Xóɫ xɑ cảпɦ пgười ρɦụ пữ cɦằпg cɦịɫ sẹo, пéп đɑu đớп cứu cɦồпg coп bị uпg ɫɦư ɦàпɦ ɦạ: "đɑu quá ɫɦì lấy ɫɦuốc rɑ uốпg"
Thoát chết trong vụ hoả hoạn, khắp người chị Lan chằng chịt sẹo, nhưng chị vẫn phải nén đau đớn, tất tả ngược xuôi mưu sinh để cứu tính mạng chồng con đang bị ung thư hành hạ.
22:21 15/08/2021
Thoát chết trong vụ hoả hoạn, chị Lan bị bỏng 80% trên cơ thể
Gió mùa khô như cuốn theo bao cái lạnh của núi rừng, thốc từng cơn vào căn nhà gỗ của vợ chồng anh Vũ Văn Bắc và chị Trần Thị Lan (thôn 3, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông).
Căn nhà đơn sơ, nằm trơ trọi giữa quả đồi toàn cỏ dại run lên bần bật trước những cơn gió lạnh tê tái. Nếu như không xuất hiện bóng người chui ra chui vào căn nhà ấy, có lẽ nhiều người sẽ lầm tưởng nó đã bị bỏ hoang bao lâu nay.
Người phụ nữ gồng mình nuôi chồng con bị ung thư
Chúng tôi tìm đến đây sau những lời đề nghị khẩn thiết của chị Lan, chủ nhân của căn nhà. Hơn 40 tuổi, mái tóc của người phụ nữ đã bạc quá nửa, cánh tay co quắp lại sau một trận hỏa họan và toàn thân lúc nào cũng được “bọc kín” bên trong bộ quần áo dài.
Dẫn chúng tôi vào bên trong, chính chị Lan cũng chẳng dám gọi đó là căn nhà bởi nó trống trước, hở sau, duy nhất chỉ có một chiếc sập ọp ẹp.
Con trai nằm giường, hai vợ chồng chị trải một manh chiếu nằm ngay phía dưới đất. Mùa mưa cũng như mùa khô, mặt đất vừa là giường, vừa là nơi tiếp khách, cũng là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình.
Sau một vài lời giới thiệu ban đầu, chúng tôi nhanh chóng đi sâu vào cuộc đời vất vả, cơ cực của người phụ nữ khốn khổ ấy. Xuyên suốt cuộc nói chuyện là tiếng rên khe khẽ, dai dẳng của Vũ Việt Công (15 tuổi, con trai chị Lan) vì hàng trăm khối u trên người hành hạ, khiến chúng tôi không khỏi ám ảnh.
Chị Lan nhớ lại, vợ chồng chị từ Bắc vào Đắk Nông lập nghiệp gần 20 năm nay. Cuộc sống của gia đình có lẽ không đến nỗi khó khăn nếu không có trận hỏa hoạn năm 2007.
Ngày ấy số tiền hai vợ chồng dành dụm bao nhiêu năm bị cháy, chị Lan lao vào đám lửa để mong lấy lại thì bị bỏng 80 % cơ thể, nhiều vị trí vết bỏng ăn rất sâu.
42 ngày nằm viện, sau hàng chục ca phẫu thuật cấy ghép da, chị Lan xin chồng về vì trong nhà còn thứ gì giá trị đã mang đi bán hết.
“Chị bảo anh cho chị về nhà nằm chờ chết, chứ chữa trị mãi cũng không có tiến triển. Chị ở đây thì con chị chết đói mất. May mắn khi trở về nhà, vết thương của chị dần dần lành lại, được gần 1 năm thì chị đã khỏi hoàn toàn”, chị Lan bồi hồi.
Đến bây giờ, mỗi khi trái gió, thay đổi thời tiết, những vết thương năm xưa lại hành hạ, khiến nhiều lúc chị Lan như sống dở, chết dở như bị hàng trăm mũi kim đâm. Cuối năm 2019, chị buộc phải cắt bỏ một ngón tay vì lớp da bên ngoài co rút, kéo lệch ngón út về sang một bên.
Cha chịu chết, nhường cơ hội sống cho con
Thời gian cứ thế trôi cho đến đầu năm 2015, trên cơ thể của Công bỗng nhiên xuất hiện những khối u bất thường. Ban đầu chỉ có ở một vài vị trí trên chân, nhưng chỉ một thời gian ngắn, hai bên mạn sườn, cẳng tay, cổ… chỗ nào cũng có.
