Xóɫ xɑ cụ ôпg 8 пăɱ đèo vợ cɦạy ɫɦậп quɑ đời vì uпg ɫɦư: Dɑпg dở lời ɦứɑ cùпg về quê
Căп ɫrọ vỏп vẹп 9-10ɱ2, bà Hoài lủi ɫɦủi ɱộɫ ɱìпɦ đi rɑ đi vào. Người cɦồпg đầu ấρ ɫɑy gối ɫừпg cɦăɱ cɦúɫ cɦo bà suốɫ пɦiều пăɱ giờ cũпg để bà ở đó ɱà rɑ đi.
22:53 17/04/2021
"Xóm chạy thận" nằm trong con ngõ nhỏ ở số 121 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội từ lâu đã trở thành căn nhà thứ hai của biết bao nhiêu mảnh đời. Những căn nhà trọ ẩm thấp, chật chội san sát nhau, nhìn đâu cũng thấy thiếu thốn đủ bề nhưng với mọi người nơi đây, chỉ cần có chỗ "chui ra chui vào" như vậy cũng ấm cái thân.
Con ngõ dẫn vào "xóm chạy thận" Hà Nội.
Sống ngay căn nhà trọ đầu ngõ, bà Dương Thị Hoài (sinh năm 1955) đã có 12 năm gắn bó với nơi này. Cùng chồng từ Nam Định lên Thủ đô chữa bệnh từ năm 2009, tới nay chỉ còn một mình bà lủi thủi khi ông cũng đã không may qua đời vì phát hiện bạo bệnh lúc chăm vợ.
Bà Hoài tới nay vẫn đặt tấm hình chụp chung của cả hai làm ảnh nền điện thoại.
Hai tấm thân già nương tựa
Chồng của bà là ông Dương Xuân Chiên (sinh năm 1948), cũng cùng quê Nam Định. Cả hai đưa nhau xa quê từ 12 năm trước kể từ khi bà phát hiện bản thân mắc bệnh suy thận. Căn nhà ở quê vừa mới nhờ cậy các con xây lại cho khang trang nhưng chưa kịp ở đã phải khăn gói lên đường.
Thời điểm mới lên Thủ đô, ông Chiên thuê một căn nhà trọ nhỏ tại "xóm chạy thận" rồi hằng ngày ở bên chăm sóc vợ. Chẳng có xe cũng không có tiền đi xe ôm, ông đắn đo lấy tiền ra tiệm cầm đồ sắm một chiếc xe đạp, bất kể nắng mưa, cứ tới lịch lại đèo bà đến Bệnh viện Bưu Điện để chạy thận.
Hỏi về chồng, bà Hoài không khỏi nghẹn ngào khi nhớ lại câu chuyện năm xưa. Bà mở ra tấm ảnh duy nhất còn giữ về ông mà đăm chiêu. Thời đó, ông đèo bà rong ruổi trên khắp các con phố, cùng trải qua bao khó khăn, nhọc nhằn trong giai đoạn chữa trị ban đầu.
Tấm hình ông đèo bà đi chạy thận được bà lưu giữ bao năm.
Cũng chính hình ảnh hai ông bà trên chiếc xe đạp cọc cạch đã thu hút sự chú ý của phóng viên Điều ước thứ 7. Năm 2012, câu chuyện của bà được đăng tải trên chương trình, nhờ vậy mà cuộc sống khốn khó có thể đỡ đần phần nào thông qua sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Trong căn nhà trọ vỏn vẹn 9-10m2, bà Hoài cho biết hầu hết đồ dùng đều là được cho chứ ông bà chẳng có tiền mua.
Chỗ nấu ăn chung tại khu trọ nơi bà Hoài sống.
Bên cạnh tiền viện phí đều nhờ cậy con cái gửi cho, ông bà cũng cố gắng đi làm thêm kiếm tiền cho bữa cơm hàng ngày. Bà kể lại: "Ngày xưa lúc mới lên thì ông bà cùng nhau đi bán nước và quạt giấy ở cổng bệnh viện mà toàn là đồ được nhà hảo tâm họ đầu tư để mình mang đi bán thôi. Ông bà cứ lóc cóc như vậy kiếm chút tiền tiêu qua ngày, trang trải cơm nước, thuốc thang".
Tận tình chăm sóc cho bà suốt 7 năm, tới năm 2016, gia đình ngỡ ngàng khi phát hiện ông Chiên mắc ung thư đại tràng. Thế là từ người chăm bệnh, ông cũng trở thành người bệnh. Xác định phải đấu tranh với bệnh tật dài dài, hai ông bà nương tựa vào nhau mà cố gắng, hứa hẹn sau có ra đi thì cả hai cùng về quê. "Ông chống chọi với bệnh ung thư chỉ được khoảng 1 năm 1 tháng là bỏ bà ra đi rồi", bà Hoài nghẹn ngào.
Ngồi ngắm ảnh ông, bà bất giác nở một nụ cười hạnh phúc.
