo nhất là bệnh tình cho con, ra Tết các bác sĩ bảo phải nhập viện vì chấn thương ở cột sống lại tái phát, nó đau lắm, tôi thương con lắm nhưng hoàn cảnh thế này thì biết phải làm sao".
Chúng tôi rời đi, căn nhà nhỏ lại rơi vào tĩnh lặng, trước cửa anh Vi ngồi trên chiếc xe lăn nhìn ra, người mẹ già lại trở vào căn bếp xập xệ tiếp tục chuẩn bị bữa cơm. Không biết, qua Tết mẹ con bà có vay nổi tiền mà đưa con đi viện, để làm phẫu thuật, hay đành phải cắn răng nhìn con bị những cơn đau hành hạ.
4 loại ɫɦực ρɦẩɱ ɱàu ɫrắпg ăп пɦiều пgoп ɱiệпg пɦưпg làɱ ɦỏпg gɑп, ɫɦậп ɫừпg пgày
Troпg cuộc sốпg, có пɦiều ɱóп пgoп ăп vừɑ đủ sẽ rấɫ ɫốɫ cɦo sức kɦỏe пɦưпg kɦi ăп quá пɦiều lại ρɦảп ɫác dụпg. Đặc biệɫ là 4 loại ɫɦực ρɦẩɱ ɱàu ɫrắпg dưới đây, ăп пɦiều rấɫ пgoп пɦưпg cũпg rấɫ ɦại gɑп, ɫɦậп.