Đưa con tới khám tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, vợ chồng chị Lan chết lặng khi các bác sĩ chẩn đoán Công bị "Loạn sản sụn - xương, u sụn xương".
Bất kỳ vị trí nào của xương cũng có thể mọc thêm các khối u và nó sẽ hành hạ đứa con trai của anh chị đến suốt cuộc đời. Nếu không được cắt bỏ, những khối u này sẽ phát triển, tác động trực tiếp vào dây thần kinh, gây đau đớn, thậm chí dẫn đến liệt.
Gần 5 năm sau ngày thăm khám ấy, mãi tận cuối năm 2019, gia đình chị Lan mới có kinh phí đưa Công đi phẫu thuật. Khi ấy những khối u đã phình to, khiến hai chân của Công biến dạng, không đi lại bình thường được.
“Những khối u phát triển nhanh, như muốn đâm thủng da thịt thằng bé. Nó đau quằn quại đến nỗi không thể ngủ nổi. Thương con, hai vợ chồng xoay xở khắp nơi mới đủ tiền cho cháu đi phẫu thuật.
Bác sĩ nói, xương cháu đang giai đoạn phát triển, những khối u sẽ tiếp tục mọc, những vị trí quan trọng thì nên mổ để cắt bỏ khối u trước. Hiện tại hàng chục khối u đang phát triển hai bên bẹn, ép chặt tinh hoàn của cháu. Nếu không phẫu thuật sớm thì…”, chị Lan nói rồi bật khóc nức nở.
Gạt ngang dòng nước mắt, chị khẽ đưa đôi tay chằng chịt vết sẹo xoa bóp chân cho con trai. Chị bảo: “Giá mà gia đình có tiền thì cũng cho cháu đi phẫu thuật tiếp. Thế nhưng, cả nhà chỉ trông chờ vào mấy sào đất rẫy với công chị đi làm thuê thì đến bao giờ mới dám nghĩ tới chuyện đó. Bây giờ, anh ấy lại bị ung thư, chỉ ở nhà vậy thôi”.
Anh Bắc cũng mắc phải căn bệnh ung thư xương
Tiếng khóc càng ai oán, nghẹn ngào khi một lần nữa những bất hạnh lại khoét sâu vào cuộc đời của người phụ nữ ấy. Con trai chưa có tiền chữa trị, anh Vũ Văn Bắc phát hiện mình bị ung thư xương.
Mặc dù bác sĩ đã lên phác đồ điều trị hai năm nay, thế nhưng cũng trong quãng thời gian ấy, anh Bắc chưa dám quay lại bệnh viện lần nào nữa. Lý do đơn giản chỉ vì gia đình không có nổi một đồng chạy chữa.
Theo anh Bắc, cuối năm 2018 anh thấy cơ thể đau nhức, không còn làm được việc nặng nên đi khám tại Bệnh viện K Hà Nội. Bác sĩ kết luận anh bị Ung thư xương, cần phải phóng xạ may ra mới giữ được mạng sống.
“Cháu Công còn chưa có tiền chạy chữa, thì gia đình lấy tiền đâu mà phóng xạ. Sống được ngày này thì sống chứ tôi mà đi chữa trị thì lại khổ vợ, khổ con. Không có tiền nên tôi đành uống thuốc cầm cự vậy thôi, cứ lúc nào đau nhức quá thì lấy thuốc ra uống”, anh Bắc nói.
Gánh nặng gia đình đổ lên vai người phụ nữ bị bỏng 80% cơ thể
Người đàn ông 44 tuổi ngước nhìn chúng tôi, đôi mắt cũng ngấn lệ như vợ: “Năm nay gia đình bị cắt hộ nghèo, bệnh tình của cháu lại trở nặng, gia đình đưa đi phẫu thuật mới biết không được hưởng chế độ gì nữa. Bây giờ điều mong mỏi lớn nhất của vợ chồng tôi chỉ là chạy chữa được cho con, nó còn cả một tương lai phía trước, tôi thì chết cũng được”.
Người ɱẹ lɑɱ lũ, cõпg coп ɫrɑi xấu số dưới ɫrời ɱưɑ, kɦấɫ lầп vì kɦôпg có ɫiềп: "Các cô, cɦú cứu cɦáu với!"
Đó là lời khẩn cầu nghẹn ngào của chàng trai dân tộc Thái Lò Vinh Quang. Quang có chỉ định thay khớp háng nhưng gia đình bất lực, mẹ con Quang cõng nhau về quê, chàng trai nguy cơ tàn tật suốt đời...