"Cứ hát lên cho quên đi sự đời"
Đã 4 năm kể từ khi ông mất, căn nhà trọ vẫn nằm lặng im tại vị trí cũ nhưng giờ đây chỉ có mình bà Hoài đi ra đi vào. Bà cho biết mình có 3 người con, thế nhưng mỗi người một nơi. 2 anh con trai lại đi công tác xa tận Gia Lai, còn cô con gái thì ở Chương Mỹ, Hà Nội. Ai cũng bận bịu với gia đình riêng, lại ở xa nên chẳng thể thường xuyên tới thăm nom mẹ.
"Nhiều lúc nghĩ cũng buồn, nhất là lúc con cái không động viên hoặc không ai quan tâm là mình lại thấy chán, thấy tủi thân. Nhưng mà cũng chẳng biết phải làm thế nào, bà đành hát nghêu ngao cho quên đi. Cứ hôm nào tư tưởng nó buồn, nó chán là lại hát lên để quên hết sự đời đi, khỏi phải nhớ tới nữa", bà Hoài tâm sự.
Nhiều lúc nghĩ phận đời buồn tủi, bà chỉ biết hát cho quên sầu.
Ở mãi thì cũng quen với cái cô đơn. Bà tự lo từng bữa cơm hay chuyến xe ra chỗ chạy thận. Căn phòng chỉ vỏn vẹn 9-10m2, những ngày nồm ẩm lại bốc mùi hôi khó chịu. Sống có một mình chẳng ai chăm lo, dù mệt hay ốm bà cũng vẫn phải "lết thân" dậy để dọn dẹp cho sạch và bớt mùi đi rồi lo giặt giũ, đi chợ cơm nước.
Cuộc sống về già lại bệnh tật chủ yếu nương nhờ các con. Thế nhưng bà cũng hiểu con cái chẳng khá giả gì để mà chu cấp toàn vẹn cho mình nên vẫn cố gắng nhặt nhạnh từng đồng. Bà cho hay: "Từ ngày ông mất tới giờ bà cũng yếu, chân tay đau nên chẳng đi bán được nữa. Thỉnh thoảng đi nhặt vỏ lon hoặc bìa được đồng nào hay đồng đó, chắc chỉ đủ kiếm tiền mua rau".
Bữa cơm đạm bạc hàng ngày của bà Hoài.
Nói về các con, bà Hoài không khỏi nghẹn lòng: "Thương các con lắm. Hàng tháng nó phải bớt xén ra để phục vụ mình suốt 12 năm nay, chưa kể thời điểm mẹ còn chưa chữa xong lại tới bố bệnh. Tới nay chúng nó vẫn còn đang đi ở thuê chứ có phải sống sung sướng gì đâu, nợ lớn chồng nợ bé. Cứ nghĩ là thôi thì trẻ cậy cha, già cậy con nhưng nhiều lúc cũng thấy thương vì tội chúng nó quá, bà giờ già không làm gì được nữa rồi".
"Cái bệnh này làm cho bà buồn. Cũng cảm ơn trời vì bà có mấy đứa con ai cũng có hiếu với bố với mẹ. Chắc chắn là không thể làm mình hài lòng hoàn toàn nhưng chưa bao giờ nghĩ tới chuyện buông bỏ bố mẹ của mình. Nhiều lúc thương bố thương mẹ mà cũng bật khóc", bà tâm sự.
Bà Hoài lúc nào cũng lủi thủi, nhà có tài sản quý nhất là chiếc điều hoà được họ hàng gom góp tặng thì bà không dám bật vì sợ tốn điện.
Ở tuổi gần 70, bà Hoài chẳng có mong ước gì ngoài một sức khoẻ tốt để không trở thành gánh nặng cho con cháu. Bà cho hay: "Ở đời ai chẳng có ước mơ. Nhưng tới giờ thì chỉ mong những ngày cuối đời ông trời cho khoẻ mạnh để có thể tự lực cánh sinh, tự nuôi sống mình chứ không phải phụ thuộc nhiều vào con cháu nữa. Nhưng mà mình cũng biết điều đó không được nữa rồi, giờ sức khoẻ càng ngày càng yếu".
Cuộc sống nơi xóm trọ nhỏ cũng nhiều mảnh đời bất hạnh.
Lắng nghe về phận đời của bà Hoài, ai cũng cảm thấy xót xa. "Xóm chạy thận" trong một ngày trời Hà Nội trở gió lại càng thêm hiu hắt.
Cụ ôпg ɫừ cɦối пɦậп 75 ɫriệu ɫiềп quyêп góρ, cɦỉ xiп giữ lại ɱộɫ íɫ vì ɱuốп giúρ ɫɦêɱ пɦiều ɦoàп cảпɦ kɦác
Mới đây, cô gái ɫừпg giúρ đỡ пɦiều ɦoàп cảпɦ kɦó kɦăп - Pɦóп Nguyễп đã đăпg ɫải câu cɦuyệп về ɱộɫ cụ ôпg ɫừ cɦối пɦậп 75 ɫriệu ɫiềп ɫừ ɫɦiệп với lý do ɱuốп giúρ ɫɦêɱ пɦiều пgười kɦác.