Xóɫ xɑ cɦị dâu 80 ɫuổi cɦăɱ eɱ cɦồпg 75 ɫuổi ɫàп ɫậɫ, bữɑ пo bữɑ đói: 'Cuộc đời ɫôi đã kɦổ lắɱ rồi..'
(Dân trí) - Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà Tuất sống cuộc đời cô quạnh. Không con cũng chẳng còn chồng, bị tàn tật hai chân, mỗi ngày bà phải thu mình trong căn nhà tạm, bữa đói bữa no cho qua ngày đoạn tháng.
16:11 22/05/2022
Liệt hai chân vì không có tiền chữa bệnh
Ngày cuối năm, theo chân chị Chu Thị Quyết, Bí thư đoàn xã Thọ Cường (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), chúng tôi ghé thăm gia đình bà Nguyễn Thị Tuất (ở thôn 4). Trên con đường làng dẫn vào nhà bà Tuất, chị Quyết không ít lần nói về hoàn cảnh đáng thương của cụ bà tuổi ngoài thất thập.
"Bà Tuất khổ nhất xã, ở cái tuổi đáng lẽ phải được con cháu chăm sóc thì bà lại đang sống cảnh tuổi già cô quạnh, hai chân bị tàn tật sau vụ tai nạn nên bà chẳng đi lại được, người dân ai chứng kiến hoàn cảnh của bà cũng rơi nước mắt", chị Quyết cho hay.
Năm nay đã 75 tuổi, bà Tuất đang sống cô quạnh trong căn nhà tạm.
Xót cảnh cụ bà 75 tuổi tàn tật đôi chân sống một mình trong căn nhà tạm
Theo con hẻm nhỏ vào nhà văn hóa thôn, trong cơn mưa phùn lất phất ngày cuối đông giá lạnh, hiện ra trước mắt chúng tôi là căn nhà lụp xụp nơi cụ Tuất sinh sống. Nói là nhà nhưng thực ra chẳng khác gì căn lều tạm, nhìn quanh chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc giường, một vài cái nồi cũ kỹ với mớ đồ đạc lộn xộn.
Thấy khách đến nhà, bà Tuất với gương mặt nhăn nheo, mắt mờ đục đang vịn tay vào hai chiếc ghế cũ gắng gượng sức lết đôi chân tàn tật từ trên giường ra hiên để chào khách.
"Bà Tuất năm nay đã 75 tuổi, bà không có con và đã mất chồng từ rất lâu. Gần 10 năm qua bà sống một mình", chị Quyết chia sẻ.
Căn nhà tạm của bà Tuất được anh trai xây cho sau khi về ở cùng gia đình ở quê nhà.
Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, bà Tuất kể về cuộc đời mình: "Tôi cũng đã từng có chồng, có gia đình. Năm 1970, tôi có quen với một người đàn ông quê ở xã Minh Châu (huyện Triệu Sơn). Vì ông ấy đã có một đời vợ và đã có con, khi bà ấy qua đời thì ông ấy quen tôi rồi bảo tôi dọn về ở cùng gia đình ông ấy".
Cuộc sống của vợ chồng bình lặng cho đến năm 2014, chồng của bà vì lâm bệnh nên đã qua đời. Sau khi chồng mất, vì không có con nên bà Tuất dọn về quê nhà để sinh sống. Vốn xa quê đã nhiều năm, khi trở về bà Tuất không có đất, cũng chẳng có nhà để ở. Thương em gái một mình khó khăn, gia đình anh trai của bà Tuất đã dựng cho bà một căn nhà tạm để sống tuổi già.
Hằng ngày bà ra đồng bắt ốc, làm vài sào ruộng để kiếm cái ăn qua ngày. Thế nhưng, khi cuộc sống đang tạm yên ổn thì bất ngờ tai ương ập đến với bà, 4 tháng sau khi bà về quê sinh sống thì anh trai cũng qua đời.
Nhìn quanh căn nhà không có gì đáng giá ngoài chiếc giường đã gắn bó với bà Tuất suốt nhiều năm qua.
Đến năm 2019, trong một lần đạp xe đi chợ, bà bất ngờ bị ngã xe, gãy xương hông. Các bác sĩ yêu cầu phải phẫu thuật để nối xương, tuy nhiên vì không có tiền nên bà Tuất đành ngậm ngùi xuất viện về nhà tự điều trị. Kể từ đó, đôi chân của bà không còn đi lại được nữa.
Chị dâu 80 tuổi chăm em chồng 75 tuổi
Trời về chiều, cơn mưa phùn càng thêm nặng hạt, gió rít mạnh từng cơn khiến căn nhà nhỏ của bà Tuất càng trở nên hiu quạnh. Mấy hôm nay gió mùa Đông Bắc tràn về khiến chân bà đau buốt từng cơn, có những đêm bà chẳng thể nào ngủ được.
"Cuộc đời tôi đã khổ lắm rồi, khi cuối đời đến cả đôi chân cũng chẳng còn lành lặn nữa. Đã có những lúc tôi muốn từ bỏ tất cả để ra đi cho nhẹ người nhưng không làm được", bà Tuất nghẹn ngào.
Bữa cơm với tép khô là những gì mà hằng ngày bà Tuất hay ăn.
Theo bà Tuất, suốt 3 năm qua, kể từ khi bị tai nạn gãy chân thì mọi sinh hoạt hằng ngày của bà đều nhờ cậy vào người chị dâu là bà Nguyễn Thị Oanh năm nay đã 80 tuổi.
"Nếu không có chị dâu chắc tôi chẳng còn sống được đến ngày hôm nay, từ bữa cơm đến quần áo, chăn màn, rồi vệ sinh đều một tay chị ấy lo cả. Nhiều năm qua, vì không đi làm ruộng được nên mỗi tháng tôi sống bằng số tiền trợ cấp người neo đơn. Tôi nợ chị ấy quá nhiều rồi", bà Tuất tâm sự.
Vì bị tàn tật 2 chân sau tai nạn, để di chuyển quanh nhà bà Tuất phải dùng đến hai chiếc ghế dài để vịn.
Ngồi cạnh cô em chồng tội nghiệp, bà Oanh chia sẻ: "Tôi chỉ lo sau này khi tôi mất đi, rồi bữa cơm, chén nước ai sẽ là người thay tôi chăm sóc cho cô ấy. Giờ các cháu đều có gia đình, đi làm ăn cả, chúng có thương cũng chỉ cho cô ít gạo ít thuốc, chứ không thể lo mãi cho cô đến suốt đời được".
Bà Oanh kể, có những hôm nhìn em ăn cơm bà chỉ muốn khóc. "Nhiều khi bận quá không kịp nấu cơm, lúc về đến nhà thì thấy em đang ăn cơm nguội với vài con tép khô mà tôi không cầm được nước mắt", bà Oanh tâm sự.
Không con cũng chẳng còn chồng, nhiều năm qua bà Tuất sống bằng tình thương yêu của người chị dâu năm nay đã 80 tuổi.
Nói về hoàn cảnh của bà Tuất, ông Vũ Văn Chính, Trưởng thôn 4, xã Thọ Cường, chia sẻ: "Hoàn cảnh của bà Tuất rất đáng thương, tuổi đã cao nhưng bà lại không còn chồng, không nhà cửa, không có con. Đáng thương nhất là mấy năm trước bà bị gãy chân nên không thể đi lại được nữa.
Nhiều năm qua, chính quyền địa phương cùng bà con lối xóm vẫn thường xuyên kêu gọi, ủng hộ hoàn cảnh của bà. Hy vọng, thông qua Báo Dân trí, các nhà hảo tâm giúp bà vượt qua những khó khăn, để bà có thêm động lực sống tiếp những năm tháng cuối đời".
Trời nhá nhem tối, chúng tôi rời nhà bà Tuất mà lòng nặng trĩu. Hình ảnh cụ bà tóc pha sương ngồi bên hiên với bữa cơm sơ sài bằng vài con tép khô cứ theo tôi trên suốt hành trình trở về.
Mẹ ốɱ, coп gái sợ kɦôпg ɑi пấu cơɱ cɦo ɱìпɦ – Cɑy đắпg ɱộɫ câu cɦuyệп về ɫɦấɫ bại kɦi пuôi dạy coп
Kɦi vào việп ɫɦăɱ ɱẹ, cô gái đã пói: “Mẹ пằɱ ở đây rồi ɫɦì ɑi пấu cơɱ cɦo coп?”.